Tổng quan về doanh nghiệp nhỏ và vừa:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) biện pháp nâng cao khả năng vận dụng tính trọng yếu trong kiểm toán báo cáo tài chính của các công ty kiểm toán độc lập nhỏ và vừa tại thành phố hồ chí minh (Trang 38)

2.4.1 Tổng quan về doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Việt Nam và trên thế giới:

Hiện nay, thị trường doanh nghiệp nhỏ và vừa có tầm quan trọng và quy mơ đáng kể nhưng vẫn còn nhiều định nghĩa và cách phân loại khác nhau về doanh nghiệp nhỏ và vừa trên thế giới cũng như tại Việt Nam.

Theo Ngân hàng Thế giới (World Bank), doanh nghiệp nhỏ và vừa được phân chia thành 3 loại: doanh nghiệp siêu nhỏ, doanh nghiệp nhỏ và doanh nghiệp vừa. Tiêu chí phân loại bao gồm số lượng nhân viên, tài sản và doanh thu hàng năm. Bên cạnh đó cịn có thêm tiêu chí về quy mơ vay trung bình để phân loại doanh nghiệp nhỏ và vừa (Bảng 2.2)

Bảng 2.2 Tiêu chí phân loại doanh nghiệp nhỏ và vừa của World Bank

Quy

công ty

Nhân viên (ngƣời) Tài sản Doanh thu

hàng năm

Siêu nhỏ <10 <$100,000 <$100,000

Nhỏ <50 <$3 triệu <$3 triệu

Vừa <300 <$15 triệu <$15 triệu

Quy mơ vay trung bình Siêu nhỏ <$10,000

Nhỏ <$100,000

Vừa <$1 triệu (<$2 triệu đối với một số quốc gia tiên tiến)

Bên cạnh đó, tại mỗi quốc gia trên thế giới do có đặc điểm nền kinh tế khác nhau nên theo từng giai đoạn phát triển thì định nghĩa về doanh nghiệp nhỏ và vừa cũng khác nhau. Tiêu chí phân loại doanh nghiệp nhỏ và vừa tại một số quốc gia trên thế giới chi tiết như sau (Bảng 2.3)

Bảng 2.3 Tiêu chí phân loại doanh nghiệp nhỏ và vừa tại một số quốc gia

Nguồn: IFC, 2009

Dựa vào các tiêu chí phân loại doanh nghiệp nhỏ và vừa của World Bank cũng như một số quốc gia trên thế giới, nhìn chung doanh nghiệp nhỏ và vừa là những doanh nghiệp có quy mơ nhỏ về mặt số lao động doanh thu hay vốn.

Tại Việt Nam, theo Luật số 04/2017/QH14 về Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa được Quốc hội ban hành ngày 12 tháng 6 năm 2017 và có hiệu lực từ ngày 1 tháng 1 năm 2018, quy định cụ thể tiêu chí xác định doanh nghiệp nhỏ và vừa như sau:

“Tiêu chí xác định doanh nghiệp nhỏ và vừa

Nhân viên (ngƣời) Doanh thu hàng năm

Châu Âu <250 <50 triệu Euro

Hoa Kỳ <500 (cho phần lớn hoạt động sản xuất và khai thác)

<7 triệu USD (đối với đa số các ngành không liên quan tới sản xuất, mức tối đa là 35,5 triệu đô la)

Canada <250 <50 triệu CAD

Mexico <500 trong hoạt động sản xuất <50 trong hoạt động dịch vụ

Nam Phi <200 <50 triệu ZAR

Thái Lan <200 (ngành sử dụng nhiều lao động) <100 (ngành sử dụng nhiều vốn)

<200 triệu Bạt

HongKong <100 (ngành sản xuất)

< 50 (ngành phi sản xuất)

1. Doanh nghiệp nhỏ và vừa bao gồm doanh nghiệp siêu nhỏ, doanh nghiệp nhỏ và doanh nghiệp vừa, có số lao động tham gia bảo hiểm xã hội bình quân năm không quá 200 người và đáp ứng một trong hai tiêu chí sau đây:

a) Tổng nguồn vốn khơng q 100 tỷ đồng;

b) Tổng doanh thu của năm trước liền kề không quá 300 tỷ đồng.

