So sánh kết quả nghiên cứu với các đề tài nghiên cứu trƣớc đây

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của người lao động trong các doanh nghiệp ngành dệt may việt nam (Trang 102 - 105)

CHƢƠNG 4 : KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

4.9. So sánh kết quả nghiên cứu với các đề tài nghiên cứu trƣớc đây

Trong nghiên cứu của Ayesha Masood (2014), Các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của nhân viên tại các tổ chức công và tư nhân ở Pakistan cho thấy các yếu tố như điều kiện làm việc, thu nhập và sự thăng tiến, an toàn và bảo mật trong công việc, cơ hội đào tạo và thăng tiến trong cơng việc, sự trao quyền cho nhân viên có tác động mạnh mẽ đến sự hài lòng của người lao động. Mặc dù cách dùng từ khác so với bài nghiên cứu của tác giả nhưng các yếu tố và sự tác động lên sự hài lòng của người lao động đều có sự tương đồng với kết quả của tác giả. Điểm khác biệt trong nghiên cứu của Ayesha Masood (2014) khơng có các yếu tố như phúc lợi, bản chất cơng việc, văn hóa ứng xử…và sự tác động của các yếu tố lên sự hài lòng là khác nhau. Yếu tố tác động mạnh nhất trong nghiên cứu của Ayesha Masood (2014) là đào tạo và phát triển (+0.294), tiếp theo là điều kiện làm việc (+0.222), trao quyền cho nhân viên (+0.219), lương và thăng tiến (+0.105) và cuối cùng là an toàn

và bảo mật trong cơng việc (+0.092). Sự khác biệt có thể được giải thích do sự khác biệt về phong tục, văn hóa của Việt Nam và Pakistan, đồng thời đối tượng khảo sát cũng khác nhau, Ayesha Masood (2014) tập trung vào hai nhóm chính để thu thập mẫu là nhân viên đại học dữ liệu và một số tổ chức tư nhân trong thành phố do đó kết quả chưa mang tính khát quát cho ngành mà tác giả đang nghiên cứu

Trong bài nghiên cứu của Mahamuda (2011) về ngành dược phẩm của BANGLADESH, các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lịng trong cơng việc bao gồm 6 yếu tố: điều kiện làm việc, thu nhập và thăng tiến, công bằng, an tồn trong cơng việc, mối quan hệ với các đồng nghiệp và mối quan hệ với lãnh đạo. Tất cả các yếu tố đều có tác động cùng chiều lên sự hài lòng của người lao động, trong đó điều kiện làm việc, công bằng, thu nhập và thăng tiến là những yếu tố chính ảnh hưởng đến sự hài lịng cơng việc của các công ty dược phẩm. Tiền là một động lực tốt, thực sự tất cả các nhân viên làm việc cho tiền, nhân viên cần tiền, một mức lương tốt là những yếu tố chính để đáp ứng nhân viên. Bên cạnh đó, một mơi trường làm việc tốt và điều kiện làm việc tốt như vệ sinh, ánh sáng, tiếng ồn và sắp xếp đồ đạc…có thể làm tăng cơng việc của nhân viên. Điều này trùng khớp với kết quả của tác giả như thu nhập, điều kiện làm việc là yếu tố quan trọng trong ngành sản xuất.

Trong bài nghiên cứu của Trần Thị Kim Dung (2005) bản chất công việc, lãnh đạo, tiền lương, đồng nghiệp, đào tạo và thăng tiến và 2 biến phúc lợi và điều kiện làm việc là những yếu tố tác động đến sự hài lịng cơng việc và phù hợp với điều kiện thực tiễn ở Việt Nam. Sau khi kiểm định thang đo thì loại bỏ biến „điều kiện làm việc” vì có độ tin cậy thấp. Điều này có khác sự khác biệt với tác giả trong khi yếu tố “điều kiện làm việc” có tương quan khá mạnh đối với ngành dệt may. Thang đo cuối cùng cho nghiên cứu bao gồm 17 biến quan sát và 6 thành phần bao gồm: bản chất công việc, tiền lương, đồng nghiệp, lãnh đạo, cơ hội đào tạo-thăng tiến, phúc lợi đều có ảnh hưởng đến sự thỏa mãn của nhân viên. Bên cạnh đó, trong nghiên cứu kiểm định tại công ty cổ phần giấy Tân Mai, yếu tố ảnh hưởng mạnh nhất đến sự thỏa mãn lại là lương và cơ hội đào tạo- thăng tiến. So sánh mức độ

thấp nhất về tiền lương thuộc về khối sản xuất, mức độ thỏa mãn thấp nhất về phúc lợi thuộc về khối dịch vụ. Điều này hoàn toàn hợp lý và trùng khớp với kết quả nghiên cứu của tác giả

Tóm lại, để xây dựng mơ hình và các giả thuyết nghiên cứu, tác giả đã tìm hiểu các mơ hình nghiên cứu trước đây, tuy các nghiên cứu không thuộc ngành dệt may nhưng cũng thuộc nhóm ngành sản xuất do đó thơng qua kết quả nghiên cứu thu được cho thấy mơ hình nghiên cứu mà tác giả xây dựng cũng khá là phù hợp

TĨM TẮT CHƢƠNG 4

Chương 4 trình bày kết quả kiểm định thang đo xác định các biến hợp lệ để đo lường cho mơ hình sau đó xây dựng phương trình hồi quy và mơ hình phù hợp với bộ dữ liệu. Kết quả như sau:

 Qua bước kiểm định độ tin cậy Cronbach‟s Alpha, các biến quan sát: BC1, KD7, LD1 bị loại ra khỏi thang đo do không đạt độ tin cậy cao theo yêu cầu

 Kết quả kiểm định tương quan và hồi qui cho thấy các nhân tố về bản chất công việc, thu nhập, phúc lợi, điều kiện làm việc, đào tạo và thăng tiến, mối quan hệ đồng nghiệp, mối quan hệ với lãnh đạo, văn hóa ứng xử đều có ảnh hưởng, tác động cùng chiều lên sự hài lòng của người lao động tại nơi làm việc. Với kết quả này các giả thuyết được đề xuất được chấp nhận.

 Tác giả cũng kiểm định sự khác biệt của các yếu tố nhân khẩu học lên sự hài lòng của người lao động tại nơi làm việc

 Thông qua việc xác định các nhân tố và kiểm định các giả thuyết có ảnh hưởng đến sự hài lòng của người lao động. Tác giả dùng để đưa ra các giải pháp và kiến nghị trong chương tiếp theo.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của người lao động trong các doanh nghiệp ngành dệt may việt nam (Trang 102 - 105)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(155 trang)