Nghiên cứu chính thức

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của người lao động trong các doanh nghiệp ngành dệt may việt nam (Trang 58 - 60)

CHƢƠNG 3 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.4. Nghiên cứu chính thức

3.4.1. Thiết kế mẫu nghiên cứu định lƣợng 3.4.1.1. Phƣơng pháp chọn mẫu

Mẫu nghiên cứu được chọn theo phương pháp lấy mẫu thuận tiện. Ưu điểm của phương pháp lấy mẫu này là cách tiếp cận nhanh chóng và dễ dàng đối tượng nghiên cứu và thường sử dụng cho những nghiên cứu bị giới hạn thời gian và chi phí. Tuy nhiên nhược điểm của phương pháp này là không xác định được sai số do lấy mẫu.

Tác giả cần khảo sát cả nhân viên văn phịng và cơng nhân lao động trực tiếp nên tác giả lựa chọn phương pháp phỏng vấn trực tiếp và gửi email. Phương pháp này có nhiều lợi thế về tính linh hoạt, thuận lợi cho đối tượng nhân viên văn phịng cũng như cơng nhân lao động trực tiếp, lượng câu hỏi phỏng vấn được cao và tỉ lệ trả lời theo đó cũng cao, tuy nhiên cũng có hạn chế sai lệch xảy ra do ảnh hưởng của phỏng vấn viên và hồn cảnh phỏng vấn hoặc tác giả khơng thể giải thích cụ thể các từ ngữ trong bảng câu hỏi thông qua phỏng vấn email dễ dẫn đến hiểu nhầm

3.4.1.2. Xác định kích thƣớc mẫu

Kích cỡ mẫu phụ thuộc vào phương pháp phân tích và số biến quan sát trong nghiên cứu. Kích thước mẫu để tiến hành phân tích hồi quy một cách tốt nhất, theo Nguyễn Đình Thọ (2011), để phân tích hồi qui, kích thước mẫu cần thỏa cơng thức n ≥ 50+8p, với p là số biến độc lập. Trong khi đó Nghiên cứu về cỡ mẫu do Roger thực hiện (2006) cho thấy cỡ mẫu tối thiểu áp dụng được trong các nghiên cứu thực hành là từ 150-200.

Trong nghiên cứu này, mơ hình nghiên cứu gồm 8 biến độc lập, một biến phụ thuộc và 44 biến quan sát. Vì thế, kích thước mẫu được tính theo Nguyễn Đình Thọ (2011) thì n ≥ 114. Theo Roger (2006) kích cỡ mẫu tối thiếu là 150-200 do đó tác giả chọn kích thước mẫu là 200 để đảm bảo tính đại diên. Số phiếu phát ra sẽ là 220 để đảm bảo sẽ thu về đủ bảng trả lời đạt tiêu chuẩn

3.4.2. Thiết kế bảng câu hỏi

Bảng câu hỏi là kết quả sau khi hiệu chỉnh thang đo nháp. Bảng câu hỏi gồm 2 phần:

 Phần 1: thu thập thơng tin về nhân khẩu học như giới tính, trình độ học vấn và thu nhập trung bình mỗi tháng

 Phần 2: đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của người lao động. Các biến quan sát được đo lường bằng thang đo Likert bậc 5 với mức độ (Hồn tồn khơng đồng ý, Khơng đồng ý, Khơng có ý kiến, Đồng ý, Hoàn tồn đồng ý).

3.4.3. Phƣơng pháp phân tích dữ liệu

Dữ liệu sau khi được thu thập sẽ được làm sạch và mã hóa sẽ được phân tích bằng phần mềm SPSS phiên bản 16.0. Các phân tích được tiến hành gồm:

 Thống kê mô tả dữ liệu.

 Kiểm định độ tin cậy của các thang đo (Cronbach‟s Alpha).

 Phân tích nhân tố khám phá EFA (Exploratory Factor Analysis).

 Phân tích tương quan.

 Phân tích hồi quy tuyến tính.

 Kiểm định vi phạm các giả định hồi quy.

 Phân tích phương sai một chiều (One-way Anova).

 Phân tích sự khác biệt Independent T-test.

TĨM TẮT CHƢƠNG 3

Chương 3 trình bày phương pháp nghiên cứu được sử dụng để xây dựng và đánh giá thang đo lường các khái niệm nghiên cứu và mơ hình lý thuyết sự hài lịng của nhân viên. Phương pháp nghiên cứu được thực hiện qua 2 bước chính là nghiên cứu sơ bộ định tính và nghiên cứu chính thức định lượng. Hai kỹ thuật phỏng vấn chuyên gia và thảo luận nhóm được sử dụng để thống nhất các nhân tố cũng như biến để đánh giá sự hài lịng của người lao động. Từ đó thang đo được điều chỉnh. Chương tiếp theo sẽ trình bày phương pháp phân tích thơng tin và đưa ra kết quả

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của người lao động trong các doanh nghiệp ngành dệt may việt nam (Trang 58 - 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(155 trang)