Dấu hiệu chính của tôm chân trắng (L.vannamei) bị hội chứng chết đỏ

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tác nhân gây hội chứng chết đỏ trên tôm chân trắng (litopenaeus vannamei boon, 1931) nuôi thương phẩm tại khánh hòa (Trang 44 - 47)

Từ 18 mẫu tôm bị hội chứng chết đỏ thu được từ các huyện Ninh hòa, Vạn Ninh và Cam Ranh, các dấu hiệu chính của bệnh đã được quan sát, chụp hình và mô tả. 100% (18/18) các mẫu này đều thể hiện dấu hiệu đầu tiên là cơ thể đều chuyển sang màu hồng đỏ. Các phần phụ như: chân bò, chân bơi, đuôi cũng bị chuyển màu đỏ. Tôm bệnh bộc lộ dấu hiệu yếu, giảm ăn, bơi lội lờ đờ trên mặt nước, tấp bờ chết. Giải phẫu bên trong thấy màu sắc của gan tụy vẫn bình thường, ít bị biến đổi.

Ở 18 mẫu tôm bị đỏ, có 6/18 mẫu có kèm xuất hiện đốm trắng dưới giáp đầu ngực, chiếm tỷ lệ 33,33%. Từ quan sát khi đi thu mẫu tại các ao nuôi, kết hợp với các mô tả của một số người nuôi đã nhiều lần gặp bệnh này trong ao nuôi tôm chân trắng thì ở hội chứng này, dấu hiệu đỏ thân thường xuất hiện đầu tiên cùng với một số con tấp vào bờ, nếu chủ đìa nuôi không thu tôm khẩn cấp thì chỉ sau vài ngày các đốm trắng tròn, đường kính khoảng 0,5-2 mm bắt đầu xuất hiện dưới giáp đầu ngực. Tuy nhiên, không ít người nuôi khác cho biết, dấu hiệu đỏ thân kèm theo bỏ ăn và một tỷ lệ chết cao trong vài ba ngày là dấu hiệu mà họ đã quan sát được trong ao của họ.

Bảng 3.1. Tần suất gặp các dấu hiệu bệnh ở các mẫu tôm chân trắng

(L. vannamei) bị chết đỏ (n=18)

Tần suất gặp STT Các dấu hiệu chính

Tần số bắt gặp Tỷ lệ (%)

1 Toàn thân chuyển màu hổng đỏ 18 100

2 Thân đỏ + đốm trắng dưới giáp đầu ngực 6 33,33 3 Chỉ có đốm trẳng dưới giáp đầu ngực 0 0

4 Đỏ thân + Gan tụy trắng xám 1 5,56

5 Bỏ ăn và tấp vào bờ 18 100

6 Chết rải rác tới hàng loạt 18 100

Trong 18 mẫu tôm bị đỏ thân, có 1 mẫu tôm có hiện tượng gan tụy bị trắng xám (chiếm 5,56%). Theo quan sát khi thu mẫu tôm này, đã phát hiện thấy các đoạn phân của tôm có màu trắng đục nổi trên mặt nước ao và cũng được người nuôi cho biết, 14

ngày trước khi xuất hiện những con tôm bị đỏ thân thì đàn tôm này đã có những dấu hiệu của bệnh phân trắng như: hiện tượng tôm giảm ăn, các đoạn phân màu trắng đục nổi nhiều trên mặt nước ao, gan tụy bị hoại tử mềm nhũn… Do đó, có thể bệnh phân trắng là nguyên nhân làm cho gan tụy của tôm ở mẫu tôm đỏ thân này bị biến đổi. Đây cũng là trường hợp duy nhất tôm chân trắng bị bội nhiễm cả 2 loại bệnh trong 18 mẫu tôm bị chết đỏ đã được đưa vào nghiên cứu.

