Trong một vài năm gần đây với sự đầu tư, chỉ đạo và khuyến khích của Nhà nước, các hộ ngư dân chài thủy cư trên vịnh Hạ Long đã và đang chuyển sang cơ cấu kinh tế nuôi trồng thuỷ sản, đặc biệt là nuôi cá lồng bè.
Nhờ vào sự phát triển của khoa học kỹ thuật, sự phổ biến kinh nghiệm nuôi trồng thủy sản ở các địa phương khác và ngành ni trồng thủy sản ở Quảng Ninh, ngồi nghề truyền thống là đánh bắt tự nhiên, bà con ngư dân cịn có những cơ hội phát triển một nghề mới đó là nghề ni trồng thủy sản, điển hình là ni cá lồng bè. Với sự ra đời của nghề mới này ngư dân đã sử dụng chính những ngơi nhà bè mình đang sinh sống kết hợp với việc ni trồng thủy sản.
Do việc đánh bắt thuỷ hải sản phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên, nguồn tài nguyên ngày càng cạn kiệt nên nhiều hộ ngư dân đã áp dụng phương tiện, kỹ thuật mới, làm mơ hình ni cá lồng bè (ngồi ra cịn ni bằng rào chắn, đầm và nuôi ở bãi triều). Dưới bè ở là các ô lồng nuôi cá, hoặc là nuôi bằng lồng cắm. Cá ni thường là các loại cá có giá trị kinh tế cao như: cá song, cá giị, cá vược... Giống ni trồng phần lớn được mua gom từ các thuyền đánh bắt cá
giống tự nhiên. Hiện nay, một phần nguồn giống cho nuôi trồng thuỷ sản đã được nuôi cấy, thức ăn của chúng là tôm và cá băm nhỏ.
Vịnh Hạ Long là môi trường rất tốt cho việc nuôi trồng thuỷ hải sản, trong những năm gần đây, nghề nuôi trồng thuỷ sản là một trong những hoạt động kinh tế quan trọng, được ngành Thủy sản Quảng Ninh quan tâm, phổ biến cho ngư dân kỹ thuật nuôi trồng tiên tiến, nguồn giống, cách tăng năng suất nuôi, áp dụng những biện pháp kỹ thuật đảm bảo gìn giữ mơi trường sinh thái và xử lý dịch bệnh. Tập trung vào nuôi trên biển là chủ yếu (hạn chế nuôi trồng thuỷ sản ở các bãi triều).
Cho đến nay hình thức kinh tế ni trồng thuỷ sản đã phổ biến trong ngư dân, nhiều hộ đã lấy việc ni trồng thủy sản làm nghề chính thay cho cơng việc đi đánh bắt trước đây. Đây là một hình thức sản xuất mới, đem lại hiệu quả kinh tế cao. Theo lời ông Nguyễn Văn Nhặt, một chủ đầm cá ở làng chài Cửa Vạn, hàng năm doanh thu của gia đình ơng từ việc cá lồng bè đạt hàng trăm triệu đồng.
Theo thống kê của Ban Quản lý vịnh Hạ Long, đến năm 2010 trên vùng Vịnh Hạ Long có 2.443 nhân khẩu sinh sống, có khoảng trên 631 nhà bè với gần 2000 ơ lồng (trung bình mỗi ơ lồng có diện tích từ 5 - 10m2), 10 ha ni lưới chắn đáy và 04 công ty ni trai cấy ngọc với diện tích mặt biển 40 ha.
Các loại cá được ni trồng trên vịnh Hạ Long có giá trị dinh dưỡng cao, thịt thơm, ngon, do vậy giá cả cũng cao hơn so với các vùng biển khác trong nước. Các loại hải sản, khi thu hoạch thường được bán cho thuyền thu mua xuất khẩu, bán cho xí nghiệp Thuỷ sản Quảng Ninh và các chợ, nhà hàng trong và ngoài tỉnh Quảng Ninh.