chính gây ra hội chứng chết đỏ ở tôm chân trắng L. vannamei.
Từ các kết quả phân tích mô bệnh học (mục 3.2), kết quả phân lập vi khuẩn (mục 3.3), kết quả kiểm tra các mẫu tôm bệnh bằng kỹ thuật PCR (mục 3.5.) và quan sát mô tôm bệnh dưới kính hiển vi điện tử-TEM (mục 3.6) đã cho thấy, một số loài vi khuẩn và WSSV đã được phát hiện cảm nhiễm ở các mẫu tôm chân trắng bị hội chứng chết đỏ, đặc biệt WSSV cảm nhiễm với tỷ lệ cao trong số các mẫu tôm đưa vào nghiên cứu. Do
vậy, thí nghiệm cảm nhiễm huyền dịch dưới màng lọc (0,2 µm) từ tôm bệnh và huyền dịch của một số loài vi khuẩn đã phân lập được từ tôm bệnh vào tôm khỏe trong điều kiện in vivo đã được thực hiện. Mục đích của thí nghiệm này nhằm xác định tác nhân chính gây ra hội chứng chết đỏ ở tôm chân trắng nuôi thương phẩm tại Khánh Hòa. Phương pháp bố trí thí nghiệm đã được trình bày ở phần 2 (phần phương pháp nghiên cứu và vật liệu). Thí nghiệm được tiến hành trong các thùng nhựa 120 lít, có 4 thí nghiệm với 11 nghiệm thức (NT) đã được thực hiện.
- Thí nghiệm 1: gồm có 2 nghiệm thức: tiêm dịch dưới lọc 0,2 µm với liều tiêm 0,1 ml/tôm và tiêm dịch dưới lọc 0,2 µm với liều 0,02 ml/tôm.
- Thí nghiệm 2 chỉ có 1 nghiệm thức: cho tôm khỏe ăn xác tôm bệnh trong 48h.
Hình 3.15. Hình ảnh bố trí các lô thí nghiệm cảm nhiễm in vivo trên tôm chân trắng L. vannamei.
- Thí nghiệm 3 gồm có 3 nghiệm thức: nghiệm thức tiêm huyền dịch của vi khuẩn V.alginolyticus 0,02 ml/tôm ở 103cfu/ml; NT tiêm 0,02 ml/tôm huyền dịch V. vulnificus 103cfu/ml và tiêm 0,02 ml/con huyền dịch Staphylococcus sp1ở 103cfu/ml.
- Thí nghiệm 4 gồm 3 nghiệm thức : tôm trong các nghiệm thức này lần lượt được tiêm hỗn hợp giữa dịch lọc virus và huyền dịch (với tỷ lệ 1/1) của lần lượt 3 loài vi khuẩn nói trên ở mật độ là 102 cfu/ml với liều tiêm là 0,02 ml/tôm.
Thí nghiệm cảm nhiễm in vivo này có 2 đối chứng: Ở đối chứng 1 (ĐC1), mỗi con tôm được tiêm 0,1 ml PBS đã pha loãng 100 lần tương đương với PBS dùng để tạo dịch dưới lọc 0,2 µm. Ở đối chứng 2 (ĐC2), mỗi con tôm được tiêm 0,1 ml nước muối sinh lý (0, 85%) vô trùng.
Thí nghiệm được lặp lại 2 lần ở độ mặn: 20‰, nhiệt độ: 23-25ºC, pH nước=8,4. Tôm thí nghiệm được cho ăn thức ăn tổng hợp của công ty Grobest, sục khí liên tục 24/24h, xiphon đáy hàng ngày và thay nước 30% nếu nước bẩn. Tỷ lệ chết tích lũy (%) của tôm chân trắng sau 14 ngày thí nghiệm được thể hiện ở hình 3. 15.
0 20 40 60 80 100 120 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 T ỷ l ệ c h ế t tí c h l ũ y ( % ) Ngày thí nghiệm
Dịch lọc tiêm 0,1 ml/con Dịch lọc tiêm 0,02 ml/con
Cho ăn tôm bệnh Dịch lọc + V.alginolitus
Dịch lọc + V.vulnificus Dịch lọc + Staphylococcus sp1
V.alginolyticus V.vulnificus
Staphylococcus sp1 Đối chứng 1 (PSB 0,1 ml/con) Đối chứng 2 (NaCl 0,85%; 0,1 ml/con)
Hình 3. 16: Tỷ lệ chết tích lũy trung bình của tôm trong các thí nghiệm ở ngày
thứ 14 sau cảm nhiễm, sau 2 lần lặp lại.