Thông tin mẫu nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của người lao động trong các doanh nghiệp ngành dệt may việt nam (Trang 60 - 65)

CHƢƠNG 4 : KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

4.1. Thông tin mẫu nghiên cứu

Theo trình bày ở chương 3, mẫu được chọn theo phương pháp thuận tiện (phi xác suất). Ban đầu có 220 phiếu khảo sát được phát ra để tiến hành điều tra, sau thời gian bốn tuần, tác giả đã thu về 204 phiếu khảo sát hợp lệ, đạt tỷ lệ 92.72%. Hầu hết số lượng bảng khảo sát thu hồi về không hợp lệ do người trả lời điền thiếu thơng tin

Mẫu được thống kê có đặc điểm cụ thể như sau:

4.1.1. Thống kê mẫu khảo sát theo giới tính

Theo thống kê mẫu, trong tổng số 204 người trả lời, có 56 người là nam chiếm tỷ lệ 27.5% và số lượng nữ 148 người chiếm tỷ lệ 72.5% cho thấy số lượng là nữ giới làm việc trong ngành dệt may nhiều hơn là nam giới.

1: là nam 2: là nữ

Hình 4. 1 Biểu đồ thống kê giới tính.

4.1.2. Thống kê mẫu khảo sát theo trình độ học vấn

Trong 204 người được khảo sát có 140 người là lao động phổ thơng 18 người có trình độ trung cấp, 9 người tốt nghiệp cao đẳng và 37 người có trình độ đại học chiếm tỷ lệ lần lượt là 68.6%, 8.8%, 4.4% và 18.1%. Như vậy, mẫu nghiên cứu tập trung nhiều ở nhóm lao động phổ thông.

1: LĐPT 2: Trung cấp 3: Cao đẳng 4: Đại học trở lên

Hình 4. 2 Biểu đồ thống kê trình độ

Nguồn: Kết quả SPSS của tác giả

4.1.3. Thống kê mẫu khảo sát theo độ tuổi

Trong mẫu được khảo sát có thể thấy đa phần là lao động trẻ độ tuổi từ 18-24 và 25- 34 chiếm tỷ lệ lần lượt là 28.9% tương đương 59 người , 44.1% tương đương 90 người. Nhóm đối tượng từ 35 đến 44 chỉ chiếm 33 người tương đương 16.2% và nhóm trên 45 tuổi chỉ có 22 người tương đương 10.8%.

Hình 4. 3 Biểu đồ thống kê độ tuổi

Nguồn: Kết quả SPSS của tác giả

4.1.4. Thống kê mẫu khảo sát theo vị trí làm việc

Với độ tuổi trẻ và trình độ lao động phổ thơng chiếm đa số thì mẫu được khảo sát tập trung chủ yếu vào đối tượng là công nhân chiếm tỷ lệ 73% tương đương 149 người, vị trí nhân viên văn phịng và cán bộ quản lý chiếm lần lượt là 14.2% tương đương 29 người và 12.7% tương đương 26 người.

Hình 4. 4 Biểu đồ thống kê theo vị trí làm việc

Nguồn: Kết quả SPSS của tác giả

4.1.5. Thống kê mẫu theo thời gian làm việc trong tuần

Với thống kê thời gian làm việc trong tuần có thể thấy thời gian làm việc tối thiếu là 48h/tuần chỉ có 65 người chiếm khoảng 31.9%, có tới 138 người phải làm việc 54h/tuần chiếm 67.6%.

Hình 4. 5 Biểu đồ thống kê theo thời gian làm việc trong tuần

Nguồn: Kết quả SPSS của tác giả

4.1.6. Thống kê mẫu theo thời gian cơng tác

Trong mẫu được khảo sát có thể thấy phần lớn các lao động có thời gian gắn bó với cơng ty từ 1-4 năm là nhiều nhất chiếm tỷ lệ lần lượt là 59.31% tương đương 121 người , tiếp theo là làm việc tại công ty từ 5-9 năm chiếm 25.49% tương đương 52 người. thời gian gắn bó từ 10-14 năm chỉ chiếm 14.2% là 29 người và thời gian công tác trên 15 năm chỉ chiếm 1%, 2 người.

Hình 4. 6 Biểu đồ thống kê theo thời gian công tác

Nguồn: Kết quả SPSS của tác giả

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của người lao động trong các doanh nghiệp ngành dệt may việt nam (Trang 60 - 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(155 trang)