Xác định chuyển giá trong doanh nghiệp MNE – bất cập của ngành thuế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chuyển giá, pháp luật quốc tế và khuyến nghị cho việt nam (Trang 64)

CHƯƠNG I : CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHUYỂN GIÁ

2.4. Tổng quan về chuyển giá của các nước đang phát triển

2.4.1.2. Xác định chuyển giá trong doanh nghiệp MNE – bất cập của ngành thuế

Việt Nam hiện tại

Cho đến hiện tại vấn đề chuyển giá tại Việt Nam vẫn chưa được luật hoá; việc áp dụng các phương pháp tính giá theo thơng tư 117/2005/TT-BTC (giai đoạn 2005-2010) và thông tư 66/2010/TT-BTC (giai đoạn 2010-nay) của Bộ tài chính rất phức tạp, khó khăn. Trong đa phần các cuộc thanh tra về chuyển giá, Cục thuế thường không kiểm tra xem phương pháp doanh nghiệp xác định đối với giao dịch liên kết là đúng hay sai – chủ yếu chỉ so sánh giữa “báo cáo xác định giá thị trường”137 hàng năm doanh nghiệp tự lập và “báo cáo giao dịch liên kết” (Mẫu 01/07/TNDN)138 hàng năm doanh nghiệp gửi kèm quyết tốn thuế. Nội dung cịn lại của các cuộc thanh tra về chuyển giá, các cơ quan thuế sẽ tiến hành như các cuộc thanh tra tồn diện mang tính chu kỳ theo quy định của Luật Quản lý thuế số 78/2006/QH11 ngày 29/11/2006; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật quản lý thuế số 21/2012/QH13 ngày 20/11/2012; các văn bản hướng dẫn thi hành và thông tư hướng dẫn thi hành 156/2013/TT-BTC điều 67.

Cách làm này dẫn đến các kết luận thanh tra chuyển giá không phải là “vi phạm về chuyển giá” mà gần như là “vi phạm hành chính” về khai báo thuế (thông tư 156/2013/TT-BTC điều 67)? Hay có thể do cách áp dụng hướng dẫn về chuyển giá quá khó khăn nên các Cục thuế thường “ngại” kết luận và “giao việc” này lại cho Tổng Cục thuế 139? Cũng có thể do thời gian thanh tra khơng đủ cho các nhân viên thuế tìm hiểu về hệ thống kế tốn của các MNE...Có khá nhiều các vấn đề cần làm rõ để kết luận vi phạm chuyển giá đủ sức thuyết phục.

136 Trích báo cáo tổng kết năm 2015 của Bộ tài chính

137 Hiện tại chưa có quy định chính thức về bảng báo cáo xác định giá thị trường nên các doanh nghiệp tự lập thơng qua các cơng ty kiểm tốn. Tuy vậy, khi thanh tra chuyển giá đây là tài liệu cơ quan thuế tham chiếu – gần như là nguồn quan trọng.

138 phần mềm hỗ trợ khai thuế iHTKK; link http://nhantokhai.gdt.gov.vn/ihtkk_nnt/home_public.jsp

139 Việc này nghe có vẻ nghịch lý nhưng đây là thực tế - phần lớn với các khiếu nại của doanh nghiệp Cục thuế đều xin hướng dẫn của Tổng Cục thuế

2.4.2. Kinh nghiệm nào cho Việt Nam trong tiến trình tồn cầu hố nền kinh tế thế giới

2.4.2.1. Chủ trương của ngành thuế Việt Nam trong nổ lực chống chuyển giá.

Hiện nay, Bộ Tài chính đã chủ động thực hiện nhiều biện pháp nhằm kiểm sốt chặt chẽ tình trạng chuyển giá, báo lỗ, chuyển lợi nhuận ra nước ngoài của các doanh nghiệp liên doanh, doanh nghiệp nước ngoài140

 Xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu phục vụ cho việc quản lý thuế đối với hoạt động chuyển giá

 Lấy ý kiến và trình Chính phủ ban hành Nghị định về chống chuyển giá,

 Nâng cao năng lực cho đội ngũ công chức chuyên trách quản lý thuế đối với hoạt động chuyển giá.

