Xử lý dữ liệu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) biện pháp nâng cao khả năng vận dụng tính trọng yếu trong kiểm toán báo cáo tài chính của các công ty kiểm toán độc lập nhỏ và vừa tại thành phố hồ chí minh (Trang 54)

3.3.1 Nghiên cứu tình huống

Kết quả nghiên cứu tình huống tại 03 cơng ty kiểm tốn độc lập là Công ty TNHH Deloitte Việt Nam, Cơng ty TNHH Kiểm tốn U&I và Cơng ty TNHH Dịch vụ Kiểm tốn và Tư vấn Kế toán Bắc Đẩu, mỗi cơng ty lần lượt đại diện cho nhóm cơng ty kiểm tốn độc lập có quy mơ lớn, nhỏ và vừa tại thành phố Hồ Chí Minh được dùng để thu thập hồ sơ kiểm toán nhằm minh họa cho các nội dung vận dụng đánh giá tính trọng yếu theo từng giai đoạn trong kiểm toán BCTC gồm giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán, giai đoạn thực hiện kiểm tốn và giai đoạn hồn thành kiểm toán.

3.3.2 Khảo sát qua bảng câu hỏi

Bảng câu hỏi được thu thập ở cuộc khảo sát, đã được loại bỏ những phiếu có nội dung khơng có giá trị nghiên cứu (như khơng có hoặc thiếu nhiều câu trả lời),

tác giả tiến hành quá trình xử lý dữ liệu và thống kê các câu trả lời nhằm phục vụ cho mục đích phân tích. Dựa vào các mối quan hệ của tác giả và các đồng nghiệp với KTV, tác giả đã gửi bảng câu hỏi khảo sát trực tuyến theo mẫu được chọn. Kết quả cụ thể như sau:

Đối với 48 bảng câu hỏi được gửi đi có 14 KTV là nam và 34 KTV là nữ; 11 KTV là việc ở các cơng ty kiểm tốn độc lập quy mơ lớn, 10 KTV làm việc ở nhóm các cơng ty kiểm tốn độc lập quy mô vừa và 27 KTV làm việc tại các cơng ty kiểm tốn độc lập quy mô nhỏ; xét về kinh nghiệm kiểm tốn có 28 KTV có kinh nghiệm tối đa là 5 năm và 20 KTV có kinh nghiệm trên 5 năm.

Dữ liệu thu thập được từ kết quả khảo sát qua bảng câu hỏi sẽ được thống kê theo từng vấn đề và được sử dụng minh họa cho thực trạng vận dụng đánh giá tính trọng yếu trong kiểm tốn BCTC.

Nghiên cứu sử dụng phần mềm SPSS nhằm phân tích dữ liệu về thực trạng vận dụng đánh giá tính trọng yếu trong kiểm tốn BCTC đặt trong mối quan hệ với các yếu tố bao gồm: quy mô của công ty kiểm toán độc lập, là thành viên của hãng quốc tế, số lượng nhân viên có giấy đăng ký hành nghề kiểm tốn cấp bởi Bộ Tài chính, việc áp dụng chương trình kiểm tốn mẫu của Hội KTV hành nghề dựa trên ba phương pháp phân tích, bao gồm: thống kê mơ tả, xác định hệ số tương quan và kiểm định tham số trung bình hai mẫu bằng thử nghiệm t-test. (Chi tiết dữ liệu phân tích được trình bày trong Phụ lục số 06)

