Kết quả phân tích mô bệnh học của tôm chân trắng bị nhiễm hội chứng chết

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tác nhân gây hội chứng chết đỏ trên tôm chân trắng (litopenaeus vannamei boon, 1931) nuôi thương phẩm tại khánh hòa (Trang 47 - 51)

Với 18 mẫu tôm bệnh và 4 mẫu tôm khỏe được đưa vào kiểm tra bằng phương pháp mô bệnh học, kết quả đã cho thấy: có một tỷ lệ cao (94,44%) các mẫu tôm bị hội chứng đỏ thân có đặc điểm mô bệnh học bộc lộ dấu hiệu dương tính với virus gây bệnh đốm trắng (WSSV), thể hiện ở các tổ chức như: mang, dạ dày, biểu mô ở các phần phụ, giáp đầu ngực… Đặc điểm này rất giống với bệnh lý ở mô và tế bào của bệnh đốm trắng do WSSV ở tôm he đã được giới thiệu bởi các tác giả Lightner (1996) và Flegel (2006). Các thể vùi có dạng hình cầu hay hình trứng, bắt mầu Hematoxylin đồng đều, kích thước của thể vùi khoảng 7,5-12,5 µm, mỗi thể vùi nằm trong 1 nhân tế bào đã bị phình to và chúng được quan sát thấy rất phổ biến trong tế bào của các tổ chức nói trên ở tôm bị hội chứng chết đỏ, nhưng đã không phát hiện được dạng biến đổi như vậy trong tế bào và mô của 4 mẫu tôm khỏe. Các tế bào bị cảm nhiễm WSSV ở tôm bị đỏ thân cho thấy, có một số tế bào thể hiện bệnh lý ở giai đoạn sớm, thể vùi còn nhỏ và bắt mầu hồng của Eosin, chưa chiếm hết không gian của nhân tế bào. Nhiều tế bào đã thể hiện bệnh lý ở giai đoạn muộn hơn, thể vùi đã phì đại và chiếm hết thể tích của nhân, có dạng hình cầu hoặc hình trứng và bắt mầu tím của Hematoxylin. Đặc biệt, ở 1 mẫu tôm bệnh (1/18 mẫu) không chỉ phát hiện được các thể vùi của WSSV ở mang, biểu mô của giáp đầu ngực, dạ dày…, mà còn phát hiện một dạng thể ẩn hình tứ diện, bắt mầu hồng đỏ của thuốc nhuộm Eosin, nằm trong nhân của tế bào biểu mô gan tụy đã bị phình to. Theo mô tả của Lightner (1996), các thể ẩn hình tứ diện ở nhân tế bào biểu mô gan tụy của tôm chân trắng chính là biểu hiện mô bệnh học đặc thù của loài tôm này khi nhiễm virus BP (Baculovirus Penaeid) [42]. Dấu hiệu mô

Hình 3.2. Tôm chân trắng nuôi được 30 ngày bị nhiễm hội chứng chết đỏ dạt vào bờ ao (hình trái); Chim cò luôn có mặt ở những ao tôm đã xuất hiện bệnh (hình phải)

bệnh học của hội chứng Taura (TS) đã hoàn toàn không phát hiện thấy ở 18 mẫu tôm chân trắng nhiễm hội chứng chết đỏ. Ngoài ra, có 3/18 mẫu tôm bị nhiễm hội chứng chết đỏ có biểu hiện nhiễm vi khuẩn trên các lát cắt mô bệnh học của tổ chức gan tụy.

