DỰ BÁO VỀ XU THẾ CỦA VĂN HÓA LÀNG CHÀI THỦY CƯ TRÊN VỊNH HẠ LONG

Một phần của tài liệu Văn hóa làng chài THủY cư trên vịnh hạ long tỉnh quảng ninh hiện nay (Trang 92 - 100)

TRÊN VỊNH HẠ LONG

3.1. DỰ BÁO VỀ XU THẾ CỦA VĂN HÓA LÀNG CHÀI THỦY CƯ TRÊNVỊNH HẠ LONG VỊNH HẠ LONG

Phát triển kinh tế - xã hội làng chài thủy cư có ý nghĩa làm thay đổi những quan niệm, những nhận thức của người dân làng chài thủy cư từ truyền thống sang hiện đại, chuyển từ tư duy không chú ý cạnh tranh, phát triển sang nhận thức mới về phát triển bền vững. Người dân làng chài thủy cư được cung cấp những tri thức, những kinh nghiệm, chuyển từ sản xuất kinh nghiệm, mùa vụ, dựa trên cơ sở lao động thể lực với công cụ thô sơ chuyển sang lao động bằng những công cụ đánh bắt hiện đại, đảm bảo vệ sinh môi trường, chuyển từ lao động bằng kinh nghiệm sang việc cho ra đời nhiều nghề mới, những sản phẩm dịch vụ du lịch mang lại giá trị kinh tế cao mà vẫn giữ được bản sắc văn hoá của người dân làng chài thủy cư .

Phát triển văn hoá gắn kết với phát triển kinh tế-xã hội, sẽ góp phần xố đói giảm nghèo, thực hiện tiến bộ, cơng bằng, dân chủ giữa người dân làng chài thủy cư với người dân trên bờ. Văn hố góp phần tạo mơi trường lành mạnh, chống các tiêu cực của kinh tế thị trường, các phản văn hoá xâm nhập vào đời sống tinh thần của người dân. Xây dựng đời sống văn hóa tốt, góp phần nâng cao đời sống tinh thần cho người dân làng chài. Chuyển nơi ở từ con thuyền chật hẹp sang nơi ở mới là các ngôi nhà bè khang trang. Trên các làng chài hiện nay có hàng trăm nhà bè (mỗi nhà trị giá từ hàng chục đến hàng trăm triệu đồng) vừa làm nơi ở, nơi sinh hoạt văn hóa, nơi ni trồng thủy sản và là nơi có thể làm dịch vụ phục vụ khách du lịch trong và ngồi nước. Hiện nay, giữa lịng di sản thế giới vịnh Hạ Long, du lịch làng chài đã nằm trong nhiều tour du lịch của các hãng lữ hành khi tổ chức cho du khách

khi đến tham quan Hạ Long. Người dân nơi này đã phần nào hiểu rằng cuộc sống của họ, các phong tục, tập quán, văn hóa của họ từ xa xưa tới nay và “ngôi nhà” của họ đã trở thành một giá trị không thể thiếu của DSTG vịnh Hạ Long.

Trước những thay đổi của cuộc sống đương đại, văn hóa truyền thống của các làng chài trên vịnh Hạ Long đang phải đối mặt với nhiều thách thức, có nguy cơ bị mai một và nhiều yếu tố văn hóa vật thể, phi vật thể của làng chài đang dần mất đi hoặc thay đổi. Nhiều phong tục tập quán, văn hóa dân gian cũng khơng cịn được duy trì. Quy hoạch bảo tồn và phát huy giá trị Vịnh Hạ Long đến năm 2020, trong đó có bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa làng chài đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, tuy nhiên, tiến độ triển khai thực hiện Quy hoạch còn chậm. Nhận thức của các cấp, các ngành, các địa phương về công tác quản lý, bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa làng chài chưa đầy đủ. Công tác tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức cộng đồng về bảo vệ di sản tuy được triển khai và đẩy mạnh song chưa thực sự sâu rộng, sự chuyển biến về nhận thức của người dân làng chài cịn hạn chế.

