Nghiên cứu sơ bộ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của người lao động trong các doanh nghiệp ngành dệt may việt nam (Trang 43 - 45)

CHƢƠNG 3 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.2. Nghiên cứu sơ bộ

Nghiên cứu sơ bộ được thực hiện bằng phương pháp nghiên cứu định tính. Mục tiêu của q trình nghiên cứu định tính nhằm khám phá, định hướng và chuẩn đoán các biến quan sát dùng để đo lường các khái niệm phù hợp với nội dung của đề tài. Ngồi ra, nghiên cứu cịn giúp điều chỉnh câu từ cho phù hợp và dễ hiểu đối với người được khảo sát.

Nghiên cứu sơ bộ của bài nghiên cứu này được thực hiện thông qua hai kỹ thuật sau:

3.2.1. Kỹ thuật dựa vào ý kiến chuyên gia 3.2.1.1. Thiết kế nghiên cứu 3.2.1.1. Thiết kế nghiên cứu

Kỹ thuật này được tiến hành bằng cách phỏng vấn 5 chuyên gia làm việc trong ngành dệt may Việt Nam ở các vị trí trưởng phòng nhân sự, trưởng phịng kinh doanh, giám đốc cơng ty (Phụ lục 1). Mục đích của phương pháp nghiên cứu này nhằm:

- Khẳng định sự phù hợp mơ hình lý thuyết mà tác giả đã đề xuất ở chương 2 và xây dựng thang đo nháp cho kỹ thuật phỏng vấn nhóm.

- Điều chỉnh, bổ sung thêm các biến quan sát mới từ thang đo các nhân tố Các chuyên gia sẽ đưa ra những quan điểm, nhận xét, ý kiến câu trả lời của họ và được tác giả ghi nhận vào phiếu khảo sát, sau đó, tác giả sẽ tổng hợp và giữ lại

những ý kiến được đa số (2/3) chuyên gia đồng quan điểm. Việc phỏng vấn chuyên gia được thực hiện vào tháng 12/2017.

3.2.1.2. Kết quả phỏng vấn chuyên gia

Sau khi tổng hợp, kết quả nghiên cứu bằng kỹ thuật phỏng vấn chuyên gia có thể rút ra những kết luận sau:

- Tất cả các chuyên gia đều đồng ý với các nhân tố đã được đề xuất có tác động đến sự hài lịng của nhân viên trong các doanh nghiệp ngành dệt may Việt Nam tuy nhiên, tác giả chưa có sự thống nhất về cách xưng hơ cho các ứng viên trong toàn bộ bảng thang đo nháp. Đây là điểm cần phải điều chỉnh lại.

- Các chuyên gia đề xuất bổ sung thêm nhân tố mới là “văn hóa ứng xử”. Theo đánh giá của phần lớn các chuyên gia nhân tố mới “ văn hóa ứng xử” thật sự đóng vai trị quan trọng, tạo tác động khơng nhỏ đến sự hài lịng của người lao động. 5/5 chuyên gia đồng ý rằng nhân tố đó giá trị khi đưa thêm vào thang đo. - Ngoài ra, theo nhận định của các các chuyên gia, các biến trong các nghiên cứu

mang ý nghĩa chung chung, cần diễn giải chi tiết hơn để nhân viên nhất là công nhân hiểu rõ hơn về câu chữ. Vì thế, khá nhiều thang đo đã được bổ sung và điều chỉnh để hoàn thành bảng thang đo nháp như Phụ lục 1

3.2.2. Kỹ thuật phỏng vấn nhóm

Thảo luận nhóm tập trung nhằm mục đích hiểu cách cơng nhân, nhân viên nói và diễn đạt từ đó điều chỉnh, bổ sung các biến quan sát dùng để đo lường các khái niệm nghiên cứu. Đối tượng mà tác giả chọn để thảo luận thuộc 2 nhóm tuổi từ 18-45

- Nhóm 1: Bao gồm 7 thành viên, là cơng nhân, nhân viên văn phịng của Công ty TNHH MTV Thoi trang Dawn gồm 5 nữ, 2 nam

- Nhóm 2: Bao gồm 8 thành viên là cơng nhân, nhân viên của công ty Cổ phần May Mặc Protrade gồm 4 nam, 4 nữ

Tác giả đóng vai trị là người điều phối cũng như là người thu thập dữ liệu của cuộc thảo luận. Cuộc thảo luận nhóm tập trung được thực hiện tại thành phố Hồ Chí Minh và Bình Dương trong tháng 01/2017 bằng các câu hỏi mở (xem phụ lục),

nhằm bộc lộ những nhu cầu, động lực, khái niệm và thái độ của người lao động từ đó tìm hiểu ý nghĩa của các câu trả lời để bổ sung hoặc loại bỏ các biến quan sát.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của người lao động trong các doanh nghiệp ngành dệt may việt nam (Trang 43 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(155 trang)