2.3 Quy trình vận dụng đánh giá tính trọng yếu trong kiểm toán BCTC:
2.3.3 Kiểm soát chất lượng vận dụng đánh giá tính trọng yếu
Trên cơ sở Chuẩn mực kiểm toán quốc tế ISQC 1, tại Việt Nam Bộ Tài chính cũng đã ban hành chuẩn mực kiểm tốn để quy định về vấn đề này thơng qua Chuẩn mực kiểm soát chất lượng số 1 “Kiểm soát chất lượng doanh nghiệp thực hiện kiểm toán, soát xét BCTC, dịch vụ đảm bảo và các dịch vụ liên quan khác”. Về cơ bản VSQC 1 có nội dung tương tự như ISQC 1. Theo đó, kiểm sốt chất lượng kiểm tốn BCTC nói chung và kiểm sốt chất lượng vận dụng đánh giá tính trọng yếu nói riêng gồm các yếu tố: Trách nhiệm của Ban Giám đốc về chất lượng trong doanh nghiệp kiểm toán; chuẩn mực, các quy định về đạo đức nghề nghiệp có liên quan; việc chấp nhận và duy trì quan hệ khách hàng và các hợp đồng dịch vụ cụ thể; nguồn nhân lực thực hiện hợp đồng dịch vụ cũng như hoạt động giám sát đối với hoạt động kiểm tốn BCTC.
Do vậy, duy trì tốt kiểm sốt chất lượng vận dụng đánh giá tính trọng yếu sẽ đảm bảo rằng KTV tuân thủ các quy định về pháp luật trong quá trình vận dụng đánh giá tính trọng yếu; kết luận phù hợp với mức trọng yếu được xác định. Từ ngun do đó đặt ra u cầu cơng ty kiểm tốn cần thiết lập quy trình kiểm sốt tốt
cùng với đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp để đảm bảo kiểm soát chất lượng kiểm toán thỏa mãn yêu cầu của chuẩn mực, chẳng hạn như: lực lượng nhân sự cần am hiểu quy định pháp luật kiểm tốn, kế tốn; quy trình vận dụng đánh giá tính trọng yếu. Quy trình kiểm sốt chất lượng vận dụng đánh giá tính trọng yếu cần được thực hiện từ bước đầu tiên cho đến bước cuối cùng của các giai đoạn kiểm tốn nhằm đánh giá tính đúng đắn của cơng việc kiểm toán, kịp thời đưa ra những chấn chỉnh (nếu cần thiết) nhằm tăng cường chất lượng kiểm tốn BCTC nói chung và chất lượng việc vận dụng đánh giá tính trọng yếu nói riêng.