 Đẩy mạnh công tác thanh tra, kiểm tra đối với hoạt động chuyển giá, trước mắt tập trung thanh tra, kiểm tra giá chuyển nhượng đối với các tập đồn có nhiều doanh nghiệp thành viên; các doanh nghiệp đã hoạt động nhiều năm chưa được thanh tra kiểm tra, đang được hưởng ưu đãi về thuế.., các doanh nghiệp đã và đang thực hiện tái cơ cấu có khả năng lợi dụng chuyển giá để tránh thuế.

 Trao đổi thông tin giữa cơ quan Thuế và các tổ chức nước ngồi phục vụ cho phân tích rủi ro và thanh tra giá chuyển nhượng; đàm phán với cơ quan thuế nước ngồi có liên quan; kết hợp với các ngành xác định giá trị máy móc, thiết bị, nguyên vật liệu tại khâu nhập khẩu, giảm tình trạng các doanh nghiệp khai báo cao giá nhập khẩu với mục đích tăng chi phí đầu vào, giảm lợi nhuận.

 Bộ Tài chính “bắt tay” với các bộ, ngành chống chuyển giá. Ví dụ: Ngân hàng Nhà nước cung cấp số liệu về các khoản vay của doanh nghiệp Việt Nam với các công ty nước ngồi là các cơng ty có giao dịch liên kết và các cơng ty có liên quan khi được yêu cầu; Bộ Kế hoạch và Đầu tư có cung cấp, trao đổi các thơng tin liên quan đối với các dự án đầu tư khi cơ quan thuế thực hiện thanh tra, kiểm tra xác định có dấu hiệu sử dụng giá chuyển nhượng trong quan hệ liên kết để tránh thuế; Bộ Khoa học và Công nghệ xây dựng quy định về chuyển giao cơng nghệ, tài sản sở hữu trí tuệ phục vụ cơng tác quản lý

140 http://www.kiemtoan.com.vn/lan-dau-tien-co-nghi-dinh-quy-dinh-ve-chong-chuyen-

giá chuyển nhượng. Bộ Thông tin và Truyền thông xây dựng quy định về nền kinh tế kỹ thuật số, bao gồm cơ sở dữ liệu về các doanh nghiệp được cấp phép kinh doanh trong lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý; Bộ Công Thương xây dựng cơ sở dữ liệu về hoạt động nhượng quyền thương mại, cơ sở dữ liệu về giá giao dịch của các hàng hóa trên các sàn giao dịch hàng hóa quốc tế, thực hiện cung cấp thơng tin theo yêu cầu quản lý giá chuyển nhượng của cơ quan thuế…141

2.4.2.2. Khó khăn và cải thiện có thể có của ngành Thuế tại Việt Nam

Trong quá trình thanh tra chuyển giá, vướng mắc thường thấy tại các Cục thuế địa phương là bản thân các Cục thuế địa phương rất lúng túng trong xác định phương pháp xác định giá trong giao dịch liên kết. Có khá nhiều lý do tác động đến việc “không dám” đưa kết luận chính xác, bao gồm:

 Hướng dẫn các phương pháp không rõ ràng (theo thông tư 66/2010/TT-BTC);

(thông thường Cơ quan thuế Việt Nam hay sử dụng phương pháp “so sánh lợi nhuận” –

Thông tư 66/2010/TT-BTC, điều 5, khoản 2, mục 2.4 vì dễ làm). Nhưng có lẽ do khá

nhiều áp lực trong phân tích kỹ thuật chuyển giá của người nộp thuế mà Cục thuế địa phương thường xin ý kiến của Tổng Cục thuế.

