Đánh giá kết quả nghiên cứu thực trạng vận dụng đánh giá tính trọng yếu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) biện pháp nâng cao khả năng vận dụng tính trọng yếu trong kiểm toán báo cáo tài chính của các công ty kiểm toán độc lập nhỏ và vừa tại thành phố hồ chí minh (Trang 72)

trong kiểm toán BCTC của các cơng ty kiểm tốn độc lập nhỏ và vừa tại thành phố Hồ Chí Minh thực hiện

4.3.1 Những kết quả đạt được trong việc vận dụng đánh giá tính trọng yếu trong kiểm toán BCTC kiểm toán BCTC

Việc vận dụng đánh giá tính trọng yếu trong kiểm tốn BCTC là một bước đặc biệt quan trọng. Theo thời gian, cùng với sự phát triển về cả chất lượng và số lượng của hoạt động kiểm tốn, quy trình vận dụng đánh giá tính trọng yếu ngày càng được hồn thiện và góp phần mang lại lợi ích cho các tổ chức cũng như các cá nhân sử dụng kết quả BCTC được kiểm toán trước khi họ đưa ra các quyết định của mình. Về phần kết quả khảo sát thực trạng vận dụng đánh giá tính trọng yếu trong kiểm tốn BCTC của các cơng ty kiểm tốn độc lập nhỏ và vừa tại thành phố Hồ Chí Minh cho thấy cơng tác trên đã đạt được những kết quả tích cực sau đây:

Thứ nhất, có sự phân cơng cơng việc hợp lý đối với việc vận dụng đánh giá

tính trọng yếu trong kiểm tốn BCTC. KTV được lựa chọn thực hiện tính mức trọng yếu đều thường là trưởng nhóm kiểm tốn, những nhân viên kinh nghiệm có năng lực tốt, chun mơn vững vàng, có đạo đức nghề nghiệp, hiểu biết về khuôn khổ

pháp lý, chuẩn mực nghề nghiệp cũng như môi trường hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp tại Việt Nam.

Thứ hai, về quy trình vận dụng đánh giá tính trọng yếu trong kiểm tốn

BCTC. Phần lớn các cơng ty đều thực hiện việc xác định mức trọng yếu trong kiểm toán BCTC. Nếu như trước đây, việc xác định mức trọng yếu chỉ mang tính hình thức được thực hiện sau khi kết thúc cuộc kiểm tốn BCTC nhằm mục đích hồn thiện hồ sơ kiểm tốn cho cơng tác kiểm tra chứ khơng mang tính áp dụng thực tế, trường hợp xảy ra đối với nhiều cơng ty kiểm tốn độc lập có quy mơ nhỏ. Hầu hết các cơng ty hiện tại đều sử dụng mức trọng yếu được xác định cho mục đích chọn mẫu kiểm tra chi tiết. Mặt khác, một vài cơng ty có sự phân định lựa chọn phương pháp xác định mức trọng yếu dựa vào loại hình, đặc điểm kinh doanh của khách hàng và tiêu chí mà người sử dụng thơng tin tài chính đặt mối quan tâm cao hơn. Từ đó, KTV thực hiện lựa chọn chỉ tiêu là số gốc cũng như tỷ lệ nhằm xác định mức trọng yếu. Đồng thời, KTV cũng thực hiện phân bổ mức trọng yếu và đa phần các cơng việc trên đều địi hỏi sự xét đốn chun mơn và kinh nghiệm của KTV. Nhìn chung, cơng tác thực hiện việc vận dụng mức trọng yếu về mặt định lượng được thực hiện tốt hơn qua các năm nhờ các quy định chặt chẽ hơn trong các văn bản pháp qui về kiểm toán và yêu cầu cao hơn của các đối tượng sử dụng thơng tin.