Hiện nay, cũng có nhiều người quan tâm đến văn hóa làng chài, cũng có một số chuyên đề nghiên cứu nhắc đến văn hóa làng chài, tuy nhiên chỉ mang tính chất thống kê những giá trị văn hóa truyền thống. Để có mơi trường và dưỡng chất ni sống nền văn hóa ấy cần có mơi trường giáo dục. Thực tế cho thấy, nếu ở đâu trẻ em được hưởng một nền giáo dục thấp, trẻ em không được học hành tử tế thì ở đó rất khó bảo tồn và phát triển văn hóa bản địa của mình, ngược lại, ở đâu con người được hưởng một nền giáo dục phổ cập văn minh và nhân bản, một nền giáo dục làm lộ sáng những tiềm năng, trí tuệ, phát huy khả năng sáng tạo và hướng con người tới đời sống hài hịa giữa lý trí và tình cảm, giữa tâm linh và đời thường, giữa lao động và hưởng thụ, giữa cho và nhận thì ở đó con người có những điều kiện tốt nhất để giữ gìn bản sắc văn hóa, sống văn hóa và làm cho văn hóa trở nên sống động.

Trong những năm tới, đổi mới là xu hướng cơ bản của q trình biến đổi văn hóa.Văn hóa làng chài thủy cư trên vịnh Hạ Long khơng nằm ngồi xu

hướng này.Quá trình phát triển các loại hình kinh tế mới phục vụ khách du lịch là nhân tố quan trọng, tác động trực tiếp vào đời sống của người dân, mang lại những yếu tố tích cực và tiêu cực, tác động khơng nhỏ tới sự biến đổi văn hóa làng chài. Nhiều giá trị văn hóa mới xuất hiện trong đời sống của bà con làng chài như giáo dục đào tạo, chuyển sinh hoạt gia đình từ các con thuyền chật hẹp sang những ngôi nhà bè khang trang, chuyển nếp sống nay đây mai đó sang việc định cư ổn định trên các làng chài. Một số loại hình kinh tế mới xuất hiện như việc nuôi trồng thủy sản trên các lồng, bè, các dịch vụ mua bán hải sản, dịch vụ chèo đò, bán đồ lưu niệm, dịch vụ cho khách cùng ăn, cùng làm, cùng ở ... Các nhân tố này bước đầu đã phát huy tác dụng, tạo ra các giá trị văn hóa mới trong đời sống người dân làng chài. Tuy nhiên, trong thực tế hiện nay, việc bảo tồn, gìn giữ những giá trị văn hóa truyền thống với việc khai thác tiềm năng kinh tế của khu vực này đang có những mâu thuẫn gay gắt, có những tác động, ảnh hưởng trực tiếp đến văn hóa làng chài. Chúng ta khơng thể làm giàu bằng những hoạt động ứng xử kém văn hố đối với di sản văn hóa này. Nhưng việc xử lý, hành động như thế nào để đạt được hiệu quả tối ưu là một cơng việc hết sức khó khăn. Trong khi đó kinh nghiệm của chúng ta cịn thiếu, mọi điều kiện về đầu tư các thiết chế văn hóa cịn nhiều bất cập đối với những yêu cầu đặt ra. Nhưng khơng vì thế mà việc bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa làng chài lại diễn ra một cách bừa bãi thiếu cân nhắc.

Cũng như mọi hiện tượng tự nhiên và xã hội, văn hóa cũng ln nằm trong tiến trình vận động, phát triển và biến đổi khơng ngừng, sự biến đổi và phát triển đó cũng tn theo những quy luật nhất định. Những giá trị văn hóa mới đã góp phần nâng cao đời sống cho bà con ngư dân nhưng mặt khác cũng đem lại những hệ quả tiêu cực. Sự biến đổi văn hóa truyền thống khơng diễn ra một cách hợp quy luật là có kế thừa phát triển, có tiếp thu và loại bỏ mà cái cũ, cái mới đan xen lẫn nhau, cái cũ mất đi, cái mới chưa ra đời tạo sự hụt hẫng trong văn hóa. Tuy nhiên, mỗi di sản chứa đựng những giá trị văn hóa -

xã hội nhất định mà khơng phải lúc nào thế hệ hiện tại cũng có thể hiểu biết một cách cụ thể để có thể phát huy những giá trị ấy. Không những thế, những tác động của cuộc sống sẽ tạo nên những lớp văn hóa khác nhau, vì thế, thế hệ sau sẽ khơng thể biết được những giá trị của di sản đang tồn tại.

Khi nói tới bảo tồn, ta ln nghĩ đến giữ gìn tồn bộ và ngun vẹn đối tượng cần bảo tồn và đối tượng bảo tồn cần thỏa mãn hai điều kiện tiên quyết: một là, nó phải được nhìn là tinh hoa, là một “giá trị” đích thực khơng có gì phải hồ nghi hay bàn cãi. Hai là nó phải hàm chứa khả năng, chí ít là tiềm năng, đứng vững lâu dài trước những biến đổi tất yếu về đời sống vật chất và tinh thần của con người… nhất là trong giai đoạn đổi mới hiện nay với chính sách mở cửa và cơ chế thị trường [53, tr.242].