 Cán bộ thuế cũng không nhiều chuyên môn trong lĩnh vực này, điển hình:

hướng dẫn của thơng tư 117/2005/TT-BTC rất khó hiểu hơn, và trong các phương pháp xác định giá của thơng tư này có thêm “phương pháp khác” - theo hướng dẫn của các Cục thuế trong những lần trập huấn khi thông tư này mới ban hành theo hướng nếu “khơng biết thì cứ chọn phương pháp khác”?! Về phía người nộp thuế cũng khơng có sự quan tâm đến phương pháp – vì nguyên tắc nếu chọn phương pháp sai nhưng không ảnh hưởng số thuế phải nộp thì khơng sao (thơng tư 156/2013/TT-BTC điều 5)

 Sẽ phải chịu trách nhiệm nếu có sai sót. Ngay cả khi đưa ra hướng dẫn Tổng

Cục thuế vẫn không chỉ ra được lý do phản bác thông tin xác định giá của người nộp thuế: tại sao lại sử dụng phương pháp xác định giá đó, tại sao có tỷ lệ ấn định mà khơng phân tích thông qua bất cứ bảng tứ phân vị nào theo quy định của thơng tư 66/2010/TT- BTC, khơng giải thích lý do vì sao kết luận nguồn dữ liệu người nộp thuế sử dụng là

141 Dự thảo ngày 16/09/2016 Nghị định Quy định về quản lý giá chuyển nhượng của các giao dịch liên kết, chống chuyển giá, chống thất thu ngân sách nhà nước, điều 12

“không đáng tin cậy” (thơng tư 66/2010/TT-BTC, điều 4) vì hiện tại khơng có một hướng dẫn cụ thể nào từ các cơ quan nhà nước nguồn dữ liệu nào mới là “đáng tin cậy”…Nên thường kết luận của các Cục thuế địa phương dựa theo hướng dẫn của Tổng Cục thuế vấp phải khơng ít phản kháng từ phía người nộp thuế. Có lẽ biết trước phản ứng này mà người nộp thuế - đối tượng chịu tác động trực tiếp bởi hướng dẫn của Tổng Cục Thuế thường không nhận được các văn bản này?!

2.4.2.2.1. “Cơ chế tạo ra đùn đẩy trách nhiệm”142

Bài viết trên Thời Báo Kinh tế Sài Gịn đưa nhận định: “Tình trạng cấp dưới đùn

đẩy trách nhiệm giải quyết việc của dân, của doanh nghiệp lên cấp trên là hiện tượng rất phổ biến. Có thể nói, nạn đùn đẩy trách nhiệm là kết quả tất yếu của một mơi trường pháp lý cịn thiếu minh bạch và rõ ràng, khi mà những luật lệ vẫn cịn có thể diễn giải theo nhiều cách khác nhau; các quy định pháp luật chưa tương thích, thậm chí cịn mâu thuẫn với nhau.

Tiếp đến là thói quen dựa vào hướng dẫn của cấp trên để giải quyết việc của dân và doanh nghiệp, thay vì dựa vào luật, cịn rất phổ biến ở các cấp hành chính. Đồng thời, quan điểm chỉ được làm những gì pháp luật cho phép, thay vì thực hiện cơ chế được làm những gì pháp luật khơng cấm, ở các cơ quan hành chính nhà nước vẫn rất nặng nề và đó là rào cản khiến những người có trách nhiệm ở các cấp thừa hành không mạnh dạn vận dụng luật để giải quyết vấn đề theo hướng có lợi cho người dân, cho doanh nghiệp.

Trong mơi trường pháp lý cịn nhiều khiếm khuyết đó, việc người đứng đầu cơ quan hành chính tỏ ra ngần ngại rồi đùn đẩy trách nhiệm giải quyết công việc lên cấp trên là khó tránh khỏi. Ở đây khơng chỉ là vấn đề né tránh trách nhiệm, mà còn liên quan đến những hậu quả nặng nề mà cá nhân họ có thể phải chịu khi mà cái tội “lợi dụng kẽ hở của luật pháp” hay “thiếu tinh thần trách nhiệm” luôn treo lơ lửng trên đầu họ. Mối lo bị quy trách nhiệm, thậm chí có thể bị tù tội, đã lấn át sự năng động và nhiệt tình thực thi chức trách của cán bộ cơng chức để thay vào đó là chọn giải pháp an tồn “đùn đẩy lên cấp trên””

Bài viết này có đề cập đến giải pháp khả thi “…. giải quyết tình trạng “chuyền bóng” trách nhiệm, việc trước tiên cần làm là tạo lập môi trường luật pháp rõ ràng và