Tương tự như nghiên cứu của Moyes (1996) phương pháp kiểm định t (với mức ý nghĩa 5%) được sử dụng để xem xét. Kiểm định tham số trung bình hai mẫu được sử dụng để so sánh sự khác biệt giữa các nhóm đối tượng được khảo sát về chất lượng vận dụng đánh giá tính trọng yếu trong kiểm tốn BCTC với các cặp giả thuyết tương ứng với các giả thuyết được trình bày như trên: (1) Quy mô công ty

kiểm toán độc lập (với cặp giả thuyết Ho: khơng có sự khác biệt trong vận dụng đánh giá tính trọng yếu giữa các cơng ty kiểm tốn độc lập có quy mơ lớn và nhóm các cơng ty kiểm tốn độc lập có quy mơ nhỏ và vừa; H1: có sự khác biệt trong vận dụng đánh giá tính trọng yếu giữa các cơng ty kiểm tốn độc lập có quy mơ lớn và

nhóm các cơng ty kiểm tốn độc lập có quy mơ nhỏ và vừa, (2) áp dụng chương trình kiểm tốn mẫu (với cặp giả thuyết Ho: khơng có sự khác biệt trong vận dụng đánh giá tính trọng yếu giữa các cơng ty kiểm tốn độc lập có áp dụng và khơng áp dụng chương trình kiểm tốn mẫu của Hội KTV hành nghề Việt Nam; H1: có sự khác biệt trong vận dụng đánh giá tính trọng yếu giữa các cơng ty kiểm tốn độc lập có áp dụng và khơng áp dụng chương trình kiểm tốn mẫu của Hội KTV hành nghề Việt Nam, (3) là thành viên của hãng kiểm toán quốc tế (với cặp giả thuyết Ho:

khơng có sự khác biệt trong vận dụng tính trọng yếu giữa các cơng ty kiểm tốn độc lập là thành viên của các hãng kiểm toán quốc tế và các công ty không là thành viên của các hãng kiểm tốn quốc tế; H1: có sự khác biệt trong vận dụng tính trọng yếu giữa các cơng ty kiểm tốn độc lập là thành viên của các hãng kiểm tốn quốc tế và các cơng ty khơng là thành viên của các hãng kiểm tốn quốc tế, (4) số lượng KTV (với cặp giả thuyết Ho: khơng có sự khác biệt trong việc vận dụng tính trọng yếu trong kiểm tốn BCTC giữa các cơng ty kiểm tốn độc lập có số lượng nhân viên kiểm tốn có Giấy chứng nhận đăng ký hành nghề kiểm toán lớn hơn và nhỏ hơn trung bình mẫu; H1: có sự khác biệt trong việc vận dụng tính trọng yếu trong kiểm tốn BCTC giữa các cơng ty kiểm tốn độc lập có số lượng nhân viên kiểm tốn có Giấy chứng nhận đăng ký hành nghề kiểm toán lớn hơn và nhỏ hơn trung bình mẫu.

Đồng thời, nguồn dữ liệu được phân tích dựa vào các câu trả lời trong bảng câu hỏi khảo sát được xác định hệ số của các câu trả lời theo nguyên tắc sau: mỗi câu hỏi liên quan đến các bước trong quy trình vận dụng đánh giá tính trọng yếu trong kiểm toán BCTC cũng như quy định, hướng dẫn theo chính sách của cơng ty liên quan đến việc vận dụng đánh giá tính trọng yếu, sẽ được tính tối đa là 1 điểm. Tùy thuộc vào phương án trả lời của từng câu hỏi trong bảng câu hỏi được tính theo mức từ 0 đến 1 điểm.

Tổng hợp lại nhằm tạo sự so sánh việc vận dụng đánh giá tính trọng yếu trong kiểm toán BCTC như sau: (Bảng 3.1)

Bảng 3.1 Các tiêu chí phân loại nhóm nghiên cứu

STT Tiêu chí Tiêu chí phân loại nhóm nghiên cứu

Nhóm 1 Nhóm 2

1 Quy mơ cơng ty kiểm tốn

Có quy mơ lớn theo cách thức phân loại ở chương 3

Có quy mơ nhỏ và vừa theo cách thức phân loại ở chương 3

2 Áp dụng chương trình kiểm tốn mẫu của Hội KTV hành nghề

Có sử dụng chương trình kiểm tốn mẫu

Khơng sử dụng chương trình kiểm tốn mẫu

3 Số lượng nhân viên chuyên nghiệp có giấy đăng ký hành nghề kiểm toán Lớn hơn mức trung bình của mẫu Nhỏ hơn mức trung bình của mẫu 4 Là thành viên hãng quốc tế Là thành viên hãng quốc tế Không là thành viên hãng quốc tế

