Lễ hội truyền thống

Một phần của tài liệu Văn hóa làng chài THủY cư trên vịnh hạ long tỉnh quảng ninh hiện nay (Trang 51 - 60)

Lễ hội đình Giang Võng: Một trong những lễ hội truyền thống tiêu biểu nhất của ngư dân làng chài thủy cư là lễ hội đình Giang Võng. Xưa kia lễ hội đình Giang Võng được tổ chức thường xuyên, hàng năm và theo quy định là 5 năm hoặc 10 năm lại tổ chức lễ hội lớn một lần để tưởng niệm Thành Hoàng làng là Trần Quốc Tảng - một danh tướng đời Trần, có cơng lớn trong ba lần kháng chiến chơng quân xâm lược Nguyên Mông nửa cuối thế kỉ XIII. Ông được phong đất và trấn giữ tại An Bang - Quảng Ninh ngày nay. Sau khi ông mất, nhân dân trong vùng đã tơn ơng làm phúc thần, thành hồng.

Lễ hội làng Giang Võng được tổ chức hàng năm vào ngày 10.11(âm lịch), tại eo biển cửa Lục. Trước ngày tổ chức lễ hội Lý trưởng, các trưởng giáp lên danh sách các cai đám - những đinh tráng trong làng mà theo lệ phải chịu trách, nhiệm chu biện lễ vật cho làng trong các kì lễ hội. Ở làng Giang Võng, theo lệ mỗi giáp cắt lượt 05 cai đám, mỗi người phải nộp 30kg thịt, 20kg xôi và10 chai rượu. Làng Trúc Võng cũng cắt cử 05 người làm cai đám sửa lễ, gồm 06 thủ lợn, 120kg thịt, 70kg xôi, 08 chai rượu và số hoa quả trị giá 7 hào.

tạ, nghi thức tế cũng mở cửa đình, trải chiếu ngang, chiếu dọc cho Mạnh bái, Bồi tế…Cịn phần hội cũng có đánh vật, tổ tơm điếm, hát chèo… và vui nhất, sôi động nhất là hội thi bơi chải giữa hai làng. Mỗi làng cử ra hai giáp thành bốn đội, mỗi đội gồm 18 tay chèo, 01 người cấm lái, 01 người đứng cổ vũ. Tất cả tròn 20 người trên mỗi thuyền. Thuyền đua là loại thuyền lẵng bỏ hết mui, vịng và phải là những thuyền có cùng kích cỡ. Trước ngày hội những người được giao phụ trách thuyền của mỗi giáp đã phải lo chọn thuyền, khi đã chọn được con thuyền như ý họ lại phải phơi thuyền, sơn, khảm lại thuyền để giảm thiểu ma sát của con thuyền với mặt nước…Ngoài ra họ cịn phải chọn tay chèo, đó phải là những người thạo chèo, dai sức…Quãng đường đua kéo dài khoảng 04km, đội nào về đích trước sẽ được lĩnh thưởng, phần thưởng thường là tiền.

Ngoài Đại lệ diễn ra vào ngày 10.11(âm lịch), hai làng cịn có Tiểu lệ diễn ra vào ngày 14.2 (của Giang Võng) và 15.2 (của Trúc Võng). Các nghi thức cũng như lễ vật đều giảm hơn so với Đại lệ.

Trải qua thời gian, hội đình Giang Võng đã dần dần bị mai một. Đến tháng 12/2009, lễ hội đình Giang Võng đã được phục dựng lại nguyên gốc, đây là một phần việc nằm trong dự án “Phục dựng, bảo tồn và phát huy một số sinh hoạt văn hoá dân gian của ngư dân làng chài Cửa Vạn trên Vịnh Hạ Long” do Sở Văn hoá Thể thao và Du lịch Quảng Ninh thực hiện.

