kính hiển vi điện tử truyền qua (TEM)
Để xác định sự hiện diện của virus trong mô và tế bào của các mẫu tôm bị hội chứng chết đỏ, mô mang của 3 mẫu tôm bị hội chứng chết đỏ đã được quan sát dưới kính hiển vi điện tử truyền qua (TEM).
Kết quả quan sát dưới kính hiển vi điện tử cho thấy, mô mang của tôm bệnh đã bị nhiễm một loại virus có dạng hình que, có vỏ bao, kích thước từ 133-164 x 296-383 nm. Đa phần các vi thể của virus được quan sát thấy tập trung thành từng đám và chiếm chỗ trong nhân của tế bào, làm chất nhân tập trung thành từng đám ở sát màng nhân. Khi so sánh kích thước của virus phát hiện ở tôm chân trắng bị chết đỏ với các nghiên cứu về virus gây bệnh đốm trắng ở tôm he (WSSV) đã được công bố bởi nhiều tác giả cho thấy, virus phát hiện ở tôm chân trắng chết đỏ có kích thước của vi thể tương đương các với công bố của Huang (1994): 130-360 nm, của Lightner (1996):
N
Hình 3.13. Hình chụp dưới TEM của virus dạng hình que đã phát hiện ở tôm chân trắng bị chết đỏ. Độ phóng đại từ 3000X đến 30.000X.
70-150 x 350-380 nm [42], nhưng kích thước này lại lớn hơn so với công bố của Takahashi (1994): 83-275 nm [73] và của Wongteerasupaya (1994): 121-276nm [91]. Ngoài ra khi so sánh với kích thước của WSSV gây bệnh trên tôm chân trắng đã được nghiên cứu bởi một số tác giả, thì virus ở tôm chết đỏ tại Khánh Hòa có kích thước lớn hơn WSSV trong nghiên cứu của Durand (1997): 100 x 250 nm, Rodriguez (2003): 245-308 nm, Hipolito (2009): 230-290 nm [20, 66, 34], tuy nhiên kích thước của virus này lại nhỏ hơn so với kích thước của WSSV được công bố bởi 2 tác giả: Galaviz (2004): 230-433 x 81-160 nm [29] và Hernandez (2008): 350-450 x 120-150 nm [96]. Theo Lightner (1996), vì WSSV gây bệnh ở nhiều quốc gia, trên các loài giáp xác khác nhau, nên chúng đã được nghiên cứu ở nhiều phòng thí nghiệm và kích thước của virus được công bố cũng rất khác nhau [42].
Hình 3.14. Loại virus đã được phát hiện ở tôm chân trắng bị chết đỏ ở Khánh Hòa được quan sát dưới TEM và WSSV gây bệnh ở P. monodon và L. vannamei.
a. Virus cảm nhiễm ở L. vannamei bị hội chứng chết đỏ tại Khánh Hòa, 2010. b. WSSV gây bệnh WSS ở P. monodon nuôi tại Thái Lan (Wongteerasupaya, 1995). c. WSSV cảm nhiễm trên P. vannamei, P. stylirostris (Durand, 1997).
d. WSSV cảm nhiễm ở tôm chân trắng L. vannamei ở Mexico (Rodriguez, 2003).
e. WSSV cảm nhiễm ở L. vannamei (European Community Reference Laboratory for Crustacean Diseases leaflet, 2008)
d
b a
c
Dựa vào hình dạng và cấu tạo của virus, cơ quan đích cùng các biến đổi mô bệnh học do virus này gây ra hội chứng chết đỏ ở tôm chân trắng (Litopenaeus vannamei) nuôi tại Khánh Hòa và một tỷ lệ dương tính cao với WSSV (83,3%) ở những mẫu tôm bị bệnh chết đỏ (n=18) khi được kiểm tra bằng kỹ thuật PCR, đã cho phép chúng tôi nhận định rằng: loại virus đã phát hiện được cảm nhiễm với tần suất cao ở những mẫu tôm chân trắng bị hội chứng chết đỏ ở Khánh Hòa chính là WSSV và virus này có thể là tác nhân chính gây ra hội chứng chết đỏ ở các ao nuôi tôm chân trắng tại địa phương nghiên cứu.