Trong lĩnh vực di sản văn hóa vật thể, quan điểm bảo tồn nguyên vẹn được nhiều học giả ủng hộ, đặc biệt các nhà bảo tàng học. Nhưng đối di sản văn hóa phi vật thể,

là sản phẩm tinh thần có giá trị lịch sử, văn hoá, khoa học, được lưu trữ bằng trí nhớ, chữ viết, được lưu truyền bằng truyền miệng, truyền nghề, trình diễn và các hình thức lưu giữ, lưu truyền khác bao gồm tiếng nói, chữ viết, tác phẩm văn học nghệ thuật, khoa học, ngữ văn truyền miệng, diễn xướng dân gian, lối sống, nếp sống, lễ hội, bí quyết về nghề thủ công truyền thống, tri thức về y, dược học cổ truyền, về văn hoá ẩm thực, về trang phục, truyền thống dân tộc và những tri thức dân gian khác [73].

Cụ thể là trong bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa làng chài thủy cư trên vịnh Hạ Long, quan điểm bảo tồn trên cơ sở kế thừa là phù hợp.

Quan điểm bảo tồn trên cơ sở kế thừa những giá trị độc đáo của di sản văn hoá làng chài thủy cư là một xu thế mới, những đặc trưng văn hoá sẽ lưu giữ lại và những tập tục khơng cịn phù hợp với đời sống đương đại tự đào

thải. Mặt khác, tác động không nhỏ đến vấn này lại chính là quan điểm quản lý của Nhà nước đối với việc bảo tồn.

Lịch sử phát triển lồi người nói chung và văn hóa của nhân loại nói riêng ln ln diễn ra và phát triển từ thấp đến cao. Xét cho cùng, sự phát triển đó là kết quả vận động của lịch sử, là kết quả tất yếu của sự thay thế phương thức sản xuất từ thấp đến cao hơn, tiên tiến hơn để phù hợp với sự phát triển của lực lượng sản xuất. Song sự tiến bộ của văn hóa có tính độc lập tương đối mà thể hiện chủ yếu của nó là tính kế thừa trong q trình phát triển của văn hóa mà có. Ở đây, kế thừa được hiểu là một phạm trù chỉ mối liên hệ bản chất, phổ biến, khách quan vốn có bên trong sự vận động và phát triển của văn hóa. Do đó, kế thừa là quy luật cơ bản của sự phát triển văn hóa, nó là khái niệm chỉ mối quan hệ bản chất vốn có bên trong sự vận dụng và phát triển của các sự vật hiện tượng, nó chỉ được giữ lại duy trì lại và truyền lại những yếu tố hợp lý, tích cực làm cơ sở, điều kiện cho sự ra đời và phát triển của cái mới, cái tiến bộ. Vì vậy, kế thừa là một quy luật cơ bản, phổ biến in đậm tính đặc thù của một nền văn hóa trong sự phát triển của nó. Vấn đề bảo tồn, kế thừa và phát huy di sản văn hóa của mỗi dân tộc và cả nhân loại ln là nhu cầu tất yếu dặt ra cho tất cả các thế hệ con người, mọi xã hội loài người.

Các dự án về bảo tồn và phát huy di sản văn hố làng chài, cơng tác điều tra, sưu tầm giá trị văn hóa phi vật thể trên vịnh Hạ Long đã đạt được nhiều thành tựu nhất định. Với những dữ liệu thu thập được, các di sản văn hoá phi vật thể làng chài đã được phát huy một cách đắc lực nhất với việc là nguồn tư liệu phục vụ cho việc giảng dạy trong các trường đại học, việc tra tìm, nghiên cứu của các nhà nghiên cứu, cũng như việc quảng bá trên các phương tiện truyền thông đại chúng [53, tr.249].

Như vậy, với hai quan điểm bảo tồn, muốn bảo tồn và phát huy di sản văn hoá làng chài chúng ta sẽ vận dụng quan điểm bảo tồn trên cơ sở kế thừa thì mới có thể phát huy được hết tiềm năng đồng thời vẫn bảo tồn được đặc trưng của di sản văn hoá làng chài thủy cư trên vịnh Hạ Long.

