CHƯƠNG I : CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHUYỂN GIÁ
2.4. Tổng quan về chuyển giá của các nước đang phát triển
2.4.2.2.3. Các quy định pháp luật “trói chân” ngành thuế khi tiến hành thanh
chế tài mặc dù có quy định trách nhiệm “Giữ bí mật thơng tin về kết quả kiểm tra thuế trừ các trường hợp công khai thông tin vi phạm pháp luật về thuế của người nộp thuế theo quy định” tại Điều 73, Điều 74 Luật Quản lý thuế và Điều 72 Luật xử lý vi phạm hành chính số 15/2012/QH13 ngày 20/6/2012!
2.4.2.2.3. Các quy định pháp luật “trói chân” ngành thuế khi tiến hành thanh tra chuyển giá chuyển giá
i. Luật kế toán và các chuẩn mực chuyên ngành
Có thể nói các quy định và hướng dẫn hạch tốn kế tốn gây khó khăn khơng nhỏ cho cả cơ quan thuế và người nộp thuế là các tập đồn MNE. Khơng giống như các nước trong khu vực như Malaysia hay Singapore áp dụng chuẩn mực kế toán quốc tế, hệ thống chuẩn mực kế toán Việt Nam được xây dựng trên cơ sở tham khảo hệ thống chuẩn mực kế toán quốc tế (IAS), nhưng vận dụng phù hợp với điều kiện đặc thù của nền kinh tế Việt Nam; cho nên tạo ra hệ quả là hệ thống kế tốn “khơng giống ai”. Các doanh nghiệp đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam gần như phải lập hai loại báo cáo tài chính (BCTC), một theo chuẩn mực kế tốn Việt Nam để báo cáo cơ quan quản lý Việt Nam (thuế) và một báo cáo theo chuẩn mực kế toán quốc tế để đáp ứng yêu cầu hợp nhất BCTC với cơng ty mẹ. Lý do rõ nhất giải thích cho vấn đề này có thể là: văn hố của người Việt Nam là tránh rủi ro và sự không chắc chắn. Áp dụng chuẩn kế tốn quốc tế (IAS/IFRS), tính khơng chắc chắn có vẻ rất cao bởi vì báo cáo tài chính (BCTC) theo
145http://www.mof.gov.vn/webcenter/portal/btc/r/cd/dtvb/ctdtvb?id=12699&_afrLoop=33007906232778067# !%40%40%3F_afrLoop%3D33007906232778067%26centerWidth%3D0%2525%26id%3D12699%26leftWi dth%3D100%2525%26rightWidth%3D0%2525%26showFooter%3Dfalse%26showHeader%3Dfalse%26_ad f.ctrl-state%3D10orapwvzi_4
IAS/IFRS sử dụng nhiều ước tính kế tốn chẳng hạn: giá trị hợp lý, ước tính rủi ro trong tương lai…. Trong khi đó, chuẩn mực kế tốn Việt Nam (VAS) với các ước tính kế tốn146 ít hơn và thận trọng hơn làm hạn chế những yếu tố không chắc chắn điều này cũng giảm nhiều sự phù hợp của thơng tin trên BCTC. Đặc điểm văn hố này là yếu tố ảnh hưởng gián tiếp và rất quan trọng đến việc VAS chưa áp dụng hoàn toàn IAS/IFRS. Hội thảo “20 năm cải cách hệ thống kế toán Việt Nam” do Hội Kế toán và Kiểm toán Việt Nam (VAA) tổ chức - PGS. TS Đặng Thái Hùng, Vụ trưởng Vụ Chế độ kế toán và kiểm tốn, Bộ Tài chính cho biết, mục tiêu đến năm 2030, Việt Nam xây dựng hệ thống kế tốn tương đồng với thơng lệ quốc tế; tuy nhiên, để hệ thống kế tốn thực sự tương đồng với thơng lệ quốc tế, sẽ còn phải chờ tới… 15 năm nữa 147 - nhưng khi đó thì hệ thống kế tốn quốc tế đã phát triển như thế nào?
