Khái niệm quyền công tố

Một phần của tài liệu áp dụng pháp luật thực hành quyền công tố trong giai đoạn điều tra các tội phạm ma túy của viện kiểm sát nhân dân ở tỉnh bắc giang (Trang 26 - 34)

QCT dới góc độ khoa học pháp lý là một khái niệm đã đ- ợc hình thành từ khá lâu và ln đợc các nhà khoa học pháp lý các thời kỳ quan tâm nghiên cứu, mổ xẻ. Tuy nhiên ở thời điểm hiện nay vẫn còn tồn tại nhiều quan điểm nhận thức khác nhau về QCT.

Về thuật ngữ “công tố”, theo Đại từ điển tiếng Việt, “cơng” có nghĩa là “thuộc về Nhà nớc, tập thể trái với t”; cịn “tố” có nghĩa là “nói về những sai phạm, tội lỗi của ngời khác

một cách cơng khai trớc ngời có thẩm quyền hoặc trớc nhiều ngời”; “cơng tố” có nghĩa là “điều tra, truy tố, buộc tội kẻ phạm pháp và phát biểu ý kiến trớc Toà án” [50, tr.453,

459,1160].

Để làm rõ khái niệm QCT, chúng ta cần nghiên cứu các quan điểm về QCT; đối tợng, nội dung phạm vi của QCT.

Về các quan điểm nhận thức khác nhau về QCT có thể khái qt có các quan điểm chính sau:

- Quan điểm thứ nhất: Đồng nhất khái niệm QCT với hoạt

động kiểm sát việc tuân theo pháp luật của VKSND. Theo quan điểm này công tố không phải là một chức năng độc lập của VKS mà chỉ là một quyền năng, một hình thức thực hiện chức năng kiểm sát việc tuân theo pháp luật.

- Quan điểm thứ hai cho rằng QCT là quyền của Nhà nớc

giao cho VKS truy tố kẻ phạm tội ra Toà án, thực hiện buộc tội tại Toà án (thực hành QCT).

- Quan điểm thứ ba cho rằng, QCT là quyền đại diện

cho Nhà nớc để đa các vụ việc vi phạm trật tự pháp luật ra cơ quan xét xử để bảo vệ lợi ích của Nhà nớc, bảo vệ trật tự pháp luật.

- Quan điểm thứ t cho rằng, QCT là Nhà nớc giao cho các

hình sự và áp dụng các chế tài hình sự đối với ngời phạm tội.

- Quan điểm thứ năm cho rằng, QCT bao gồm quyền

khởi tố, điều tra vụ án, quyền truy tố và buộc tội bị cáo trớc Toà án.

- Quan điểm thứ sáu cho rằng, QCT là sự cáo buộc của

Nhà nớc đối với cá nhân tổ chức đã vi phạm pháp luật; bao gồm vi phạm hành chính, kinh tế, vi phạm Luật Dân sự và Luật Hình sự.

- Quan điểm thứ bảy cho rằng, QCT là quyền của Nhà

nớc đa ra các việc làm phạm pháp liên quan đến lợi ích chung ra tồ để xét xử, vì Nhà nớc nhân danh xã hội duy trì trật tự chung bằng pháp luật.

- Quan điểm thứ tám cho rằng, “QCT là quyền đợc hành

xử nhân danh xã hội, vì lợi ích chung của xã hội, với mục đích là Tồ án tuyên một hình phạt đối với ngời phạm pháp”.

Các quan điểm nêu trên đều chứa đựng những hạt nhân hợp lý, tuy nhiên chúng đều chứa đựng sự hạn chế và bất cập nh:

- Hoặc là coi QCT là một quyền năng, một hình thức thực hiện chức năng kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong TTHS, dẫn đến việc xem nhẹ bản chất của QCT nh là một hoạt động độc lập của VKS nhân danh quyền lực công.

- Hoặc là thu hẹp phạm vi QCT, coi QCT là quyền của VKS truy tố kẻ phạm tội ra Toà và thực hiện việc buộc tội tại phiên tồ hình sự sơ thẩm.

- Hoặc là đánh đồng QCT với chức năng kiểm sát việc tuân theo pháp luật của VKS, dẫn đến tình trạng mở rộng

phạm vi QCT vợt khỏi lĩnh vực tố tụng hình sự sang các lĩnh vực t pháp khác nh dân sự, kinh tế, lao động, hành chính.

