Khó khăn và cải thiện có thể có của ngành Thuế tại Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chuyển giá, pháp luật quốc tế và khuyến nghị cho việt nam (Trang 66 - 67)

CHƯƠNG I : CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHUYỂN GIÁ

2.4. Tổng quan về chuyển giá của các nước đang phát triển

2.4.2.2. Khó khăn và cải thiện có thể có của ngành Thuế tại Việt Nam

Trong quá trình thanh tra chuyển giá, vướng mắc thường thấy tại các Cục thuế địa phương là bản thân các Cục thuế địa phương rất lúng túng trong xác định phương pháp xác định giá trong giao dịch liên kết. Có khá nhiều lý do tác động đến việc “khơng dám” đưa kết luận chính xác, bao gồm:

 Hướng dẫn các phương pháp không rõ ràng (theo thông tư 66/2010/TT-BTC);

(thông thường Cơ quan thuế Việt Nam hay sử dụng phương pháp “so sánh lợi nhuận” –

Thông tư 66/2010/TT-BTC, điều 5, khoản 2, mục 2.4 vì dễ làm). Nhưng có lẽ do khá

nhiều áp lực trong phân tích kỹ thuật chuyển giá của người nộp thuế mà Cục thuế địa phương thường xin ý kiến của Tổng Cục thuế.

 Cán bộ thuế cũng không nhiều chuyên môn trong lĩnh vực này, điển hình:

hướng dẫn của thơng tư 117/2005/TT-BTC rất khó hiểu hơn, và trong các phương pháp xác định giá của thơng tư này có thêm “phương pháp khác” - theo hướng dẫn của các Cục thuế trong những lần trập huấn khi thông tư này mới ban hành theo hướng nếu “khơng biết thì cứ chọn phương pháp khác”?! Về phía người nộp thuế cũng khơng có sự quan tâm đến phương pháp – vì ngun tắc nếu chọn phương pháp sai nhưng khơng ảnh hưởng số thuế phải nộp thì khơng sao (thơng tư 156/2013/TT-BTC điều 5)

 Sẽ phải chịu trách nhiệm nếu có sai sót. Ngay cả khi đưa ra hướng dẫn Tổng

Cục thuế vẫn không chỉ ra được lý do phản bác thông tin xác định giá của người nộp thuế: tại sao lại sử dụng phương pháp xác định giá đó, tại sao có tỷ lệ ấn định mà khơng phân tích thơng qua bất cứ bảng tứ phân vị nào theo quy định của thông tư 66/2010/TT- BTC, khơng giải thích lý do vì sao kết luận nguồn dữ liệu người nộp thuế sử dụng là

141 Dự thảo ngày 16/09/2016 Nghị định Quy định về quản lý giá chuyển nhượng của các giao dịch liên kết, chống chuyển giá, chống thất thu ngân sách nhà nước, điều 12

“khơng đáng tin cậy” (thơng tư 66/2010/TT-BTC, điều 4) vì hiện tại khơng có một hướng dẫn cụ thể nào từ các cơ quan nhà nước nguồn dữ liệu nào mới là “đáng tin cậy”…Nên thường kết luận của các Cục thuế địa phương dựa theo hướng dẫn của Tổng Cục thuế vấp phải khơng ít phản kháng từ phía người nộp thuế. Có lẽ biết trước phản ứng này mà người nộp thuế - đối tượng chịu tác động trực tiếp bởi hướng dẫn của Tổng Cục Thuế thường không nhận được các văn bản này?!

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chuyển giá, pháp luật quốc tế và khuyến nghị cho việt nam (Trang 66 - 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)