Các dấu hiệu chính của tôm bệnh và chết trong thí nghiệm

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tác nhân gây hội chứng chết đỏ trên tôm chân trắng (litopenaeus vannamei boon, 1931) nuôi thương phẩm tại khánh hòa (Trang 67 - 69)

Các dấu hiệu chính và trạng thái bệnh lý của tôm bị bệnh và hiện tượng chết trong thí nghiệm in vivo đã được quan sát, theo dõi, chụp hình và ghi chép. Các dấu hiệu của hội chứng chết đỏ đã bộc lộ đầy đủ ở các nghiệm thức tiêm dịch dưới màng lọc 0,2 µm, nghiệm thức cho ăn xác tôm và nghiệm thức tiêm hỗn hợp giữa dịch dưới lọc và vi khuẩn. 100% các con tôm chết ở các nghiệm thức này đều bộc lộ dấu hiệu đỏ thân, trong đó có một số con đã bộc lộ vừa đỏ thân vừa đốm trắng. Số liệu thu được cho thấy có 45% và 55% số con tôm chết ở 2 NT tiêm dịch dưới lọc với liều 0,1 ml/con và 0,02 ml/con đã bộc lộ cả 2 dấu hiệu đỏ thân và đốm trắng và tỷ lệ này ở các NT tiêm hỗn hợp dịch lọc với các loài vi khuẩn V. vulnificus, V. alginolyticus

Staphylococcus sp1 lần lượt là 60%, 65%, 65%. Một điều đặc biệt đã quan sát được là 1 ngày sau khi tiêm dịch dưới màng lọc 0,2 µm hoặc hỗn hợp dịch dưới lọc với vi khuẩn, cơ thể tôm bắt đầu chuyển sang mầu hồng đỏ, nếu liều tiêm cao, tôm bị chết ở ngay những ngày này sẽ chỉ có hiện tượng đỏ thân mà không xuất hiện các đốm trắng, nhưng nếu chúng sống sót qua được ngày thứ 3 thì trên cơ thể của nó thường bộc lộ cả 2 dấu hiệu: đỏ thân, đốm trắng và chết.

Ở nghiệm thức cho ăn xác tôm bệnh, hiện tượng chết xảy ra muộn hơn, từ ngày thứ 3 sau khi cho ăn và chết 100% vào ngày thứ 8, do vậy hầu hết các con tôm chết ở nghiệm thức này đều bộc lộ cả 2 dấu hiệu: đỏ thân và đốm trắng, tỷ lệ tôm xuất hiện đốm trắng chiếm 85%.

Những con tôm chết ở nghiệm thức tiêm vi khuẩn hoặc nghiệm thức đối chứng đều không bộc lộ dấu hiệu đỏ thân hay đốm trắng.

0 20 40 60 80 100 Tỷ lệ (%) đốm trắng ở các lô thí nghiệm cảm

nhiễm tôm bộc lộ đỏ thân Dịch lọc 0,1 ml/con

Dịch lọc 0,02 ml/con

Dịch lọc+V. vulnificus

VR+V.alginolyticus VR+ Staphylococcus sp1

Cho ăn xác tôm bệnh

Đốm trắng Đỏ thân

Như vậy, từ kết quả thí nghiệm được phân tích ở mục 3.7.1 và 3.7.2 đã chứng minh rằng, loại virus chứa trong dịch dưới màng lọc 0,2 µm chính là tác nhân chính

Hình 3.18.Các dấu hiệu bệnh của tôm sau cảm nhiễm.

- a, b, c, d, e: các mức độ chuyển mầu đỏ của tôm khi được cảm

nhiễm dịch dưới màng lọc 0,2 µm vào tôm khỏe. Một số con vừa đỏ

vừa có đốm trắng.

- f & g: tôm ở 2 lô đối chứng vẫn giữ được mầu sắc bình thường.

b a f g e c d

Hình 3.17. Tỷ lệ (%) tôm ở các lô thí nghiệm cảm nhiễm đã bộc lộ dấu hiệu vừa đỏ thân vừa có đốm trắng.

của hội chứng chết đỏ ở tôm chân trắng. Mặt khác, thí nghiệm cũng đã thể hiện rằng, vi khuẩn không phải tác nhân chính gây ra hiện tượng chết đỏ ở tôm, nhưng khi chúng bội nhiễm cùng với virus vào tôm đã làm cho mức độ dữ dội của bệnh tăng lên.

Kết quả nghiên cứu của Karunasagar & ctv (1997), Selvin & ctv (2003), cũng đã cho thấy các loài vi khuẩn Vibrio (V. alginolyticus) đã phân lập được trên các mẫu tôm sú (P. monodon) có dấu hiệu đỏ thân và đốm trắng trên vỏ kitin, đóng vai trò như là tác nhân cơ hội và các tác giả trên đã xác định và khẳng định tác nhân chính gây chết tôm là do WSSV [38, 70].

L. H. Phuoc & ctv (2008), cũng đã cho biết sự bội nhiễm của WSSV và vi khuẩn

V. campbellii đã làm cho tôm chân trắng chết rất nhanh. Tôm bắt đầu xuất hiện hiện tượng chết ở 36h và chết với tỷ lệ 66,7% ở 36h/48h và chết 100% ở 96h sau khi cảm nhiễm kết hợp WSSV và V. campbellii 106 cfu/ml. Ở nghiệm thức cảm nhiễm WSSV đơn lẻ, tôm cũng bắt đầu chết ở 72h/108h và chết 100% tại 252h/336h sau khi cảm nhiễm và lô đối chứng tiêm V. campbellii 108 cfu/ml tôm chân trắng chỉ bị chết 16,7% [63]. Như vậy, sự có mặt của các loài vi khuẩn cơ hội đồng cảm nhiễm với WSSV cũng có thể làm cho mức độ dữ dội của bệnh WSS tăng lên, tôm bị chết nhanh hơn.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tác nhân gây hội chứng chết đỏ trên tôm chân trắng (litopenaeus vannamei boon, 1931) nuôi thương phẩm tại khánh hòa (Trang 67 - 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)