Thứ ba, có sự vận dụng hướng dẫn của Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam do

Bộ Tài chính ban hành cũng như hệ thống chương trình kiểm tốn mẫu của Hội KTV hành nghề Việt Nam xây dựng vào việc vận dụng đánh giá tính trọng yếu trong kiểm toán BCTC. Đa phần các cơng ty kiểm tốn độc lập có quy mơ nhỏ và vừa tại thành phố Hồ Chí Minh đều lấy cơ sở hoặc sử dụng chương trình kiểm tốn mẫu được ban hành bởi Hội KTV hành nghề Việt Nam để thực hiện kiểm toán BCTC cho khách hàng. Và kết quả đạt được là 74,2% cơng ty kiểm tốn có quy mơ nhỏ và vừa ở Việt Nam đang áp dụng chương trình kiểm tốn mẫu tồn bộ hoặc một phần (VACPA, 2013). Việc xây dựng và được áp dụng chương trình kiểm tốn mẫu đem đến một khuôn pháp lý thống nhất tạo sự đồng đều trong việc thực hiện kiểm toán BCTC đối với các cơng ty kiểm tốn độc lập. Mặt khác, việc áp dụng chương

trình kiểm tốn mẫu đem lại kết quả là có sự trình bày, lưu trữ đầy đủ quá trình thực hiện việc vận dụng đánh giá tính trọng yếu trong kiểm tốn BCTC trên giấy tờ làm việc.

Cuối cùng, với nhóm các cơng ty kiểm tốn có quy mơ vừa việc kiểm sốt chất lượng ngày càng được quan tâm đến. Thêm vào đó, Chuẩn mực kiểm tốn Việt Nam về kiểm tốn BCTC nói chung và việc vận dụng đánh giá tính trọng yếu nói riêng đã được phần lớn các công ty kiểm tốn tn thủ trong q trình thực hiện. Nội dung của các chuẩn mực đưa ra những hướng dẫn cơ bản về cách thức thực hiện kiểm toán và là thước đo giúp KTV cũng như các cơng ty kiểm tốn tự đánh giá về chất lượng hoạt động dịch vụ kiểm tốn của chính mình.

So sánh với khoảng thời gian trước năm 2012, khi mà Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam được sửa đổi cũng như các chính sách mới quy định về đảm bảo chất lượng hoạt động kiểm tốn và bên cạnh đó đăc biệt quan trọng là sự ra đời của Hồ sơ kiểm toán mẫu được ban hành bởi Hội kiểm tốn viên hành nghề, thì hiện tại có thể đánh giá cơng tác thực hiện vận dụng mức trọng yếu được các cơng ty kiểm tốn độc lập vận dụng tốt hơn.

4.3.2 Hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế trong việc vận dụng đánh giá tính trọng yếu trong kiểm tốn BCTC tính trọng yếu trong kiểm tốn BCTC

4.3.2.1 Hạn chế trong việc vận dụng đánh giá tính trọng yếu trong kiểm toán BCTC

Tính trọng yếu là khái niệm địi hỏi các xét đốn chun mơn nghề nghiệp khi vận dụng vào quy trình kiểm tốn BCTC, tuy nhiên, với các cơng ty kiểm tốn thuộc cả hai nhóm quy mơ nhỏ và vừa đều chưa có những đánh giá, nghiên cứu đầy đủ về đặc điểm tính trọng yếu, phương pháp vận dụng đánh giá tính trọng yếu chưa thực sự phù hợp tồn tại một số hạn chế, như sau:

Thứ nhất, vào giai đoạn kiểm tốn cao điểm, nhiều cơng ty đã đặt mục tiêu

có nhiều khách hàng lên hàng đầu trong khi đội ngũ nhân viên khơng có sự đảm bảo về mặt số lượng cũng như chất lượng trình độ chun mơn. Nhiều công ty kiểm tốn khơng đủ số lượng nhân viên nên tiến hành tuyển dụng sinh viên thực tập tham