đồng bộ. Đề cao nguyên tắc thực thi theo pháp luật thay vì làm theo hướng dẫn, và điều rất quan trọng là phải thúc đẩy áp dụng cơ chế “được làm những gì pháp luật khơng cấm”

2.4.2.2.2. Minh bạch về thuế là mong muốn của các công ty MNE 143

Nhằm mục tiêu “minh bạch hoá” về thuế, các nước trong tổ chức OECD và G20 đã thống nhất báo cáo gửi cho các cơ quan thuế giữa các quốc gia – theo đó cơ quan thuế các nước có thể tham khảo lẫn nhau báo cáo của các công ty MNE. Tuy nhiên, nếu báo cáo này được “chia sẻ” với các quốc gia đang phát triển sẽ phát sinh khá nhiều “tranh chấp” lý do các hướng dẫn về thuế nhất là cơng thức tính thuế của các quốc gia này thường dựa trên các tỷ lệ giản đơn. Trong khi đó, mặc dù mong muốn nộp thuế cơng bằng giữa nền kinh tế thuộc các quốc gia khác nhau nhưng khơng có nghĩa là các MNE đồng tình việc họ phải nộp thuế hai lần. Bên cạnh đó, có thể do áp lực thu ngân sách của Bộ tài chính khơng nhỏ nên khi ban hành các hướng dẫn về thuế Bộ tài chính thường khơng hướng đến “mong muốn” của người nộp thuế và chỉ chú trọng thu ngân sách nhà nước – mục tiêu này thể hiện ngay từ tiêu đề “Nghị định quy định về quản lý giá chuyển

nhượng của các giao dịch liên kết, chống chuyển giá, chống thất thu ngân sách nhà nước”144.

Bên cạnh đó, các chính sách khen thưởng hiện thời về thuế chủ yếu dựa trên tổng số đóng góp của doanh nghiệp cho Ngân sách nhà nước – khi doanh nghiệp càng lớn nhất là các MNE thì khoảng đóng vào ngân sách thơng qua thuế khơng nhỏ, nhưng nếu so sánh chỉ dựa vào quy mơ thì có vẻ khơng thể khuyến khích tính “minh bạch”. “Báo cáo minh bạch hoá về thuế” (tham khảo phụ lục 1) – là chỉ tiêu đánh giá dành cho các MNE có tại các quốc gia thuộc Cộng đồng chung Châu Âu, OECD và G20, theo đó có nên chăng Việt Nam có thể xây dựng các chỉ tiêu phù hợp đề cao tính tuân thủ luật hơn là khoản nộp ngân sách?

Thêm vào đó, quy định chung về báo cáo thuế có được áp dụng cho tất cả các cơng ty MNE hay chỉ những cơng ty có trụ sở chính tại các quốc gia thành viên G20 hay OECD – như thế chi phí hành chính sẽ tăng nếu một MNE khơng có trụ sở chính tại các

143 OECD TP Guidelines 2010, Para 3.71

144http://www.mof.gov.vn/webcenter/portal/btc/r/cd/dtvb/ctdtvb?id=12699&_afrLoop=33007906232778067 #!%40%40%3F_afrLoop%3D33007906232778067%26centerWidth%3D0%2525%26id%3D12699%26left Width%3D100%2525%26rightWidth%3D0%2525%26showFooter%3Dfalse%26showHeader%3Dfalse%26 _adf.ctrl-state%3D10orapwvzi_4

