tố khác
Kết quả tổng điểm vận dụng đánh giá tính trọng yếu tại 48 cơng ty kiểm tốn độc lập tại thành phố Hồ Chí Minh được chọn khảo sát được tổng hợp và thực hiện phân tích. (Phụ lục số 07)
Phân tích hệ số tương quan giữa vận dụng đánh giá tính trọng yếu và các đặc điểm của doanh nghiệp kiểm tốn bao gồm: quy mơ của công ty, số lượng nhân viên có giấy đăng ký hành nghề kiểm toán, việc áp dụng chương trình kiểm tốn mẫu của Hội KTV hành nghề Việt Nam và việc là thành viên của các hãng kiểm toán quốc tế. Kết quả được trình bày trong Bảng 4.1, như sau:
Bảng 4.1 Kiểm định sự tƣơng quan giữa vận dụng đánh giá tính trọng yếu và các yếu tố khác
STT Tiêu chí Vận dụng đánh giá tính trọng yếu Hệ số tƣơng quan
Pearson
Trị số p (p-value) 1 Quy mơ cơng ty kiểm tốn 0,858 0,0000
2 Áp dụng chương trình kiểm tốn mẫu của VACPA
-0,761 0,0000
3
Số lượng nhân viên có giấy đăng ký hành nghề kiểm toán
0,732 0,0000
4 Là thành viên của hãng kiểm toán quốc tế
0,773 0,0000
Kết quả chi tiết được trình bày tại phụ lục số 08. Với kết quả phân tích được trình bày có thể thấy, với độ tin cậy 99% (p-value<1%), việc vận dụng đánh giá tính trọng yếu có mối quan hệ chặt chẽ với các yếu tố bao gồm quy mơ cơng ty kiểm tốn với hệ số tương quan là 0,858. Bên cạnh đó, việc sử dụng chương trình kiểm tốn mẫu của Hội KTV hành nghề Việt Nam có chỉ số tương quan âm do các công ty tuy khơng sử dụng chương trình kiểm toán mẫu nhưng vẫn lấy làm cơ sở xây dựng hệ thống riêng. Số lượng nhân viên có giấy đăng ký hành nghề kiểm tốn có tác động đến việc vận dụng đánh giá tính trọng yếu với hệ số tương quan là 0,732. Cuối cùng, việc là thành viên của hãng kiểm tốn quốc tế cũng có tác động đến việc vận dụng đánh giá tính trọng yếu khi hệ số tương quan là 0,773. Tóm lại, các yếu tố bao gồm: quy mơ cơng ty kiểm tốn, số lượng nhân viên có chứng chỉ kiểm tốn và việc là thành viên của hãng quốc tế có mối quan hệ với việc vận dụng đánh giá tính trọng yếu.
Cũng tương tự như phương pháp nghiên cứu của Đoàn Thanh Nga (2011), nhằm mục đích xác định rõ hơn có sự khác biệt giữa nhóm các cơng ty thuộc các
yếu tố trên với việc vận dụng đánh giá tính trọng yếu trong kiểm tốn BCTC, tác giả sử dụng kiểm định tham số trung bình hai mẫu để so sánh giá trị trung bình giữa các nhóm mẫu với những giả thiết đã được đặt ra ở phần phương pháp nghiên cứu. Thể hiện kết quả nghiên cứu trong Bảng 4.2.
Bảng 4.2 Kết quả phân tích bằng kiểm định tham số trung bình hai mẫu
STT Tiêu chí
Số mẫu Thử nghiệm t-test
Nhóm 1 Nhóm 2 p- value Bình qn khác biệt Độ lệch chuẩn của khác biệt Giá trị khác biệt Nhỏ nhất Lớn nhất 1 Quy mơ cơng ty kiểm tốn 11 37 0,000 6,68 0,45 5,77 7,59 2 Số lượng KTV hành nghề 14 34 0,010 4,27 1,45 1,19 7,35 3 Là thành viên hãng quốc tế 20 28 0,000 5,59 0,68 4,23 6,95
Kết quả chi tiết được trình bày tại phụ lục số 09 và 10. Cụ thể, giá trị p- value<0,5 thể hiện có sự khác nhau giữa phương sai của hai mẫu do đó giả thuyết H1 của từng cặp giả thuyết được chấp nhận, đó là có sự khác biệt trong việc vận dụng tính trọng yếu giữa các cơng ty kiểm toán độc lập khác nhau về các yếu tố: quy mô công ty, số lượng KTV và là thành viên của hãng kiểm toán quốc tế. Chi tiết là với kết quả cho thấy với mức tin cậy 95% (p-value<5%), các mẫu khảo sát cho thấy có điểm khác biệt lớn trong vận dụng đánh giá tính trọng yếu giữa hai nhóm cơng ty kiểm tốn có quy mơ lớn và nhóm cơng ty kiểm tốn có quy mơ nhỏ
và vừa với Các cơng ty kiểm tốn có quy mơ lớn vận dụng đánh giá tính trọng yếu tốt hơn các cơng ty kiểm tốn có quy mơ nhỏ và vừa thể hiện ở điểm trung bình đánh giá vận dụng đánh giá tính trọng yếu của nhóm cơng ty kiểm tốn có quy mơ vừa lớn hơn. Mặt khác, bình quân khác biệt đối với yếu tố quy mô cơng ty kiểm tốn là 6,68, yếu tố số lượng nhân viên có giấy đăng ký hành nghề kiểm toán là 4,27 và yếu tố là thành viên hãng quốc tế là 5,59.
Kết luận lại từ 48 công ty kiểm tốn độc lập tại thành phố Hồ Chí Minh được chọn mẫu thực hiện khảo sát bằng bảng câu hỏi cho kết quả các cơng ty kiểm tốn độc lập có quy mơ lớn, có số lượng KTV lớn hơn trung bình mẫu (16 KTV) và là thành viên hãng kiểm toán quốc tế sẽ thực hiện vận dụng đánh giá tính trọng yếu tốt hơn.