Trong giai đoạn hiện nay, các di sản văn hoá làng chài thủy cư chỉ là nguồn dữ liệu khơng thơi chưa đủ, vì thế, chúng ta cần phải có những nghiên cứu nhằm bảo tồn và phát huy chúng trong đời sống đương đại, đưa các di sản văn hoá từ là tiềm năng trở thành nguồn lực chính cho sự phát triển kinh tế du lịch. Muốn làm được như vậy chúng ta cần thiết phải có những nghiên cứu chuyên sâu, đánh giá được giá trị, tìm ra đặc trưng di sản, vận dụng những quan điểm về quản lý di sản và đưa ra một số chính sách về quy hoạch tổng thể văn hố làng chài nhằm mục đích để người dân tự bảo tồn và phát huy di sản của họ.

Một vấn đề đặt ra trong công tác bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa và xây dựng đời sống văn hóa mới ở làng chài thủy cư là do đặc tính của di sản văn hố phi vật thể là biến đổi, tích luỹ và lựa chọn theo thời gian. Qua nghiên cứu Hát cưới - hình thức hát giao duyên đặc trưng của cư dân vùng biển cho thấy, trong đám cưới, phải tuân theo một trật tự lề lối nhất định: Hát dạo đầu, hát mở ngỏ lần thứ nhất (mở ngõ khách), lần thứ hai (mở ngõ treo), lần thứ ba (mở ngõ hoa). Theo tục lễ nếu không hát đối lại được nhà gái thì nhà trai khơng được đón dâu. Hát cưới là di sản văn hóa độc đáo của cư dân làng chài, ra đời trong một môi trường sông nước. Làn điệu hát gắn liền với cuộc đời của ngư dân, gắn liền với chiếc thuyền - phương tiện kiếm sống của họ. Qua đó cho thấy, giá trị và đặc trưng của di sản văn hoá phi vật thể là do người dân địa phương lưu giữ, cho dù họ có nguồn gốc ở đâu, nhưng với điều kiện sống mới, họ đã tích hợp văn hố và sáng tạo ra văn hố riêng của mình.

Trong bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa và xây dựng đời sống văn hóa mới ở làng chài thủy cư, thời gian gần đây xuất hiện nhiều loại hình kinh tế mới, đó là các hoạt động bảo tồn, phát huy giá trị di sản qua hoạt động dịch vụ du lịch. Sau khi khảo sát các làng chài, nhiều tuor du lịch đã chọn làng chài Vơng Viêng, là nơi có nhiều tiện ích trong việc tổ chức một sản phẩm du lịch mới đầy tiềm năng, đó là tour tham quan làng chài. Nhiều công ty du lịch

đã tổ chức tuor đưa du khách đến với làng chài Vông Viêng, làng chài Cửa Vạn và nhiều hòn đảo đá trên vịnh Hạ Long, qua những chuyến du lịch bằng thuyền nan trên Vịnh, du khách có dịp trải nghiệm cuộc sống sinh hoạt hàng ngày cùng với ngư dân như: vớt rác trên biển trong dự án “Vì một Hạ Long

xanh” Dự án do Ban quản lý vịnh Hạ Long thực hiện; đi đánh bắt hải sản (du

khách sẽ được hướng dẫn cách quăng chài, thả lưới, kéo lưới và gỡ từng con cá ra khỏi lưới giống như một ngư dân thực thụ); thưởng thức các món đặc sản biển; chèo thuyền kayak đi ngao du, ngắm cảnh xung quanh làng chài; tham quan nhà văn hố nổi cộng đồng Vơng Viêng, tham quan khu vực nuôi cá lồng bè, nuôi cấy ngọc trai, hang luồn Vơng Viêng; Nhiều tuor cịn tổ chức cho du khách tham gia "Đêm Vông Viêng" để thưởng thức và chiêm nghiệm các giá trị văn hóa bản địa. Khi màn đêm bng xuống, dưới ánh sáng đèn dầu và ánh trăng, du khách sẽ được ngồi trên những chiếc thuyền nan lênh đênh trên biển để nghe các khúc hát giao duyên, thả hoa đăng hay cùng ngư dân câu cá, câu mực đêm. Qua các hoạt động du lịch, có thể đánh giá làng chài là một trong những tài nguyên du lịch không thể thiếu trong các tuor du lịch sinh thái trên vịnh. Các dịch vụ đã góp phần chia sẻ lợi ích cho bà con ngư dân, tạo ra hàng trăm công ăn việc làm giúp cho bà con ổn định cuộc sống. Khôi phục những trang phục truyền thống của làng chài thông qua đội ngũ phục vụ du khách, đó là các trang phục chèo đị, trang phục biểu diễn. Khơi phục lại những điệu hò, điệu hát giao duyên truyền thống của bà con ngư dân trên biển, tạo nên một đời sống

Một phần của tài liệu Văn hóa làng chài THủY cư trên vịnh hạ long tỉnh quảng ninh hiện nay (Trang 92 - 100)