Lễ rước nước- một hoạt động chính và cũng là nét độc đáo nhất của lễ hội đình Giang Võng đã diễn ra một cách hồnh tráng, quy mơ. Bài vị vua Thuỷ Tề và bình nước thiêng thờ trong đình được rước ra sơng Cửa Lục bằng đội hình thuyền chải mang hình rồng, tàu ghép đơi, các chải nhỏ, hàng chục tàu thuyền rước cờ, nghi trượng trang nghiêm.... Sau khi làm các thủ tục xin nước ngồi sơng, đồn rước cịn được long trọng đưa đón về đất liền bằng hai hàng bát bửu, tàn, lọng, đội lân, đội rồng, trống, chiêng, dàn nhạc bát âm... Lễ rước nước mang ý nghĩa mời thần Thuỷ phủ và các vị thánh linh về đình dự

hội, cầu mong cho trời yên, bể lặng, nhiều cá tơm, ban cho người dân chài Hạ Long có cuộc sống ấm no, tránh được nhiều tai ương, hiểm hoạ. Nước được múc ngồi cửa sơng, nơi có dịng chảy, đón các đàn cá đi qua và được mang về kính cẩn dâng lên ban thờ chính tại đình.

Ngồi phần lễ, phần hội đình Giang Võng cịn diễn ra nhiều trị chơi giải trí mang đậm bản sắc dân tộc như đua thuyền chải, các đám hát giao duyên, thi kéo co, vật dân tộc. Hội đình Giang Võng là nét văn hố đặc trưng tiêu biểu của làng chài, là một trong những thành tố góp phần tơn vinh giá trị văn hố của Di sản thiên nhiên thế giới vịnh Hạ Long.

Lễ hội đền Bà Men: Đền Bà Men nằm trên 1 đảo đá thuộc quần thể đảo Đầu Bê - điểm cực nam của ranh giới di sản thế giới vịnh Hạ Long, tiếp giáp với Cát Bà (Hải Phòng) và đại dương bên ngoài. Đền Bà Men bao gồm: bái đường, hậu cung và hệ thống sân, vườn, do ngư dân tự công đức xây dựng.

Theo truyền thuyết của ngư dân, cách đây khoảng trên 200 năm, ở vùng ven biển miền Trung xa xơi có bảy chị em ruột nọ chèo thuyền đi chơi trên biển không may gặp cơn giông, thuyền lật khiến họ chết đuối và xác bị sóng cuốn trơi dạt lên phía Bắc. Trong số bảy người đó, xác của người chị cả dạt vào Cát Bà (nay thờ ở đình Cát Bà), người thứ hai nay thờ ở đình Gót (cũng thuộc Cát Bà), người thứ ba thờ ở đền Bà Men (tương truyền tên đền bà Men là tên của Bà) ...

Theo các ngư dân kể lại thì đền Bà Men rất thiêng, trước khi đi biển họ thường tới đây thắp hương và thảy đều linh ứng. Vào dịp thán giêng hàng năm, ngư dân vùng vịnh Hạ Long và Cát Bà (Hải Phòng) thường tổ chức lễ hội đền Bà Men. Giống như nhiều lễ hội văn hoá truyền thống của người Việt, lễ hội đền Bà Men cũng có đủ 2 yếu tố: lễ và hội.

Lễ hội đền Bà Men được tổ chức hàng năm vào ngày 20 tháng Giêng hàng năm. Ngày 19 tháng Giêng (tức hôm trước của lễ hội chính), ngư dân quanh vùng (Hạ Long, Quảng Ninh và Cát Bà, Hải Phòng) đã sắm lễ vào tế ở

đền. Ngồi xơi, gà, rượu, hoa quả, bánh kẹo… trong lễ khơng thể thiếu mía, khoai lang dùng để cúng chúng sinh (giống như người trên bờ cúng bằng cháo). Kết thúc phần tế là nghi lễ hoá vàng chiếc thuyền giấy mà các ngư dân đã gửi gắm ở đó bao ước nguyện một năm biển êm, sóng lặng, ra khơi gặp nhiều tơm cá; mọi người, mọi nhà mạnh khoẻ, may mắn…

Điểm khác biệt là lễ hội đền Bà Men khơng có sự tham gia của chính quyền, tổ chức, đồn thể nào trong vai trị tổ chức, quản lý và lễ hội đền Bà Men là của Quảng Ninh (thuộc vịnh Hạ Long) nhưng ban tổ chức lễ hội lại là người Cát Bà (Hải Phòng) do thủ nhang của đền là “trưởng ban” và “phó ban” là 1 ngư dân Cát Bà. Mặc dù “Ban tổ chức” chỉ có 2 người điều hành nhưng cả 2 ngày lễ hội diễn ra rất trật tự.