Bảng 3.2. Các dạng biến đổi mô bệnh học ở những mẫu tôm bị hội chứng chết đỏ Các mẫu tôm đỏ thân (n=18) Các mẫu tôm đỏ thân + đốm trắng (n=6) Các mẫu tôm đỏ thân nhưng không có đốm trắng (n=12) Dạng bệnh lý ở mô và tế bào Tần số Tỷ lệ (%) Tần số Tỷ lệ (%) Tần số Tỷ lệ (%) 1. Bệnh lý nhiễm WSSV 17 94,44 6 100 11 91,67 2. Bệnh lý nhiễm virus BP 1 5,56 0 0 1 8,33 3. Bệnh lý nhiễm vi khuẩn 3 16,67 1 16,67 2 16,67

Chú thích: WSSV: White spot syndrome virus; BP: Baculovirus Penaeid

Kết quả kiểm tra mô bệnh học của các mẫu tôm bệnh cũng đã chỉ ra rằng, có 1 trong 18 mẫu tôm (chiếm 5,56%) đã bộc lộ dấu hiệu đỏ thân và bắt đầu chết ở ao nuôi nhưng lại không có các biến đổi mô bệnh học đặc thù do nhiễm WSSV như ở nhiều mẫu bệnh khác. Rất có thể các con tôm thu được của ao này đã bị nhiễm WSSV ở thời kỳ ủ bệnh, nên dấu hiệu mô bệnh học chưa thể hiện rõ ràng. Tuy nhiên, 1 tuần sau những con tôm thu còn sót lại ở ao này đã bị chết với các dấu hiệu đỏ thân và một số con đã xuất hiện các đốm trắng trên giáp đầu ngực.

Như vậy, bằng kỹ thuật mô bệnh học (Histopathology method), những biến đổi trong mô và tế bào tựa như bị nhiễm WSSV đã được phát hiện với tỷ lệ khá cao (94,44%) ở các mẫu tôm chân trắng bị hội chứng chết đỏ, và chỉ có 1 mẫu tôm bệnh (5,56%) bộc lộ dấu hiệu nhiễm virus BP ở gan tụy và một vài mẫu khác có dấu hiệu mô bệnh học biểu hiện sự nhiễm vi khuẩn.

Hình 3.4. Một số thể ẩn có dạng hình tứ diện, bắt mầu đỏ của Eosin tồn tại trong nhân ở tế bào biểu mô gan tụy của một mẫu tôm chân trắng bị hội chứng đỏ thân: Mô tôm khỏe (trái, 400X); mô tôm bệnh (phải, 1000X); Nhuộm với H & E.

Hình 3.3. Mô bệnh học thể hiện dạng nhiễm WSSV ở mang của tôm bị hội chứng chết đỏ, nhuộm H & E, (400X).

a.Mô học các tơ mang của tôm khỏe;

b, c. Mô bệnh học của mang tôm bị hội

chứng chết đỏ, thể hiện nhiễm WSSV: mũi tên đen chỉ các nhân tế bào đã nhiễm virus giai đoạn muộn; Mũi tên trắng thể

hiện các nhân tế bào đã nhiễm virus giai đoạn sớm; Các mũi tên xanh chỉ các

nhân tế bào bình thường.

a b

Hình 3.5.Biến đổi mô bệnh học ở các phụ bộ, dạ dày, tim và cơ quan tạo máu của tôm chân trắng bị hội chứng chết đỏ cho thấy xuất hiện đặc trưng của nhiễm WSSV ở tôm he (Nhuộm bằng H & E, 400X).

a&b. Các thể vùi được phát hiện ở biểu mô dưới vỏ ở các phần phụ bụng của tôm. c& d. Các thể vùi được phát hiện ở biểu mô dạ dày của tôm bệnh.

e. Mô tim của tôm bệnh tồn tại các thể vùi của WSSV.

f. Cơ quan Haematopoetic của tôm bệnh cũng tồn tại các thể vùi của WSSV (mũi tên đen chỉ nhân tế bào đã bị chiếm chỗ bởi thể vùi của WSSV; mũi tên xanh thể

hiện nhân tế bào bình thường).

f d b a c e

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tác nhân gây hội chứng chết đỏ trên tôm chân trắng (litopenaeus vannamei boon, 1931) nuôi thương phẩm tại khánh hòa (Trang 47 - 51)