2. Doanh nghiệp siêu nhỏ, doanh nghiệp nhỏ và doanh nghiệp vừa được xác định theo lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản; công nghiệp và xây dựng; thương mại và dịch vụ.”

Trước đó, căn cứ theo Nghị định số 56/2009/NĐ-CP về trợ giúp phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa có hướng dẫn định nghĩa doanh nghiệp nhỏ và vừa chi tiết như sau:

“1.Doanh nghiệp nhỏ và vừa là cơ sở kinh doanh đã đăng ký kinh doanh theo quy định pháp luật, được chia thành ba cấp: siêu nhỏ, nhỏ, vừa theo quy mô tổng nguồn vốn (tổng nguồn vốn tương đương tổng tài sản được xác định trong bảng cân đối kế tốn của doanh nghiệp) hoặc số lao động bình quân năm (tổng nguồn vốn là tiêu chí ưu tiên), cụ thể như sau:

Quy mô Khu vực Doanh nghiệp siêu nhỏ

Doanh nghiệp nhỏ Doanh nghiệp vừa

Số lao động Tổng nguồn vốn Số lao động Tổng nguồn vốn Số lao động I. Nông, lâm nghiệp và thủy sản 10 người trở xuống 20 tỷ đồng trở xuống từ trên 10 người đến 200 người từ trên 20 tỷ đồng đến 100 tỷ đồng từ trên 200 người đến 300 người

II. Công nghiệp và xây dựng 10 người trở xuống 20 tỷ đồng trở xuống từ trên 10 người đến 200 người từ trên 20 tỷ đồng đến 100 tỷ đồng từ trên 200 người đến 300 người III. Thương mại và dịch vụ 10 người trở xuống 10 tỷ đồng trở xuống từ trên 10 người đến 50 người từ trên 10 tỷ đồng đến 50 tỷ đồng từ trên 50 người đến 100 người

Nhìn chung, định nghĩa và tiêu chí phân loại doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Việt Nam cũng có những yếu tố tương đồng với cách phân loại trên thế giới. Cụ thể, tiêu chí phân loại doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Việt Nam là dựa vào số lao động và tổng nguồn vốn được phân loại theo từng ngành nghề.

2.4.2 Tổng quan về doanh nghiệp kiểm toán độc lập nhỏ và vừa tại Việt Nam: 2.4.2.1 Quá trình hình thành và phát triển các cơng ty kiểm tốn độc lập tại Việt 2.4.2.1 Quá trình hình thành và phát triển các cơng ty kiểm tốn độc lập tại Việt Nam

Ngày 13 tháng 5 năm 1991, Bộ trưởng Bộ Tài chính ký quyết định thành lập hai cơng ty kiểm tốn đầu tiên trực thuộc Bộ, đánh dấu sự hình thành ngành kiểm tốn độc lập ở Việt Nam (Trần Đình Tuấn và Đõ Thị Thúy Phương, 2008). Thực ra, hoạt động kiểm toán độc lập đã xuất hiện ở Việt Nam khi các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngồi hoạt động tại Việt Nam theo Luật Đầu tư nước ngoài đầu tiên do Quốc hội ban hành vào tháng 12 năm 1987. Chính phủ Việt Nam và trực tiếp là Thủ tướng Chính phủ đã có quyết định lịch sử mang tính đột phá, đó là cho phép thành lập văn phịng đại diện của Cơng ty Ernst & Young Việt Nam vào giữa năm 1989 và mấy năm sau đó cho phép các Doanh nghiệp kiểm tốn 100% vốn nước ngoài hoạt động tại Việt Nam nhằm thúc đẩy nhanh cơng cuộc cải cách kế tốn và kiểm toán ở Việt Nam, đáp ứng yêu cầu mở cửa, thu hút vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam.