Kết luận chƣơng 3

Nội dung chương đưa ra khung nghiên cứu nhằm mục đích trả lời ba câu hỏi nghiên cứu của luận văn. Tác giả đã sử dụng phương pháp nghiên cứu kết hợp giữa định tính và định lượng trong việc thực hiện nghiên cứu. Nghiên cứu tình huống được thực hiện tại ba cơng ty kiểm tốn độc lập: Công ty TNHH Deloitte Việt Nam (đại diện cho nhóm các cơng ty kiểm tốn độc lập có quy mơ lớn), Cơng ty TNHH dịch vụ Kiểm toán và Tư vấn UHY (đại diện cho nhóm các cơng ty kiểm tốn độc lập có quy mơ vừa) và Công ty TNHH dịch vụ Kiểm toán và Tư vấn kế toán Bắc Đẩu (đại diện cho nhóm cơng ty kiểm tốn độc lập quy mô nhỏ). Bảng câu hỏi khảo sát được thực hiện nhằm thu thập dữ liệu về việc vận dụng đánh giá tính trọng yếu trong kiểm tốn BCTC. Phần lớn dữ liệu được thống kê theo từng nội dung nhằm minh họa cho thực trạng vận dụng đánh giá tính trọng yếu; một phần dữ liệu khảo sát được xử lý xác định hệ số tương quan và phương pháp kiểm định trung bình hai mẫu để xem xét sự khác biệt giữa các nhóm được khảo sát theo giả thuyết được xây dựng.

CHƢƠNG 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG VẬN DỤNG ĐÁNH GIÁ TÍNH TRỌNG YẾU TRONG KIỂM TỐN BCTC CỦA CÁC CƠNG

TY KIỂM TỐN ĐỘC LẬP TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH.

4.1 Các quy định liên quan đến tính trọng yếu trong kiểm toán BCTC tại Việt Nam

4.1.1 Các quy định liên quan đến hoạt động kiểm toán độc lập tại Việt Nam

Hiện nay, hoạt động kiểm toán độc lập tại Việt Nam bao gồm nguyên tắc, điều kiện, phạm vi, hình thức hoạt động; quyền và nghĩa vụ của KTV hành nghề cũng như doanh nghiệp kiểm toán, chi nhánh doanh nghiệp kiểm tốn nước ngồi tại Việt Nam và đơn vị được kiểm toán được quy định thực hiện theo Luật Kiểm tốn độc lập số 67/2011/QH12 có hiệu lực từ ngày 01 tháng 01 năm 2012; kèm theo Nghị định số 17/2012/NĐ-CP có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 05 năm 2012 với nội dung quy định những chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật kiểm toán độc lập về tổ chức nghề nghiệp kiểm toán; doanh nghiệp kiểm toán; cung cấp dịch vụ kiểm toán qua biên giới; đơn vị được kiểm toán, báo cáo kiểm toán và lưu trữ; sử dụng và tiêu hủy hồ sơ kiểm toán.

Bên cạnh hệ thống điều lệ của pháp luật, hệ thống Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam đóng một vai trị đặc biệt quan trọng, hệ thống chuẩn mực kiểm toán Việt Nam mới nhất được cập nhật theo thơng tư số 214/2012/TT-BTC của Bộ Tài chính với nội dung ban hành hệ thống chuẩn mực kiểm tốn Việt Nam bao gồm 37 chuẩn mực có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2014.