quốc gia này. Và, cơ quan thuế tại các quốc gia đang phát triển gần như không đủ khả năng để xử lý một khối lượng lớn cơ sở dữ liệu cũng như giũ bí mật thơng tin là vấn đề rất khó thực hiện – đây là trở ngại do thơng tin về thuế phần lớn là thông tin “nhạy cảm”. Giải quyết vấn đề này, Bộ tài chính – Tổng cục thuế đã và đang tiến hành xây dựng, hoàn thiện hệ thống cơ sở dữ liệu tỷ suất lợi nhuận của các doanh nghiệp độc lập theo từng ngành nghề có rủi ro cao về giá chuyển nhượng cũng sẽ được triển khai tích cực hơn nhằm tạo cơ sở chung cho việc phân tích rủi ro phục vụ công tác quản lý thuế đối với hoạt động chuyển giá145, tuy nhiên “bảo mật thông tin” không được đề cập đến biện pháp chế tài mặc dù có quy định trách nhiệm “Giữ bí mật thơng tin về kết quả kiểm tra thuế trừ các trường hợp công khai thông tin vi phạm pháp luật về thuế của người nộp thuế theo quy định” tại Điều 73, Điều 74 Luật Quản lý thuế và Điều 72 Luật xử lý vi phạm hành chính số 15/2012/QH13 ngày 20/6/2012!

2.4.2.2.3. Các quy định pháp luật “trói chân” ngành thuế khi tiến hành thanh tra chuyển giá chuyển giá

i. Luật kế tốn và các chuẩn mực chun ngành

Có thể nói các quy định và hướng dẫn hạch tốn kế tốn gây khó khăn khơng nhỏ cho cả cơ quan thuế và người nộp thuế là các tập đồn MNE. Khơng giống như các nước trong khu vực như Malaysia hay Singapore áp dụng chuẩn mực kế toán quốc tế, hệ thống chuẩn mực kế toán Việt Nam được xây dựng trên cơ sở tham khảo hệ thống chuẩn mực kế toán quốc tế (IAS), nhưng vận dụng phù hợp với điều kiện đặc thù của nền kinh tế Việt Nam; cho nên tạo ra hệ quả là hệ thống kế tốn “khơng giống ai”. Các doanh nghiệp đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam gần như phải lập hai loại báo cáo tài chính (BCTC), một theo chuẩn mực kế toán Việt Nam để báo cáo cơ quan quản lý Việt Nam (thuế) và một báo cáo theo chuẩn mực kế toán quốc tế để đáp ứng yêu cầu hợp nhất BCTC với cơng ty mẹ. Lý do rõ nhất giải thích cho vấn đề này có thể là: văn hố của người Việt Nam là tránh rủi ro và sự khơng chắc chắn. Áp dụng chuẩn kế tốn quốc tế (IAS/IFRS), tính khơng chắc chắn có vẻ rất cao bởi vì báo cáo tài chính (BCTC) theo

145http://www.mof.gov.vn/webcenter/portal/btc/r/cd/dtvb/ctdtvb?id=12699&_afrLoop=33007906232778067# !%40%40%3F_afrLoop%3D33007906232778067%26centerWidth%3D0%2525%26id%3D12699%26leftWi dth%3D100%2525%26rightWidth%3D0%2525%26showFooter%3Dfalse%26showHeader%3Dfalse%26_ad f.ctrl-state%3D10orapwvzi_4

IAS/IFRS sử dụng nhiều ước tính kế tốn chẳng hạn: giá trị hợp lý, ước tính rủi ro trong tương lai…. Trong khi đó, chuẩn mực kế tốn Việt Nam (VAS) với các ước tính kế tốn146 ít hơn và thận trọng hơn làm hạn chế những yếu tố không chắc chắn điều này cũng giảm nhiều sự phù hợp của thơng tin trên BCTC. Đặc điểm văn hố này là yếu tố ảnh hưởng gián tiếp và rất quan trọng đến việc VAS chưa áp dụng hoàn toàn IAS/IFRS. Hội thảo “20 năm cải cách hệ thống kế toán Việt Nam” do Hội Kế toán và Kiểm toán Việt Nam (VAA) tổ chức - PGS. TS Đặng Thái Hùng, Vụ trưởng Vụ Chế độ kế toán và kiểm tốn, Bộ Tài chính cho biết, mục tiêu đến năm 2030, Việt Nam xây dựng hệ thống kế tốn tương đồng với thơng lệ quốc tế; tuy nhiên, để hệ thống kế toán thực sự tương đồng với thơng lệ quốc tế, sẽ cịn phải chờ tới… 15 năm nữa 147 - nhưng khi đó thì hệ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chuyển giá, pháp luật quốc tế và khuyến nghị cho việt nam (Trang 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)