Ngày chính hội (20 tháng Giêng), sau phần lễ là phần hội. Hội đền bà Men thường được tổ chức bằng cuộc thi bơi chải. Từ sáng sớm, các thuyền của ngư dân đã kéo về đỗ ở khu vực trước đền để chuẩn bị xem cuộc thi bơi chải giữa các làng chài quanh vùng. Các đội chải tham gia cuộc đua gồm: Vạ Giá (tên cũ của Cửa Vạn- theo cách gọi của ngư dân), Kỳ Đà- Cống Đầm, Hà Nam- Hồ Ba Hầm và đội Cao Minh, thuộc xã Cát Hải (Cát Bà). Các đội sẽ bốc thăm, chia cặp đấu chọn đội nhất vào thi chung kết.

Theo quy định, mỗi chải gồm 12 tay chèo và 1 người cầm lái. Trong đó, vị trí người cầm lái là rất quan trọng nên đó phải là những người giàu kinh nghiệm. Theo thể lệ, đường bơi chải xuất phát trước cửa đền tới dãy đảo phía trước (khoảng 400m) rồi quay lại nơi xuất phát. Đội nào về đích trước là thắng. Tiền thưởng của cuộc thi bơi chải được trích từ quỹ cơng đức của đền. Tuỳ theo từng năm mà có những giải thưởng cho phù hợp. Năm 2010 tiền thưởng cho đội nhất được 3 triệu đồng, đội nhì 1,5 triệu đồng và giải 3 là 1,5 triệu đồng.

Lễ hội truyền thống đền Bà Men là lễ hội bày tỏ những khát vọng được bình yên trong cuộc sống của ngư dân thuỷ cư, những con người luôn phải đối mặt với nhiều bất trắc khi lênh đênh trên biển cả.

Trong gia đình ngư dân thuỷ cư Hạ Long, con trai, con gái trưởng thành, thường tự tìm hiểu nhau trong quá trình sinh sống, trong khi thả neo đợi con nước hoặc thông qua mối lái. Sau khi ưng thuận, đôi trai gái báo cáo với bố mẹ hai bên để tổ chức lễ cưới.

Trước kia, khi gia đình nhà trai muốn hỏi vợ cho con, trước tiên họ phải chọn người làm mối, đó phải là người ăn nói tốt có sức thuyết phục để sang nhà gái thưa chuyện. Khi nhà gái ưng thuận, họ sẽ tiến hành các thủ tục sau:

Bước thứ nhất là lễ dạm: nhà trai cử người làm mối, thuyền đến nhà gái mang theo một số lễ vật nhỏ để đặt vấn đề.

Bước thứ hai là lễ hỏi: nhà trai cử đại diện cùng người làm mối mang theo lễ vật gồm trầu, cau, bánh nướng (riêng cau và bánh nướng phải mang số lẻ, vì họ quan niệm số lẻ là số sinh sơi nảy nở ), đi đến để xin ngày dẫn trầu.

Bước thứ ba là dẫn trầu: là bước quan trọng mà nhà trai phải tập trung nhiều lễ vật như: một mâm trầu cau; một mâm bánh nướng; một mâm bánh dẻo; một thủ lợn; một ván xôi; một mâm rượu; một mâm bánh chưng…và chọn các cơ gái trẻ trong chịm,vạn mặc quần áo mớ ba mớ bảy để đội lễ. Ngồi ra, nhà trai cịn phải chọn một người “Bồ đa” (Người đại diện cho họ nhà trai), đây phải là người đã có gia đình, kinh tế khá giả, có đủ con cái, sống hạnh phúc, có tài ăn nói và am hiểu phong tục tập quán. Cùng với “bồ đa”, bố

mẹ chàng trai và những cô gái đội lễ vật theo thuyền tới nhà gái. Trong lễ ăn hỏi nhà trai sẽ đặt vấn đề xin cưới và nếu được sẽ định ngày cưới. Trong lần này phía nhà gái sẽ thách cưới, thơng thường đồ thách cưới là tiền và số lượng tuỳ theo yêu cầu của nhà gái và kinh tế của nhà trai.