Để làm rõ khái niệm QCT, chúng tôi cho rằng cần phải xuất phát từ những cơ sở có tính ngun tắc sau:

Một là, phải nhìn nhận QCT là quyền của Nhà nớc gắn

với sự ra đời của Nhà nớc, mang bản chất chính trị của Nhà nớc, nhân danh Nhà nớc (chứ không phải nhân danh cá nhân hay một nhóm ngời) để buộc tội đối với ngời thực hiện hành vi vi phạm pháp luật hình sự và bị coi là tội phạm. Với mục đích rõ ràng là bảo vệ lợi ích của Nhà nớc, mơi trờng tồn tại của Nhà nớc.

Hai là, QCT không thể tách dời mà luôn gắn liền với

quyền tài phán của Tồ án, đó chính là quyền cáo buộc trách nhiệm hình sự đối với ngời phạm tội và đa ngời phạm tội ra Tồ theo đó là bảo vệ sự buộc tội trớc phiên toà, nhng ở đây cũng cần nhận thức QCT không đồng nhất với việc cứ nhất thiết mọi trờng hợp phải đa ngời phạm tội ra Tồ, mà trên thực tế QCT có thể bị triệt tiêu khi đối tợng tác động của nó đã đủ căn cứ để triệt tiêu. Cụ thể nh các trờng hợp ngời phạm tội đợc đình chỉ điều tra theo quy định tại Điều 169 BLTTHS; Điều 19, Điều 69, khoản 2 Điều 25 BLHS.

Ba là, QCT chỉ có thể do một cơ quan Nhà nớc thực

hiện và độc lập với quyền tài phán của Toà án và ở nớc ta cơ quan thực hiện quyền này là VKS và đợc VKS thực hiện trong tất cả các giai đoạn tố tụng từ khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử.

Việc đợc giao một số quyền năng trong nội dung của QCT (nh CQĐT: KTVA, KTBC, áp dụng thay đổi biện pháp ngăn chặn…; Toà án: KTVA của Hội đồng xét xử) khơng có nghĩa là CQĐT và Tồ án cũng là chủ thể thực hành QCT.

Thứ t, quan điểm của Nhà nớc ta về thực hiện chiến lợc

cải cách t pháp, xây dựng Nhà nớc pháp quyền XHCN đã xác định: VKS có hai chức năng cơ bản là thực hành QCT và kiểm sát hoạt động t pháp (Điều 137 Hiến pháp 1992 đã đợc sửa đổi bổ sung năm 2001 và Điều 1, Điều 3 Luật Tổ chức VKSND năm 2002); Nghị quyết Đại hội lần thức IX của Đảng đã chỉ rõ “VKS tập trung làm tốt chức năng công tố và kiểm sát các hoạt động t pháp”; báo cáo chính trị của Ban Chấp hành Trung ơng Đảng khoá X tại Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng cũng xác định: “Bảo đảm tốt hơn các điều kiện để VKSND thực hiện hiệu quả chức năng thực hành QCT và kiểm sát các hoạt động t pháp…”.

Từ những nội dung đợc phân tích nêu trên chúng tơi cho rằng, QCT là quyền nhân danh Nhà nớc thực hiện việc truy

cứu trách nhiệm hình sự đối với ngời phạm tội… quyền này thuộc về Nhà nớc, đợc Nhà nớc giao cho một cơ quan thực hiện (ở nớc ta là cơ quan VKS) để phát hiện tội phạm và truy cứu trách nhiệm hình sự đối với ngời phạm tội. Để làm đợc điều này, cơ quan VKS phải có trách nhiệm bảo đảm việc thu thập đầy đủ tài liệu, chứng cứ để xác định tội phạm và ngời phạm tội. Trên cơ sở đó, quyết định truy tố bị can ra trớc Tồ án và bảo vệ sự buộc tội đó trớc phiên tồ.

+ Đối tợng của QCT là cái mà QCT tác động vào nhằm đạt đợc mục đích cụ thể nào đó nh nhằm buộc tội đợc ngời phạm tội để trừng phạt, nhằm bảo đảm trật tự xã hội và trật tự pháp luật, nhằm bảo đảm lợi ích chung cho xã hội…. Do còn tồn tại nhiều quan điểm khác nhau về QCT, nên tất yếu còn tồn tại nhận thức khác nhau về đối tợng, nội dung và phạm vi của QCT; điển hình có thể kể đến một số quan điểm sau:

- Quan điểm xác định đối tợng của QCT và sự tuân thủ pháp luật của cơ quan tiến hành tố tụng, ngời tiến hành tố tụng và ngời tham gia tố tụng. Quan điểm này là kết quả của sự đồng nhất khái niệm QCT với hoạt động kiểm sát việc tuân theo pháp luật.

- Quan điểm cho rằng đối tợng của QCT là các hành vi vi phạm pháp luật; quan điểm này xuất phát từ nhận thức coi QCT là quyền của Nhà nớc cáo buộc cá nhân, tổ chức vi phạm pháp luật và đa các vụ việc vi phạm pháp luật ra Tòa.