Do các yếu tố này, nên công tác thanh tra chuyển giá tại các MNE sẽ gặp một số các giao dịch khơng thể so sánh, đó là:
Tài khoản rủi ro tài chính IAS 37 – hay US GAAP 48/ASC 740 – nếu phân tích được các yếu tố rủi ro chắc chắn xảy ra về tương lai, nhưng không thể tránh khỏi doanh nghiệp được phép trích trước chi phí để tránh ảnh hưởng đến kỳ kế tốn hiện hành
Tài khoản được định nghĩa “cash management” – tài khoản này trực thuộc bộ phận quản lý ngân quỹ (“treasury division”) của các MNE. Trên thực tế các cơ quan thuế không đủ khả năng, và cũng khơng thể phân tích hết tính chất phức tạp của tài khoản “đại diện” này. Vấn đề theo nhận xét của cá nhân, đây là tài khoản “ẩn chứa” yếu tố chuyển giá cao nhất trong doanh nghiệp
Các tài khoản liên quan đến quỹ từ thiện: bản chất của nhà kinh doanh là lợi nhuận
Bộ tài chính ban hành thơng tư 200/2014/TT-BTC ngày 22/12/2014 “Hướng dẫn chế độ kế toán doanh nghiệp” và Luật kế toán 2015 (hiệu lực từ 2017) – một trong những thay đổi quan trọng của các quy định này là thay đổi hệ thống sổ sách, và một số các tài khoản nhất định. Nhưng vấn đề là những thay đổi này cũng không thể làm
146 Thông tư số 228/2009/TT-BTC ngày 7/12/2009 của Bộ Tài chính hướng dẫn chế độ trích lập và sử dụng các khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho, tổn thất các khoản đầu tư tài chính, nợ phải thu….với các hướng dẫn rất hẹp về các khoản được phép trích trước.
cho cơng tác chống chuyển giá có thể tốt hơn – vì về cơ bản Luật kế tốn không đề cập đến chuyển giá.
ii. Luật thanh tra
Thời hạn thanh tra tại doanh nghiệp theo quy định của luật quản lý thuế tối đa là 30 ngày, được gia hạn nhưng không quá 30 ngày (điều 81); khoản thời gian này là khá dài nếu cơ quan thuế làm việc tại doanh nghiệp. Nhưng nếu với tính chất phức tạp của chun đề chuyển giá thì khoản thời gian này khơng đủ để cơ quan thuế có thể tìm hiểu hết tất cả các giao dịch liên kết phát sinh tại doanh nghiệp – nhất là thanh tra theo giai đoạn (thường là 3-5 năm). Thêm vào đó, cơ quan thuế thường khơng có sự chuẩn bị trước căn cứ vào số báo cáo doanh nghiệp đã cung cấp hàng năm, mà yêu cầu doanh nghiệp chuẩn bị; việc làm này gây mất thời gian và “phiền hà” vì cơng việc gần như phải làm lại nhiều lần. Cải cách hành chính và cơ sở dữ liệu có sẵn là yêu cầu cần thiết hỗ trợ công tác chống chuyển giá.
iii. Quyền hạn của cơ quan thuế khá “hẹp”
Tham khảo luật của Ấn, có thể thấy bộ phận phụ trách chuyển giá của cơ quan thuế có “quyền lực” khá rộng và mạnh, ví dụ: tồn quyền trong thanh tra, phát hiện, giám sát, kiểm tra sự tuân thủ (theo như lời tuyên thệ của các tổ chức) …. tiến hành các cuộc điều tra/xác minh và có thể cưỡng chế tịch thu các chứng từ sổ sách kế toán hay các hồ sơ khác có liên quan khi tiến hành kiểm tra về chuyển giá. Theo quyết định 1575/QĐ- TCT ngày 01/09/2015 về quy định quyền hạn và chức năng nhiệm vụ phòng thanh tra giá chuyển nhượng thuộc phòng thanh tra Tổng Cục thuế - lần đầu tiên trong lịch sử ngành thuế có bộ phận dành riêng cho lĩnh vực chuyển giá, mặc dù vậy chức năng và nhiệm vụ cũng khơng có gì khác so với phịng thanh tra của Cục thuế nói chung. Bên cạnh đó, thanh tra thuế khơng được tồn quyền quyết định như đối với luật Ấn; ví dụ: thanh tra thuế có thể tham khảo các chứng từ, sổ sách kế toán nhưng nếu muốn xử lý theo bất cứ hướng nào đều phải gửi văn bản đề nghị Sở tài chính can thiệp; hơn thế nữa, bản thân ngành thuế khi kiến nghị xử lý vi phạm về kế toán cũng chỉ dừng ở mức độ hành chính – có lẽ do cơ chế quản lý và tâm lý ngại trách nhiệm nên ngành thuế trong những vấn đề này thường rất thận trọng.