gia kiểm tốn. Đặc biệt, có một thực trạng đó là các KTV khơng cập nhật kiến thức đủ số giờ theo quy định là 40 giờ. Số lượng các KTV không cập nhật kiến thức đủ số giờ lần lượt qua các năm 2014, 2015, 2016 là 15, 28, 7 KTV (VACPA, 2015; Bộ Tài chính, 2016). Đối với các KTV này đã bị đình chỉ hành nghề kiểm tốn. Từ đó, có thể nhận xét trình độ chun mơn của KTV cũng như khả năng xét đốn chun mơn, hồi nghi nghề nghiệp thích đáng trong kiểm tốn kiểm tốn BCTC nói chung khó có thể đảm bảo, đặc biệt là kinh nghiệm của KTV không đủ để xử lý những vấn đề phức tạp phát sinh trong q trình thực hiện kiểm tốn.

Thứ hai, việc vận dụng đánh giá tính trọng yếu mang tính hình thức chưa

vận dụng được phương pháp tiếp cận kiểm tốn theo rủi ro, khơng có tác dụng chỉ đạo kiểm tốn, khơng sử dụng để thiết kế thủ tục kiểm tra và chưa xem xét lại mức trọng yếu ở giai đoạn kết thúc kiểm toán. Đa phần tại các cơng ty kiểm tốn thuộc cả hai nhóm có quy mơ nhỏ và vừa, KTV đều thực hiện việc tính mức trọng yếu dựa vào hồ sơ kiểm toán được thực hiện năm trước đó và thay bằng giá trị tiêu chí của năm nay mà ít khi có các đánh giá tình tài chính. Bên cạnh đó, ở nhiều công ty đối với khách hàng mới cũng khơng có những đánh giá đầy đủ mà xác định mức trọng yếu theo những tiêu chí thơng thường được ưu tiên. Mặt khác, về thủ tục kiểm kê hàng tồn kho, đa phần các công ty tại thời điểm thực hiện kiểm kê chưa thực hiện xác định mức trọng yếu ban đầu, dẫn đến việc kiểm kê khơng có mức trọng yếu để làm cơ sở.

Cuối cùng, thực trạng về kiểm soát chất lượng vận dụng đánh giá tính trọng

yếu trong kiểm tốn BCTC tại một số cơng ty kiểm tốn thuộc nhóm có quy mơ vừa đã chỉ ra rằng cịn nhiều điểm hạn chế về mặt nhân sự và quy trình kiểm sốt. Nhân lực tham gia khơng đủ về số lượng cùng với năng lực. Hầu hết các cơng ty chưa có xây dựng quy định hoặc xây dựng sơ sài và chưa hồn chỉnh dẫn tới việc khơng đặt ra được định hướng cho KTV khiến KTV có thể khơng nhân ra kịp thời những vấn đề không tuân thủ pháp luật kiểm tốn. Mặt khác, đối với các cơng ty kiểm tốn có quy mơ nhỏ, vấn đề kiểm soát chất lượng chưa được thực hiện, nguyên nhân cũng

xuất phát từ nhân sự cũng như quy mô của khách hàng mà công ty thực hiện kiểm toán.

4.3.2.2 Nguyên nhân của những hạn chế trong việc vận dụng đánh giá tính trọng yếu trong kiểm tốn BCTC yếu trong kiểm toán BCTC

Trong thời gian qua, Bộ Tài chính và Hội KTV hành nghề Việt Nam cùng với các cơng ty kiểm tốn đã không ngừng tạo nỗ lực trong việc nâng cao chất lượng cuộc kiểm tốn nói chung và việc vận dụng đánh giá tính trọng yếu trong kiểm tốn BCTC nói riêng. Thực tế cũng đã cho thấy q trình kiểm tốn độc lập đang hồn thiện mình do vậy tất yếu khơng thể tránh khỏi những hạn chế. Vì vậy, các cơ quan chức năng, cụ thể là Bộ Tài chính và các cơng ty kiểm tốn độc lập cần tìm hiểu rõ những nguyên nhân của các hạn chế để khắc phục những yếu kém mà hoạt động đang gặp phải. Tác giả xin đưa ra một số nguyên nhân trong phạm vi của Đề tài nghiên cứu như sau:

Thứ nhất, môi trường pháp lý đối với kiểm tốn độc lập chưa được hồn

thiện tương xứng với tiềm năng phát triển. Mặc dù, theo Kết quả 5 năm thực hiện “Chiến lược kế tốn- kiểm tốn đến năm 2020, tầm nhìn 2030” và kế hoạch 2016- 2020 thì hàng năm, Bộ Tài chính đã tổ chức các Đồn kiểm tra, giám sát hoạt động kiểm tốn, qua đó nhằm phát hiện, xử lý vi phạm và chấn chỉnh hoạt động. Tuy nhiên, các thành viên chuyên trách cho việc kiểm tra, giám sát hoạt động kiểm toán đang trong tình trạng khơng đủ đáp ứng yêu cầu, trong khi đó vẫn phải tập trung cho việc hoạch định chính sách cũng như quản lý hoạt động. Do vậy, số lượng các doanh nghiệp kiểm toán độc lập được kiểm tra nhằm đánh giá chất lượng hoạt động vẫn cịn chưa nhiều. Bên cạnh đó, các biện pháp chế tài xử phạt chưa nghiêm khắc, dẫn tới chất lượng kiểm toán vẫn chưa đạt được kết quả như mong đợi.

Thứ hai, có nhiều ý kiến của các chuyên gia cho rằng điểm yếu lớn nhất của

kiểm toán độc lập Việt Nam trong môi trường kinh tế hội nhập như hiện nay đó chính là “con người”. Mặc dù số lượng và chất lượng của đội ngũ KTV ở nước ta trong những năm vừa qua đã có những bước cải thiện đáng kể, tuy nhiên điều đó vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển hiện nay của ngành kiểm toán. Thực

trạng là một số cơng ty kiểm tốn độc lập quan tâm nhiều đến doanh thu, chưa chú trọng đến việc đào tạo dẫn đến năng lực của các nhân viên bị hạn chế, có những nhân viên chưa thực sự hiểu quy trình kiểm tốn nhưng đã tham gia với tư cách là trợ lý KTV. Mặt khác, các cơng ty kiểm tốn độc lập mới thành lập gặp nhiều khó khăn trong việc huấn luyện, đào tạo như kinh phí, nội dung chương trình, nhân sự….từ đó dẫn đến chất lượng kiểm toán bộc lộ nhiều khuyết điểm, hay cụ thể hơn là việc vận dụng đánh giá tính trọng yếu mang tính hình thức, máy móc nhiều hơn là bản chất của tính trọng yếu. Hơn nữa, mặt bằng chung về chế độ đãi ngộ nhân viên của các công ty kiểm tốn cịn tương đối thấp nếu so với áp lực làm việc của KTV, điều này đã dẫn tới tình trạng các KTV giỏi, có kinh nghiệm nhiều năm trong nghề sẽ khơng làm kiểm tốn nữa.

Thứ ba, vấn đề liên quan đến phí kiểm tốn, ưu thế và quy mô cũng như

thương hiệu đã giúp các công ty Big4 nhận được hầu hết các hợp đồng kiểm toán với các doanh nghiệp lớn trên thị trường. Chiếm tỷ lệ nhỏ còn lại trong thị phần các doanh nghiệp thuộc về khoảng 150 cơng ty kiểm tốn độc lập còn lại. Thống kê của Hội KTV hành nghề Việt Nam cho thấy: chỉ riêng 4 cơng ty kiểm tốn độc lập lớn nhất thị trường (Big4) đã chiếm trên 50% tổng doanh thu, hơn 150 công ty kiểm tốn độc lập cịn lại chia nhau gần 50% doanh thu cịn lại. Dù một số cơng ty kiểm tốn trong nước có số lượng KTV tương đương, có cơng ty có số lượng KTV lớn hơn, song doanh thu của các công ty chỉ bằng 1/4 doanh thu của các cơng ty trong nhóm 4 cơng ty kiểm tốn độc lập Big4. Lấy ví dụ như trường hợp của Công ty TNHH Hãng Kiểm tốn AASC và Cơng ty TNHH Kiểm tốn Deloitte Việt Nam, số KTV của hai công ty trên lần lượt là 78 KTV và 81 KTV nhưng về phần doanh thu thì hồn tồn khác biệt, cụ thể là khoảng 154 tỷ đồng là doanh thu của Công ty TNHH Hãng Kiểm tốn AASC trong khi đó doanh thu của Cơng ty TNHH Kiểm tốn Deloitte Việt Nam là 768 tỷ đồng (gấp 5 lần doanh thu của Cơng ty TNHH Hãng Kiểm tốn AASC). Áp lực cạnh tranh còn thể hiện gay gắt hơn ở nhóm các cơng ty kiểm tốn độc lập nhỏ và vừa, điều đó dẫn đến việc giá phí được xem là một trong những công cụ để hấp dẫn khách hàng. Thực trạng dẫn đến, nhiều công ty