Ngày 13 tháng 5 năm 1991 theo giấy phép số 975/PPLT của Thủ tướng Chính phủ, Bộ tài chính đã ký quyết định thành lập hai cơng ty: Cơng ty kiểm tốn Việt Nam với tên giao dịch là VACO (QĐ 165-TC/QĐ/TCCB) và Công ty dịch vụ kế toán Việt Nam với tên giao dịch là ASC (QĐ 164-TC/QĐ/TCCB) sau này đổi tên thành cơng ty dịch vụ tư bấn tài chính, kế tốn, kiểm toán – AASC.

Nhiều cơng ty kiểm tốn thuộc các thành phần kinh tế đã lần lượt ra đời: Nếu năm 1991, chỉ có 2 công ty với 13 nhân viên thì tính đến ngày 22 tháng 12 năm 2016 đã có 152 cơng ty kiểm tốn độc lập, trong đó tồn bộ các cơng ty đều hoạt động dưới hình thức cơng ty trách nhiệm hữu hạn và có 30 cơng ty kiểm toán được chấp thuận thực hiện kiểm tốn cho đơn vị có lợi ích cơng chúng năm 2017, chiếm tỷ lệ 19,7% tổng số cơng ty kiểm tốn độc lập hoạt động tại Việt Nam. Bên cạnh đó, số lượng nhân sự KTV được cấp giấy đăng ký hành nghề kiểm toán là 1.812 người cập nhật đến ngày 25 tháng 11 năm 2016, trong đó số lượng KTV được chấp thuận thực hiện kiểm tốn cho đơn vị có lợi ích cơng chúng là 645 người, chiếm tỷ lệ 36% so với tổng số lượng KTV được cấp chứng chỉ (Bộ Tài chính, 2016).

2.4.2.2 Doanh nghiệp kiểm tốn độc lập quy mơ nhỏ và vừa tại Việt Nam

Theo Luật Kiểm toán độc lập số 67/2011/QH12, điều kiện để thành lập doanh nghiệp kiểm toán độc lập tại Việt Nam trong đó có yếu tố về vốn như sau:

“Vốn pháp định đối với công ty trách nhiệm hữu hạn

1.Vốn pháp định đối với công ty trách nhiệm hữu hạn là 3 (ba) tỷ đồng Việt Nam; từ ngày 01 tháng 01 năm 2015, vốn pháp định là 5 (năm) tỷ đồng Việt Nam.”

Đồng thời:

“Vốn tối thiểu đối với doanh nghiệp kiểm toán nước ngồi có thành lập chi nhánh tại Việt Nam và vốn được cấp của chi nhánh doanh nghiệp kiểm tốn nước ngồi tại Việt Nam.

1.Doanh nghiệp kiểm tốn nước ngồi đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kiểm toán cho chi nhánh doanh nghiệp kiểm toán nước ngồi tại Việt Nam phải có vốn chủ sở hữu trên bảng cân đối kế toán tại thời điểm kết thúc năm tài chính gần nhất với thời điểm đề nghị cấp giấy chứng nhận đủ điều

kiện kinh doanh dịch vụ kiểm toán cho chi nhánh tối thiểu tương đương 500.000 (năm trăm nghìn) đơ la Mỹ.”

Tổng hợp lại, nếu so sánh giữa quy định theo Luật Kiểm toán độc lập và theo quy định chung của doanh nghiệp thì phần lớn các cơng ty kiểm tốn độc lập tại Việt Nam sẽ được phân loại là doanh nghiệp nhỏ và vừa dựa vào số vốn quy định.

Hiện nay tại Việt Nam, Bộ Tài chính và Hội KTV hành nghề chưa quy định tiêu chí phân loại doanh nghiệp kiểm tốn nhỏ và vừa. Do vậy để phân loại cần có sự kết hợp giữa việc xem xét đặc điểm riêng của ngành nghề kiểm tốn và tiêu chí chung được sử dụng để phân loại doanh nghiệp nhỏ vừa vừa đối với ngành thương mại dịch vụ. Xuất phát từ đặc điểm con người là nhân tố quan trọng đối với các công ty hoạt động trong ngành dịch vụ và cụ thể hơn kiểm tốn viên đóng vai trị chủ chốt tại các cơng ty kiểm tốn độc lập, nội dung luận văn phân chia quy mô các cơng ty kiểm tốn độc lập theo số lượng nhân viên có chứng chỉ KTV, chi tiết như sau:

• Số lượng nhân viên có chứng chỉ KTV < 10: Quy mơ nhỏ.