Bước thứ tư là lễ cưới: trước lễ cưới khoảng năm ngày hai bên thông gia phải nộp “Cheo” cho quỹ. Nếu người làng lấy nhau thì nộp 3,5đ; nếu lấy người hàng tổng thì nộp 2đ; lấy người hàng huyện thì nộp 4đ; lấy người hàng tỉnh thì nộp 6đ .

Để chuẩn bị cho lễ cưới, nhà trai phải lo đủ số tiền thách cưới theo yêu cầu của nhà gái, ngoài ra họ cịn phải chuẩn bị thêm một ít tiền lẻ kẹp vào thêm với số tiền thách cưới rồi đặt vào một tráp (hay quả khem), trên tráp lại đặt mấy phong bì nhỏ mầu hồng trong có một chút tiền - mấy phong bì này được coi như “chìa khố” để mở tráp nhỏ trên.

Do cuộc sống của cư dân chủ yếu diễn ra trên thuyền, khơng có nhà, đất trên đất liền, tất cả sinh hoạt chỉ diễn ra trong một khoảng không gian chật hẹp bởi vậy, khi tổ chức đám cưới, hai họ thống nhất địa điểm, tập trung 30 đến 40 thuyền của hai họ vào một khu vực, ghép các thuyền lại với nhau thành vòng tròn hoặc đỗ ngang 2 - 3 hàng thành các bè để tổ chức cỗ bàn tiếp đón khách (các thuyền này có thể là thuyền của anh em, họ hàng, láng giềng) và dùng cột buồm, cánh buồm để dựng rạp. Cỗ cưới thường được làm nhiều món từ những hải sản và khơng thể thiếu món gà luộc và giị lụa.

Ngày cưới thuyền nhà gái neo đậu sát nhau, trong đó có một thuyền lớn đặt bàn thờ gia tiên ở trong khoang giữa phía bên phải, trên mặt sạp phía mũi thuyền có chăng ba giải lụa thứ tự từ phía mũi thuyền về phía khoang giữa: dải lụa màu xanh tượng trưng Ngõ khách; dải lụa màu vàng tượng trưng Ngõ

treo; giải lụa màu đỏ tượng trưng Ngõ hoa. Thuyền nhà trai khơng trang trí gì

đặc biệt.

Về y phục: trước đây chú rể mặc áo the khăn xếp đi chân trần, cô dâu mặc áo dài tứ thân, thắt mớ ba, khăn mỏ quạ đội nón. Trong đám cưới, nhà trai, nhà gái đều có vị cao niên gọi là “Chánh sứ”, Chánh sứ phải là nam giới, mặc áo the khăn xếp. Nhà gái và nhà trai đều có ơng bà "Bù đa” (ơng bà mối) và đều là những người lớn tuổi. Ông "Bù đa" mặc áo the khăn xếp, bà "Bù

đa" mặc áo dài, quần lụa, khăn vấn trần. Hai bên nhà trai và nhà gái đều có

một đội hát từ hai đến ba người. Ngồi ra có phù dâu và phù rể, bên nhà trai có người bưng cơi trầu bằng đồng, bưng quả kem nhỏ bằng gỗ (hay là tráp đựng tiền), ấm chén để uống nước. Nhà gái chuẩn bị đĩa hoa.