- Quan điểm coi QCT là quyền Nhà nớc nhân danh xã hội truy cứu trách nhiệm hình sự đối với những ngời có hành vi phạm tội hoặc hành vi vi phạm pháp luật liên quan đến lợi ích chung, lợi ích nhà nớc thì lại cho rằng đối tợng của QCT là tội phạm, ngời phạm tội và những vụ việc xâm hại đến lợi ích chung trong lĩnh vực dân sự, hành chính, lao động.

Từ quan điểm nhận thức về QCT đã trình bày ở trên chúng tơi cho rằng đối tợng của QCT chỉ có thể là: Tội phạm và ngời phạm tội.

+ Nội dung QCT: Cũng nh QCT, nội dung QCT cũng còn tồn tại nhiều ý kiến khác nhau. Từ quan điểm của mình về QCT đã nêu ở trên, chúng tôi cho rằng: Nội dung của QCT là sự buộc tội đối với ngời đã thực hiện hành vi phạm tội; còn việc sử dụng tổng hợp các quyền năng pháp lý do luật định nhằm đảm bảo mọi hành vi phạm tội đều phải đợc phát hiện và xử lý theo pháp luật, không để lọt tội phạm và ngời phạm tội không làm oan ngời vô tội là nội dung của hoạt động thực hành QCT.

+ Phạm vi QCT: Cũng tồn tại nhiều ý kiến khác nhau, nh- ng tựu chung lại chúng tơi cho rằng có hai nhóm quan điểm chính. Đó là: Nhóm quan điểm cho rằng phạm vi QCT khơng chỉ bị giới hạn bó hẹp trong lĩnh vực TTHS mà có cịn bao trùm cả trong các lĩnh vực t pháp khác nh tố tụng dân sự, tố tụng hành chính, tố tụng kinh tế, tố tụng lao động.

Khác biệt với nhóm quan điểm này là nhóm quan điểm cho rằng phạm vi của QCT chỉ có trong lĩnh vực TTHS và khơng thể có trong các lĩnh vực tố tụng khác.

Chúng tôi luôn cho rằng QCT là quyền nhân danh Nhà nớc thực hiện việc buộc tội đối với ngời phạm tội; do đó, QCT khơng thể tồn tại ở lĩnh vực nào khác ngồi lĩnh vực TTHS; từ đó chúng tơi cho rằng nhóm quan điểm thứ nhất về phạm vi QCT đã phạm sai lầm đồng nhất giữa QCT và chức năng của VKS và không phân định đợc bản chất pháp lý của QCT.

Tuy nhiên, ngay trong nhóm quan điểm QCT chỉ có trong lĩnh vực hình sự cũng nảy sinh và tồn tại nhiều quan điểm khác nhau và phạm vi của QCT.

- Quan điểm thứ nhất cho rằng: QCT chỉ tồn tại ở giai

đoạn xét xử sơ thẩm; nghĩa là phạm vi QCT chỉ bao gồm hai giai đoạn của TTHS là truy tố bị can ra trớc Tòa và buộc tội bị can tại phiên tòa. Điều hạn chế của quan điểm này là không lý giải đợc các hoạt động tố tụng khác thuộc quyền gì, nh: KTVA, KTBC hay kháng nghị bản án, quyết định hình sự của Tịa án có sai lầm… theo chúng tơi thì việc truy tố ngời phạm tội và thực hiện việc buộc tội tại phiên tịa chỉ có thể coi là một trong số quyền năng cụ thể thuộc một dạng QCT, không thể đánh đồng để coi là phạm vi của QCT.

- Quan điểm thứ hai cho rằng: Phạm vi của QCT xuyên

suốt cả quá trình khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án tức là nó bắt đầu khi tội phạm xảy ra và chỉ kết thúc khi ngời phạm tội chấp hành xong bản án.

Từ quan điểm của mình về QCT chúng tơi đồng tình với ý kiến cho rằng phạm vi QCT bắt đầu từ khi tội phạm đợc thực hiện và kết thúc khi bản án có hiệu lực pháp luật, khơng bị kháng nghị, tức là QCT kết thúc khi việc buộc tội khơng cịn nữa.

Và khi việc buộc tội khơng cịn nữa thì khơng có lý do gì để cho rằng QCT vẫn kéo dài đến khi ngời phạm tội chấp hành xong bản án.

Một phần của tài liệu áp dụng pháp luật thực hành quyền công tố trong giai đoạn điều tra các tội phạm ma túy của viện kiểm sát nhân dân ở tỉnh bắc giang (Trang 26 - 34)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(170 trang)
w