• Số lượng nhân viên có chứng chỉ 10 <= KTV <= 20: Quy mơ vừa. • Số lượng nhân viên có chứng chỉ KTV > 20: Quy mô lớn.

Đặc điểm hoạt động của các cơng ty kiểm tốn độc lập nhỏ và vừa là do số lượng nhân viên có chứng chỉ kiểm tốn thấp hơn so với quy định về tiêu chuẩn, điều kiện đối với tổ chức kiểm tốn được chấp thuận kiểm tốn cho đơn vị có lợi ích cơng chúng nên tất cả các cơng ty kiểm tốn độc lập nhỏ và một phần các cơng ty kiểm toán độc lập quy mơ vừa khơng được thực hiện kiểm tốn cho các đơn vị có lợi ích cơng chúng. Đối tượng khách hàng của nhóm cơng ty kiểm toán độc lập nhỏ và vừa chủ yếu là các công ty cổ phần, công ty TNHH, doanh nghiệp tư nhân với giá phí kiểm tốn thấp. Bên cạnh đó, dịch vụ do các cơng ty kiểm tốn độc lập trên cung cấp trong thời gian qua khơng ngừng được đa dạng hóa.

Kết luận Chƣơng 2

Nội dung chương 2 trình bày tổng quan về tính trọng yếu bao gồm từ lịch sử hình thành và phát triển khái niệm, những định nghĩa về tính trọng yếu được quy định hiện tại, quy trình vận dụng đánh giá tính trọng yếu trong kiểm tốn BCTC. Bên cạnh đó, chương 2 đã hệ thống được các lý luận cũng như các nghiên cứu có liên quan đến tính trọng yếu trên thế giới và tại Việt Nam.

Cơ sở lý luận về nội dung nghiên cứu là tiền đề nhằm nghiên cứu thực trạng từ đó đánh giá những ưu điểm và hạn chế còn tồn tại khi thực hiện vận dụng đánh giá tính trọng yếu trên góc độ thực hành để đưa ra các giải pháp nhằm mục đích hồn thiện tốt hơn việc vận dụng đánh giá tính trọng yếu trong kiểm toán BCTC.

CHƢƠNG 3 PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1 Thiết kế nghiên cứu:

3.1.1 Khung nghiên cứu

Khung nghiên cứu của luận văn được khái quát qua sơ đồ 3.1. Căn cứ từ tổng quan nghiên cứu và khoảng trống nghiên cứu. Tác giả sẽ tiến hành xây dựng mục tiêu nghiên cứu và những mục tiêu này được cụ thể hóa thành ba câu hỏi nghiên cứu.

Để trả lời câu hỏi nghiên cứu thứ nhất “ Câu hỏi 1: Những vấn đề lý luận cơ bản về trọng yếu được phát triển từ những vấn đề lý luận chung trong kiểm toán BCTC như thế nào?” trong chương 2, tác giả tiến hành tổng hợp các định nghĩa, khái niệm trọng yếu, mức trọng yếu theo các quy định văn bản trong từng lĩnh vực bao gồm kế tốn và kiểm tốn. Tiếp đó, quy trình vận dụng đánh giá tính trọng yếu được trình bày theo từng bước của quy trình kiểm tốn: giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán, giai đoạn thực hiện kiểm tốn và cuối cùng là khi hồn thành cuộc kiểm toán.

