Tục thờ cúng tổ tiên

Một phần của tài liệu Văn hóa làng chài THủY cư trên vịnh hạ long tỉnh quảng ninh hiện nay (Trang 47 - 50)

Từ ngàn đời nay, thờ cúng tổ tiên ông bà đã trở thành một phần quan trọng trong đời sống tâm linh, là phong tục tập quán, chuẩn mực đạo đức và nguyên tắc làm người của người Việt Nam. Với mỗi gia đình người Việt, thờ

cúng tổ tiên là một tín ngưỡng dân gian đặc trưng và có các hình thức khác nhau tuỳ từng vùng miền, từng dân tộc. Với những người dân chài trước đây sống nay đây mai đó thì thờ cúng tổ tiên vẫn là nhiệm vụ thiêng liêng và cao cả.

Đối với các dòng họ lớn sinh sống lâu đời trên vịnh Hạ Long đều có một miếu thờ ông tổ và thờ thần biển đặt ở trên các hang núi gần nơi cư trú (đây có thể coi là nhà thờ họ như nhà thờ họ của dân cư trên bờ). Vào ngày giỗ tổ, ngày rằm, mùng một hay lễ tết hoặc vào các dịp lễ mùa (ngày cuối của các tháng 3,6,9,12 âm lịch) cả họ sửa lễ cầu khấn tổ tiên một cách trang trọng, biểu hiện lịng thành kính của con cháu với những người đã khuất, cầu mong tổ tiên ở thế giới bên kia linh thiêng phù hộ cho các thành viên trong gia đình có sức khoẻ, làm ăn gặp nhiều may mắn. Khác với tập tục của người dân trên bờ, miếu thờ của dòng họ này nhưng những người của các dịng họ khác cũng có thể đến lễ nhờ. Khi cả họ chuyển đi sinh sống nơi khác (thường là do yếu tố tín ngưỡng chẳng hạn với quan niệm khu vực cũ bị động, bị “Hà Bá” quấy nhiễu gây mất mùa cá, gây dịch bệnh hoả hoạn, thuỷ tai... đã cúng giải mà không được) bát hương trong miếu thờ được đem đến nơi ở mới để lập miếu mới.

Trong gia đình người dân thuỷ cư, mặc dù trên những con thuyền rất chật hẹp nhưng ban thờ vẫn được bố trí trang trọng thành kính ở khoang giữa, phía bên trái gọi là bên vn. Cịn trên các nhà bè hiện nay ban thờ được đặt ở gian giữa - nơi bày tỏ lịng thành kính của con cháu với các bậc tổ tiên của mình. Ở nhiều gia đình khơng chỉ có 2,3 bát hương mà có thể lên tới gần chục bát hương, mỗi bát hương biểu hiện tên tuổi của một người đã khuất theo sự truyền miệng của các thế hệ trong gia đình, dịng họ. Nhiều gia đình có tục lệ thờ người đã khuất bằng hình thức tạc tượng.

Trong những ngày lễ, ngày tết hay ngày giỗ, con cháu trong các gia đình ngư dân Hạ Long thắp lên ban thờ một nén nhang, đặt một ít lễ vật bày tỏ tấm lịng thành kính, tưởng nhớ đến tổ tiên, những người đã khuất. Về cơ bản các

ngày lễ, tết của người dân làng chài cũng giống như người dân trên bờ song do điều kiện sống trên biển với nghề đánh cá nay đây mai đó nên các phong tục cũng có nhiều khác biệt, nhiều gia đình khơng tổ chức cúng ơng Cơng, ơng Táo, việc cúng tất niên cũng khác người dân trên bờ. Chiều 30 tết, các gia đình làm 2 đến 4 chiếc thuyền bằng bẹ chuối, trên mỗi thuyền cắm 6 lá cờ đuôi nheo bằng giấy xanh, đỏ, trên thuyền trải giấy đỏ, đặt 1 nhúm gạo, cắm 3 nén hương, khi cúng gia tiên xong, chủ nhà đứng đằng lái, đốt vàng mã, thả thuyền xuống biển để tiễn biệt năm cũ. Các ngày tết Đoan Ngọ, rằm tháng bảy, rằm trung thu không được coi trọng nhưng tết mùng 5 tháng 5 và các ngày 14,15,30 và mùng 1 hàng tháng, vào các ngày cuối của các tháng 3, 6,9,12 lại rất được coi trọng, gia đình nào cũng phải làm lễ gia tiên và cúng Hà Bá, trong lễ ngồi xơi, gà cịn phải có các loại cá Tráp, cá Ngừ, cá Nục (không lấy con màu đen) rửa sạch, để nguyên cả con đem nướng hoặc để sống, đặt ở ngoài khoang, thắp hương cúng thủy thần cho bắt được nhiều cá.

Một phong tục tập quán được người dân làng chài coi trọng trong năm là lễ giở mũi thuyền, đây là một loại lễ khơng thể thiếu trong văn hóa tâm linh của người dân làng chài, lễ thường được tiến hành vào thời điểm sau tết Nguyên Đán. Người chủ gia đình chọn ngày tốt để làm lễ giở mũi thuyền. Ngư dân sắm lễ cúng tổ tiên, cầu xin thần thánh phù hộ độ trì cho việc đi làm ăn trong năm gặp may mắn “thuận buồm, xi gió... xi chèo mát mái” sau đó cho thuyền nhổ neo xuất hành theo một hướng nhất định. Hướng xuất hành phải là hướng đẹp đã được chọn trước, hợp với tuổi của chủ nhà, khơng có vật nào hay thuyền khác chắn trước thuyền của mình (theo quan niệm của ngư dân nếu có vật nào, hay thuyền chắn trước thuyền mình sẽ báo hiệu cả năm làm ăn không thuận lợi và gặp nhiều trở ngại). Đây là một tục lệ vô cùng quan trọng đối với ngư dân, hướng xuất hành làm ăn đầu năm mang theo niềm hi vọng được mùa bội thu trong cả năm đó.

Ngồi các hình thức này, tại các làng chài cịn có một tập tục đã được duy trì trong nhiều năm có liên quan đến việc thờ phụng tổ tiên đó là tục trồng cây nêu. Tục trồng cây nêu của ngư dân vạn chài diễn ra vào thời điểm trước Tết, khi các gia đình quần tụ đơng đủ, sắm sửa, dọn dẹp nhà cửa khang trang để đón tết về. Khơng giống như các vùng miền khác với ý nghĩa để xua đuổi tà ma quấy nhiễu, cây nêu của ngư dân được làm từ chính cây dứa dại - một trong những loại cây phổ biến trên các đảo núi của vịnh Hạ Long. Cây nêu được trồng trước mũi thuyền hoặc treo trên cột buồm chính tuỳ theo mỗi hộ với ý nghĩa là dấu hiệu, đặc điểm riêng của từng gia đình để linh hồn tổ tiên nhận biết mà theo về sum họp cùng con cháu. Bởi các ngư dân ở đây đều tin rằng con người sau khi chết, linh hồn vẫn tồn tại mãi mãi, vẫn lui tới thăm nom, phù hộ cho con cháu.

Một phần của tài liệu Văn hóa làng chài THủY cư trên vịnh hạ long tỉnh quảng ninh hiện nay (Trang 47 - 50)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(122 trang)
w