Một số thông tin khác cũng đã được tìm hiểu khi thu mẫu tôm bị bệnh đỏ: các chủ hộ của 18 ao tôm bị bệnh đã được thu mẫu đều không kiểm tra giống bằng kỹ thuật PCR trước khi thả. Một số ao khi xuất hiện dấu hiệu đỏ thân tôm đã chết rất nhanh, có thể chết 100% sau 3-7 ngày kể từ khi có dấu hiệu đầu tiên. Tốc độ lây lan của hội chứng chết đỏ rất nhanh, tại vùng nuôi tôm thuộc xã Ninh An, huyện Ninh Hòa, chỉ còn 5-10% ao tôm chưa xuất hiện bệnh sau 20 ngày kể từ khi ao đầu tiên bị bệnh. 17/18 ao (chiếm 94,44%) có tôm đã nuôi được từ 30-40 ngày thì bị bệnh, chỉ có

Hình 3.1. Các dấu hiệu chính ở tôm chân trắng bị hội chứng chết đỏ.

A. Tôm bệnh thể hiện sự chuyển màu hồng đỏ toàn thân; B. Tôm bệnh chuyển màu

đỏ tím rất dữ dội; C. Tôm chuyển màu sang mầu hồng nhưng không có các đốm

trắng dưới giáp đầu ngực; D. Đốm trắng dưới vỏ kitin của tôm bị đỏ thân, kích

thước 0,5-2 mm; E. Tôm chuyển màu đỏ nhưng kèm theo gan tụy bình thường.

E

A B

C D

1/18 ao (5,56%) bị bệnh có tôm đã nuôi được 90 ngày. Các mẫu tôm bệnh đã được thu từ tháng 10 đến tháng 12 năm 2010, tuy nhiên từ tháng 5 đến tháng 9/2010 đã không thu được mẫu bệnh. Quan sát thao tác của người nuôi, khi ao tôm của họ bị hội chứng đỏ thân, chúng tôi nhận thấy sự hiểu biết và ý thức của họ trong việc ngăn chặn sự lây lan của bệnh này còn rất kém, nước ao tôm bệnh được xả trực tiếp ra mương mà chưa được qua xử lý, tôm bị chết vứt đầy trên bờ ao hay mương cấp nước, chim cò xuất hiện nhiều ở các ao tôm bệnh. Những điều này đã góp phần làm cho bệnh này lây lan nhanh hơn trong vùng nuôi tôm.

Các nghiên cứu về bệnh đốm trắng ở tôm chân trắng (L. vannamei) của một số tác giả như: Lightner (1996), Durand & ctv (1997), Wang & ctv (1999), Rodriguez & ctv (2003), Bortolini-Rosales (2003), Afsharnasab & ctv (2009), OIE (2009) đã mô tả một số dấu hiệu chính của WSS ở tôm chân trắng: tôm yếu, giảm tiêu thụ thức ăn hoặc bỏ ăn, tấp vào bờ, lờ đờ, xuất hiện các đốm trắng tròn ở dưới lớp vỏ kitin, đặc biệt tập trung ở phần giáp đầu ngực và có kích thước từ 0,5-2 mm, tuy nhiên không phải lúc nào đốm trắng cũng xuất hiện. Tôm bệnh, mầu sắc cơ thể chuyển sang mầu hồng đỏ, đó là do sự phì đại của các tế bào sắc tố ở biểu mô dưới vỏ và hiện tượng này gặp rất phổ biến ở các đàn tôm bệnh [42, 20, 83, 66, 15, 11, 55]. Màu hồng đỏ này xuất hiện ở giai đoạn đầu của bệnh cùng với tình trạng tôm yếu và lờ đờ [15, 66]. Vỏ kitin lỏng lẻo dễ bị bong tróc ra ngoài hoặc có thể bị mất vỏ [20]. Gan tụy tôm bệnh có thể chuyển từ màu vàng sang trắng, bị phình to và mềm nhũn, hệ thống cơ bụng bị mờ đục, mang bị đen [11]. Tôm có thể chết 60-95% trong vòng 5-8 ngày khi xuất hiện các dấu hiệu của bệnh [70], và có thể chết 100% trong vòng 3-10 ngày [42] hoặc trong khoảng thời gian lâu hơn từ 7-30 ngày [11].

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tác nhân gây hội chứng chết đỏ trên tôm chân trắng (litopenaeus vannamei boon, 1931) nuôi thương phẩm tại khánh hòa (Trang 44 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)