kiểm tốn do cạnh tranh giảm giá phí đã cắt giảm các thủ tục cần thiết trong kiểm tốn BCTC nói chung và việc vận dụng đánh giá tính trọng yếu trong kiểm tốn BCTC nói riêng.

Thứ tƣ, vấn đề liên quan đến trách nhiệm của các chủ sở hữu cơng ty kiểm

tốn. Do thực tế hiện nay, hầu hết các cơng ty kiểm tốn độc lập tại Việt Nam nói chung và các cơng ty kiểm tốn độc lập tại thành phố Hồ Chí Minh nói riêng đa phần đều hoạt động dưới hình thức công ty tránh nhiệm hữu hạn. Vì vậy, trách nhiệm của các chủ sở hữu cơng ty kiểm tốn độc lập khi phát sinh rủi ro trong kiểm tốn là khơng cao. Dẫn tới các công ty kiểm tốn độc lập có thể xảy ra sai phạm trong đánh giá tính trọng yếu.

Kết luận chƣơng 4

Nội dung chương trình bày kết quả nghiên cứu thực trạng vận dụng đánh giá tính trọng yếu trong kiểm tốn BCTC do các cơng ty kiểm toán độc lập tại thành phố Hồ Chí Minh thực hiện theo từng giai đoạn: lập kế hoạch kiểm toán BCTC, thực hiện kiểm toán BCTC và hồn thành cuộc kiểm tốn BCTC. Phát hiện chủ yếu việc thực hiện kiểm sốt chất lượng vận dụng đánh giá tính trọng yếu tại các công ty kiểm tốn độc lập quy mơ vừa được thực hiện một cách tương đối, có mục tiêu thực hiện nhưng bước áp dụng còn gặp nhiều hạn chế. Trong khi đó đối với các công ty kiểm tốn độc lập quy mơ nhỏ thì vấn đề kiểm sốt chất lượng vẫn ít được đề cập đến. Từ thực trạng đó chương thảo luận về những kết quả đạt được của cơng tác vận dụng đánh giá tính trọng yếu trong kiểm tốn BCTC. Nhưng bên cạnh đó, vẫn cịn tồn tại những hạn chế trong việc vận dụng đánh giá tính trọng yếu trong kiểm toán BCTC.

CHƢƠNG 5 BIỆN PHÁP NÂNG CAO VIỆC VẬN DỤNG ĐÁNH GIÁ TÍNH TRỌNG YẾU TRONG KIỂM TỐN BCTC CỦA CÁC CƠNG TY KIỂM

TỐN ĐỘC LẬP NHỎ VÀ VỪA TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 5.1 Giải pháp nâng cao việc vận dụng đánh giá tính trọng yếu trong kiểm tốn BCTC về phía các cơng ty kiểm tốn độc lập nhỏ và vừa tại thành phố Hồ Chí

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) biện pháp nâng cao khả năng vận dụng tính trọng yếu trong kiểm toán báo cáo tài chính của các công ty kiểm toán độc lập nhỏ và vừa tại thành phố hồ chí minh (Trang 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(153 trang)