Để trả lời câu hỏi nghiên cứu thứ hai “Quy trình vận dụng đánh giá tính trọng yếu trong kiểm tốn BCTC được các cơng ty kiểm tốn độc lập tại thành phố Hồ Chí Minh thực hiện như thế nào?”, tác giả bám sát các nội dung vận dụng đánh giá tính trọng yếu về mặt lý luận đã được cụ thể hóa làm cơ sở thu thập các thơng tin về tình hình vận dụng đánh giá tính trọng yếu trong kiểm toán BCTC do các cơng ty kiểm tốn độc lập tại thành phố Hồ Chí Minh thực hiện từ năm 2014 trở lại đây. Tác giả chủ yếu sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính bằng các xin ý kiến tham vấn về các nội dung được sử dụng trong các bảng câu hỏi; khảo sát qua phiếu điều tra để nắm được thực trạng và quan điểm của các KTV về việc vận dụng đánh giá tính trọng yếu. Về thực trạng vận dụng đánh giá tính trọng yếu, có vấn đề được tác giả sử dụng kỹ thuật định lượng để phân tích các thơng tin thu thập được đó là đánh giá sự khác biệt trong quan điểm của doanh nghiệp kiểm toán độc lập nhỏ và vừa với cơng ty kiểm tốn độc lập có quy mơ lớn.

Để trả lời câu hỏi nghiên cứu thứ ba “Biện pháp nào để hoàn thiện việc vận dụng đánh giá tính trọng yếu trong kiểm tốn BCTC của các cơng ty kiểm tốn độc

lập nhỏ và vừa tại thành phố Hồ Chí Minh?”, trong Chương 5, tác giả căn cứ vào cơ sở lý luận được xác định ở Chương 2, phương pháp thu thập và phân tích dữ liệu ở Chương 3, kết quả nghiên cứu thực trạng ở Chương 4 từ đó đề ra phương pháp và xác định các giải pháp nhằm hồn thiện việc vận dụng đánh giá tính trọng yếu trong kiếm toán BCTC của các cơng ty kiểm tốn độc lập nhỏ và vừa tại thành phố Hồ Chí Minh.

Câu hỏi 1

Những vấn đề lý luận cơ bản về trọng yếu được phát triển từ những vấn đề lý luận chung trong kiểm toán BCTC như thế nào ?

Mở đầu

Khoảng trống nghiên cứu

Nội dung và mục tiêu nghiên cứu

Câu hỏi 2

Quy trình vận dụng đánh giá tính trọng yếu trong kiểm tốn BCTC được các cơng ty kiểm tốn độc lập tại thành phố Hồ Chí Minh thực hiện như thế nào?

Câu hỏi 3

Biện pháp nào để hoàn thiện việc vận dụng đánh giá tính trọng yếu trong kiểm tốn BCTC của các cơng ty kiểm tốn độc lập nhỏ và vừa tại thành phố Hồ Chí Minh thực hiện?

I.

Chƣơng 2 Chƣơng 3 Chƣơng 4 Chƣơng 5

Tổng quan về trọng yếu Phương pháp nghiên cứu Kết quả nghiên cứu thực Biện pháp nâng cao việc và vận dụng đánh giá trạng vận dụng đánh giá vận dụng đánh giá tính tính trọng yếu trong kiểm tính trọng yếu trong kiểm trọng yếu trong kiểm toán BCTC toán BCTC tốn BCTC của các cơng

ty kiểm toán độc lập nhỏ và vừa tại thành Kỹ thuật phố Hồ Chí Minh Kỹ thuật nghiên cứu nghiên cứu định tính và

định tính định lượng

3.1.2 Quy trình nghiên cứu

Quy trình nghiên cứu của luận văn bao gồm hai khảo sát cơ bản: (1) Nghiên cứu tình huống và (2) Khảo sát qua phiếu điều tra.

Bước 1: Nghiên cứu tình huống được thực hiện tại các cơng ty kiểm tốn (đại diện cho nhóm cơng ty kiểm tốn độc lập lớn, nhỏ và vừa) với hai nội dung chính: tìm hiểu q trình vận dụng đánh giá tính trọng yếu, tiếp cận với hồ sơ kiểm toán nhằm minh họa tài liệu cho các bước vận dụng đánh giá tính trọng yếu trong kiểm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) biện pháp nâng cao khả năng vận dụng tính trọng yếu trong kiểm toán báo cáo tài chính của các công ty kiểm toán độc lập nhỏ và vừa tại thành phố hồ chí minh (Trang 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(153 trang)