Nhà trai thường đi đón dâu bằng vài ba thuyền lớn, dẫn đầu là một vị cao niên trong họ được gọi là “Chánh sứ”. Trong lễ cưới thường có hát đám cưới (hay cịn gọi là hát giai gái, hát giao duyên vùng biển). Khi sang thuyền, sau khi chú rể, cô dâu làm lễ lạy tạ tổ tiên thì đại diện nhà trai là “Bù đa” trao tráp đựng tiền cho đại diện nhà gái. Đại diện nhà gái sau khi kiểm đủ số tiền sẽ lấy số tiền lẻ (mà nhà trai đã chuẩn bị sẵn) rồi bù thêm một phần tiền (trong số tiền thách cưới) trao lại cho cô dâu và chú rể trước sự chứng kiến của họ hàng đôi bên để cho họ làm vốn sau này.

Sau mọi lễ nghi, lúc rước dâu nhà gái sẽ cử một số đại diện theo thuyền nhà trai đưa dâu về. Sau khi làm lễ gia tiên, làm lễ nhập phòng xong rồi mới đốt pháo mừng. Nếu như người dân trên bờ, các cặp trai gái, khi cưới nhau phải có buồng riêng thì người dân làng chài họ có thuyền riêng, gia đình nào khá giả thì sắm trước cho đơi vợ chồng trẻ chiếc thuyền mới, gia đình khó khăn thì phịng cưới là thuyền của bố, mẹ.

Đám cưới trước đây thường được tổ chức vào ngày rằm (giữa tháng âm lịch trong mùa cưới từ tháng tám năm trước đến tháng ba năm sau), những đêm giữa tháng trăng sáng, dân chài thường nghỉ đánh bắt và tổ chức nghỉ ngơi, sinh hoạt cộng đồng. Đó cũng là lý do để họ tổ chức các đám cưới vào dịp này.

Ngày nay, đời sống của ngư dân ngày càng phát triển nên họ có đủ các điều kiện để tổ chức một đám cưới theo hình thức hiện đại như người dân trên bờ. Cũng các nghi thức như lễ dạm, lễ hỏi như trước nhưng lễ dẫn trầu thì khơng cịn nữa, các thủ tục trong lễ dẫn trầu đã được gói gọn trong lễ hỏi. Lễ cưới của ngư dân được tổ chức vào những ngày đẹp trong tất cả các tháng (trừ tháng 7 âm lịch), theo nghi thức đời sống mới. Thủ tục thách cưới cũng khơng cịn bắt buộc mà tùy thuộc vào điều kiện kinh tế của từng gia đình, trung bình nhà trai thường chủ động gửi phong bì làm lễ cưới cho nhà gái với số tiền 3 đến 5 triệu đồng. Trong nghi thức có đại diện nhà trai, nhà gái chứ khơng cịn

ông bà mối và phù dâu, phù rể như trước. Nơi tổ chức đám cưới thường được dựng rạp trên các nhà bè ghép lại và trong đám cưới ngày nay, ngoài những thủ tục làm lễ với tổ tiên, thủ tục làm lễ với “Ơng Sơng, bà Bể” cũng được người dân coi trọng, họ cho rằng “Đất có Thổ Cơng, sơng có Hà Bá”, làm lễ để báo cáo với tổ tiên, sông biển là họ đã nên vợ, nên chồng. Trong lễ cưới chú rể mặc comple, thắt cavat, cô dâu mặc áo dài hoặc váy cưới. Ngày cưới của một người nào đó cũng được coi như ngày vui chung của cả dân làng chài. Trong lễ cưới, bữa cỗ cưới cũng được coi trọng hàng đầu, các món ăn đơn giản, tự nấu bằng các hải sản đánh bắt được trước kia đã được thay thế bằng nhiều món ăn sang trọng đặt từ các nhà hàng trên bờ, có đám cịn thuê cả đầu bếp giỏi để nấu cỗ cưới. Thay bằng hát mở ngõ, hát đố, hát giảng ... của đám cưới ngày xưa là “nhạc sống” và băng đĩa mở là vang động cả một vùng biển, thanh niên ngồi lại hát karaoke, có đám cịn nhảy tưng bừng. Tuy nhiên, trong đám cưới của người dân làng chài ngày nay vẫn luôn là một nét đẹp văn

Một phần của tài liệu Văn hóa làng chài THủY cư trên vịnh hạ long tỉnh quảng ninh hiện nay (Trang 51 - 60)