Cũng như cư dân trên bờ, ở làng chài, gia đình là đơn vị nhỏ nhất của xã
hội. Tuy nhiên do nghề nghiệp và môi trường hoạt động đánh cá trên biển nên gia đình ngư dân làng chài có nhiều nét khác biệt. Từ xưa đến nay, các gia đình chủ yếu là gia đình hai thế hệ chung sống trên một con thuyền. Mỗi gia đình này phải có ít nhất một con thuyền vừa là nhà ở, vừa là công cụ sản xuất và cũng là phương tiện đi lại. Trong những trường hợp là một gia đình lớn hơn thì những gia đình này cũng khơng phải bị ràng buộc vì truyền thống mà phần nhiều vì lý do kinh tế, bố mẹ không đủ khả năng sắm thêm một con thuyền để tách hộ khi con cái đã trưởng thành. Song những trường hợp như vậy không phải là nhiều. Khi người con trai trong gia đình lấy vợ thì việc đầu tiên là sắm cho anh ta một chiếc thuyền mới. Cũng giống như các gia đình trên bờ, cha mẹ lo nhà riêng thì dưới nước là sắm một con thuyền mới, vừa để ở vừa để làm ăn, lo toan cho cuộc sống mới. Rất hiếm có trai gái lấy vợ, lấy chồng nơi khác (chủ yếu lấy người cùng làng) nên quan hệ một vợ, một chồng luôn được đề cao, trong các làng chài hầu như khơng có hiện tượng ly hơn. Việc tách hộ sẽ diễn ra cho đến khi người con trai út lập gia đình. Khi các con ra ở riêng hết thì bố mẹ vẫn ở chiếc thuyền cũ thả lưới hay làm nghề câu. Nếu một trong hai người qua đời thì con trưởng hoặc con út sẽ ni cha, mẹ mình. Mặc dù khi cưới được ra ở riêng nhưng hai vợ chồng trong vài tháng đầu, nhiều nhất là một năm vẫn phải làm nghề cùng cha mẹ. Thứ nhất là để bố mẹ có điều kiện dạy bảo và truyền thêm kinh nghiệm cho con, thứ hai là vợ chồng trẻ phải có trách nhiệm một phần kinh tế trong gia đình để bù vào việc mua thuyền và tổ chức cưới hỏi.
Gia đình của cư dân làng chài là đơn vị kinh tế tự chủ, là khung tổ chức sản xuất gồm hai thế hệ. Do làm nghề đánh cá nên các thành viên từ 7 đến 8 tuổi trở nên đã trở thành một lao động thực thụ. Gia đình ngư dân ở đây có nét
khác biệt so với các gia đình ngư dân ở các vùng ven biển khác. Ở vùng biển Thanh Hố, Nghệ An… phổ biến chỉ có người chồng ra biển còn vợ con ở nhà trên đất liền, cịn ở vịnh Hạ Long, khơng chỉ có người chồng mà vợ, con đều ra biển đánh bắt. Chính vì vậy họ ở luôn trên thuyền, mọi hoạt động sống đều trong gia đình, họ ít có thời gian tiếp xúc với xã hội do vậy văn hóa của người dân làng chài nói chung rất thấp. Một số ít gia đình có nhà trên bờ, nhưng đa phần họ chỉ đóng cửa để đấy và xuống thuyền sinh sống.
Cấu trúc gia đình vẫn mang nặng tư tưởng của gia đình Việt Nam truyền thống cũ là tôn trọng người con trai trưởng (gia trưởng) và coi trọng thân tộc huyết thống. Người con trai trưởng có vai trị rất lớn trong dịng tộc và phải có đơng con nhiều cháu. Trong gia đình, người đàn ơng là trụ cột, mọi việc nặng nhọc trong gia đình đều phải trơng chờ vào sức vóc của người đàn ơng. Nếu hơm nào họ có việc đi vắng thì coi như hơm đó việc đánh bắt phải dừng lại. Vì vậy cho đến nay người dân làng chài vẫn quan niệm có con trai để nối dõi tơng đường, có con trai để gánh vác cơng việc gia đình.
Người phụ nữ ở dưới thuyền không chỉ đảm đương những công việc nội trợ, chăm sóc con cái mà họ cũng gánh vác những công việc nặng nhọc cùng với chồng như thả lưới, buông câu, điều khiển thuyền… Thời gian lao động của họ nhiều hơn người đàn ơng ít nhất 3 đến 4 tiếng mỗi ngày. Nếu người đàn ông chỉ lao động trong khoảng thời gian 5 đến 6 giờ đồng hồ mỗi ngày khi đánh cá, thì với người phụ nữ sau khi phụ giúp chồng trong việc đánh bắt thì họ cịn phải đi bán cá đánh bắt được và làm công việc trong gia đình. Vì vậy, vai trị người phụ nữ trong gia đình khá quan trọng. Ngồi ra, phụ nữ cịn có chức năng làm mẹ, duy trì nịi giống và thường họ phải làm việc cho tới gần lúc sinh nở. Sau khi sinh con, nếu nhờ được họ hàng phụ giúp chồng đi đánh bắt thì họ được nghỉ 1 đến 2 tháng, cịn nếu khơng có ai phụ giúp chồng thì họ phải bắt tay vào lao động ngay sau khi sinh nở vài ngày. Mặc dù vậy nhưng vai trò người phụ nữ trong gia đình của người dân làng chài vẫn được tôn trọng, hầu hết họ đều nắm kinh tế và
chủ động chi tiêu. Tuy nhiên, người đàn ơng vẫn giữ vai trị trụ cột, mọi việc quan trọng trong gia đình do người đàn ơng quyết định.