Đặc biệt, trong năm 2015, Bộ Tài chính đã ban hành một loạt các thông tư quy định trong lĩnh vực kiểm tốn. Trong đó có 10 chuẩn mực kiểm toán Việt Nam, được hướng dẫn tại sáu thông tư, bao gồm: Thông tư số 65/2015/TT-BTC các chuẩn mực về hợp đồng sốt xét; Thơng tư số 66/2015/TT-BTC các chuẩn mực về hợp đồng dịch vụ đảm bảo; Thông tư số 67/2015/TT-BTC các chuẩn mực về kiểm tốn báo cáo quyết tốn dự án hồn thành; Thông tư số 68/2015/TT-BTC các chuẩn mực về dịch vụ liên quan; Thông tư số 69/2015/TT-BTC khuôn khổ về hợp đồng dịch vụ đảm bảo; Thông tư số 70/2015/TT-BTC chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp kế

toán, kiểm tốn. Bên cạnh đó là Thông tư số 70/2015/TT-BTC ban hành Chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp kế tốn, kiểm tốn.

Trước đó, Bộ Tài chính đã ban hành thơng tư số 157/2014/TT-BTC có nội dung quy định về kiểm soát chất lượng dịch vụ kiểm tốn, dịch vụ sốt xét BCTC, thơng tin tài chính và dịch vụ đảm bảo khác theo quy định, thông tư được ban hành ngày 23 tháng 10 năm 2014 và có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký ban hành.

4.1.2 Các quy định liên quan đến tính trọng yếu trong kiểm toán BCTC tại Việt Nam Nam

Các quy định hiện nay tại Việt Nam liên quan đến vận dụng đánh giá tính trọng yếu đều là những chuẩn mực trong hệ thống chuẩn mực kiểm toán Việt Nam được ban hành kèm theo Thông tư số 214/2012/TT-BTC ngày 06 tháng 12 năm 2012 của Bộ Tài chính. Trong đó, đề cập hồn tồn đến tính trọng yếu là Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 320 về “Mức trọng yếu trong lập kế hoạch và thực hiện kiểm tốn”. Nội dung chuẩn mực giải thích về thuật ngữ tính trọng yếu và yêu cầu xác định mức trọng yếu cũng như mức trọng yếu thực hiện khi lập kế hoạch kiểm toán nhằm mục tiêu giúp KTV và doanh nghiệp kiểm toán áp dụng khái niệm mức trọng yếu một cách phù hợp khi lập kế hoạch và thực hiện kiểm tốn.

Bên cạnh đó, nội dung về tính trọng yếu cũng được đề cập đến trong một số chuẩn mực khác, bao gồm:

Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 200 về “Mục tiêu tổng thể của KTV và doanh nghiệp kiểm toán khi thực hiện kiểm toán theo chuẩn mực kiểm toán Việt Nam” mục 03 xác định “Mục đích của kiểm tốn BCTC là làm tăng độ tin cậy của người sử dụng đối với BCTC, thông qua việc KTV đưa ra ý kiến về việc liệu BCTC có được lập, trên các khía cạnh trọng yếu, phù hợp với khn khổ về lập và trình bày BCTC được áp dụng hay không. Đối với hầu hết các khn khổ về lập và trình bày BCTC cho mục đích chung, KTV phải đưa ra ý kiến về việc liệu BCTC có được lập và trình bày trung thực và hợp lý, trên các khía cạnh trọng yếu, phù hợp với khn khổ về lập và trình bày BCTC được áp dụng hay khơng. Một cuộc kiểm tốn được thực hiện theo chuẩn mực kiểm toán Việt Nam, chuẩn mực và các quy

định về đạo đức nghề nghiệp có liên quan sẽ giúp KTV hình thành ý kiến kiểm tốn đó”.

Chuẩn mực kiểm tốn Việt Nam số 240 về “ Trách nhiệm của KTV liên quan đến gian lận trong q trình kiểm tốn BCTC” ở mục 03 đề cập đến như sau: “Mặc dù gian lận là một khái niệm pháp lý rất rộng, nhưng để đạt được mục đích của các chuẩn mực kiểm tốn, KTV chỉ phải quan tâm đến những gian lận dẫn đến sai sót trọng yếu trong BCTC”.

Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 300 về “ Lập kế hoạch kiểm toán BCTC” hướng dẫn bước xác định mức trọng yếu là một trong những vấn đề cần phải xem xét trước khi xác định và đánh giá rủi ro có sai sót trọng yếu.

Chuẩn mực kiểm tốn Việt Nam số 315 về “Xác định và đánh giá rủi ro có sai sót trọng yếu thơng qua hiểu biết về đơn vị được kiểm tốn và mơi trường của đơn vị” đoạn 05 quy định: “KTV phải thực hiện thủ tục đánh giá rủi ro để có cơ sở xác định và đánh giá rủi ro có sai sót trọng yếu ở cấp độ BCTC và cấp độ cơ sở dẫn liệu. Tuy nhiên, nếu chỉ thực hiện thủ tục đánh giá rủi ro thì chưa cung cấp đầy đủ bằng chứng kiểm tốn thích hợp để KTV đưa ra ý kiến kiểm toán”.

Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 330 về “Biện pháp xử lý của KTV đối với rủi ro đã đánh giá” đoạn 05 yêu cầu: “KTV phải thiết kế và thực hiện các biện pháp xử lý tổng thể đối với các rủi ro có sai sót trọng yếu đã được đánh giá ở cấp độ BCTC”.

Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 450 về “Đánh giá các sai sót phát hiện trong q trình kiểm tốn” đoạn 06 hướng dẫn việc xem xét đối với các sai sót phát hiện trong q trình kiểm tốn như sau: “KTV phải xác định sự cần thiết của việc sửa đổi chiến lược kiểm toán tổng thể và kế hoạch kiểm toán nếu:

(a) Bản chất của các sai sót đã được phát hiện và tình huống phát sinh các sai sót đó cho thấy có thể tồn tại các sai sót khác mà khi tổng hợp lại có thể là trọng yếu, hoặc

(b) Tổng hợp các sai sót đã được phát hiện trong q trình kiểm tốn gần đạt tới mức trọng yếu theo quy định của Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 320”.

Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 500 về “Bằng chứng kiểm toán” đoạn 05 định nghĩa về tính đầy đủ của bằng chứng kiểm toán: “Là tiêu chuẩn đánh giá về số lượng bằng chứng kiểm toán. Số lượng bằng chứng kiểm toán cần thu thập chịu ảnh hưởng bởi đánh giá của KTV đối với rủi ro có sai sót trọng yếu và chất lượng của mỗi bằng chứng kiểm toán.”.

Chuẩn mực kiểm tốn Việt Nam số 700 về “Hình thành ý kiến kiểm tốn và báo cáo kiểm toán về BCTC” đoạn 10 yêu cầu KTV hình thành ý kiến kiểm toán về BCTC như sau: “KTV phải đưa ra ý kiến kiểm tốn về việc liệu BCTC có được lập phù hợp với khn khổ về lập và trình bày BCTC được áp dụng, trên các khía cạnh trọng yếu hay không.”.

Song song với hệ thống chuẩn mực kiểm tốn Việt Nam do Bộ Tài chính ban hành là chương trình kiểm tốn mẫu được Hội KTV hành nghề Việt Nam xây dựng theo Quyết định số 366-2016/QĐ-VACPA ban hành “Chương trình kiểm tốn mẫu áp dụng cho kiểm tốn BCTC” có hiệu lực áp dụng từ ngày 01 tháng 01 năm 2017 được cung cấp miễn phí cho các cơng ty kiểm tốn. Trong chương trình kiểm tốn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) biện pháp nâng cao khả năng vận dụng tính trọng yếu trong kiểm toán báo cáo tài chính của các công ty kiểm toán độc lập nhỏ và vừa tại thành phố hồ chí minh (Trang 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(153 trang)