Khái niệm đặc điểm áp dụng pháp luật thực hành quyền công tố trong giai đoạn điều tra các tộ

Một phần của tài liệu áp dụng pháp luật thực hành quyền công tố trong giai đoạn điều tra các tội phạm ma túy của viện kiểm sát nhân dân ở tỉnh bắc giang (Trang 41 - 51)

thực hành quyền công tố trong giai đoạn điều tra các tội phạm ma túy của Viện Kiểm sát nhân dân

1.2.1. Khái niệm đặc điểm áp dụng pháp luật thựchành quyền công tố trong giai đoạn điều tra các tội hành quyền công tố trong giai đoạn điều tra các tội phạm ma túy của Viện Kiểm sát nhân dân

Để nghiên cứu khái niệm đặc điểm ADPL thực hành QCT trong giai đoạn điều tra tội phạm ma túy cần có nhận thức về ADPL và đặc điểm của ADPL: Pháp luật là một hệ

thống các quy tắc xử sự chung do Nhà nớc ban hành hoặc thừa nhận thể hiện ý chí của giai cấp thống trị, đợc Nhà nớc bảo đảm thực hiện, kể cả bằng biện pháp cỡng chế, để điều chỉnh các quan hệ xã hội, duy trì xã hội trong một trật tự có lợi cho giai cấp thống trị.

Mang trong mình bản chất của pháp luật nói chung, pháp luật của Nhà nớc ta còn thể hiện đậm nét ý chí của giai cấp cơng nhân và nhân dân lao động. Và nó đã trở thành hệ thống của các quy phạm pháp luật thể chế hoá đ- ờng lối, chủ trơng của Đảng, thể hiện ý chí của nhân dân, đợc Nhà nớc ban hành và bảo đảm thực hiện trên cơ sở giáo

dục, thuyết phục, nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội theo định hớng xã hội chủ nghĩa.

Nh vậy, bằng thế giới quan và phơng pháp luận khoa học, lần đầu tiên trong lịch sử học thuyết Mác- Lênin về Nhà nớc và pháp luật đã chỉ rõ bản chất, vai trò của pháp luật.

Thực hiện pháp luật một cách đúng đắn, nghiêm minh là điều kiện kiên quyết đảm bảo vai trò của pháp luật, đảm bảo cho pháp luật thực sự là công cụ sắc bén trong quản lý bản thân Nhà nớc cũng nh quản lý xã hội của Nhà nớc.

Thực hiện pháp luật đợc hiểu là hành vi xử sự của con ngời đợc tiến hành phù hợp với yêu cầu của quy phạm pháp luật hay nói cách khác, thực hiện pháp luật là quá trình hoạt động có mục đích làm cho những quy định của pháp luật trở thành hiện thực trong cuộc sống, tạo cơ sở pháp lý cho hoạt động thực tế của các chủ thể pháp luật.

Hệ thống pháp luật bao gồm một số lợng lớn các quy phạm pháp luật với nội dung phong phú, đa dạng, điều chỉnh những mối quan hệ xã hội khác nhau với phơng pháp điều chỉnh khác nhau nên hình thức thực hiện pháp luật cũng rất khác nhau; dựa trên nền tảng tính chất đặc điểm của hoạt động thực hiện pháp luật, khoa học pháp lý phân chia thực hiện pháp luật thành các hình thức:

- Tuân thủ pháp luật. - Chấp hành pháp luật. - Sử dụng pháp luật. - áp dụng pháp luật.

Tuân thủ pháp luật là hình thức thực hiện pháp luật, trong đó các chủ thể pháp luật tự kiềm chế mình để khơng tiến hành những hoạt động mà pháp luật cấm. Hoặc vì lợi ích chung các chủ thể pháp luật tự thực hiện nghĩa vụ của mình (thi hành pháp luật) bằng hành động tích cực.

Chấp hành pháp luật là hình thức thực hiện pháp luật mà trong đó các chủ thể thực hiện nhiệm vụ pháp lý của mình với hành động tích cực.

Sử dụng pháp luật là hình thức thực hiện pháp luật mà trong đó các chủ thể pháp luật sử dụng các quyền năng pháp lý để bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của mình.

Tuy cũng là hình thức thực hiện pháp luật, nhng khác biệt với 3 hình thức thực hiện pháp luật nêu trên mà ở đó mọi chủ thể pháp luật đều có thể thực hiện thì ADPL là hình thức thực hiện pháp luật trong đó Nhà nớc thơng qua các cơ quan Nhà nớc hoặc cán bộ cơng chức có thẩm quyền tổ chức cho các chủ thể thực hiện những quy định của pháp luật. Hoặc tự mình căn cứ vào các quy định của pháp luật ra các quyết định làm phát sinh, chấm dứt hay thay đổi những quan hệ pháp luật cụ thể.

adpl đợc coi là hình thức thực hiện pháp luật đặc biệt, đợc xem là đảm bảo đặc thù của Nhà nớc cho các quy phạm pháp luật đợc thực hiện có hiệu quả trong đời sống xã hội. Nghiên cứu làm rõ các đặc điểm pháp lý của ADPL giúp chúng ta thấy rõ hơn vai trò, u thế của ADPL so với các hình thức thực hiện pháp luật khác. ADPL có một số đặc điểm đặc thù nh:

Một là, ADPL về nguyên tắc chỉ do những cơ quan Nhà

nớc có thẩm quyền tiến hành (trong trờng hợp cá biệt pháp luật trao cho các tổ chức xã hội có thẩm quyền ADPL). Các cơ quan Nhà nớc khác nhau có thẩm quyền ADPL khác nhau.

Nh ADPL để truy tố ngời thực hiện hành vi phạm tội chỉ có VKSND mới có thẩm quyền áp dụng…

Hai là, ADPL là một dạng hoạt động thể hiện tính quyền

lực Nhà nớc; các cơ quan Nhà nớc có thẩm quyền ADPL theo ý chí đơn phơng, khơng phụ thuộc vào ý chí, mong muốn của chủ thể bị áp dụng; ADPL của cơ quan Nhà nớc có thẩm quyền mang tính bắt buộc với chủ thể bị áp dụng và đợc bảo đảm bởi sức mạnh cỡng chế của Nhà nớc.

Ví dụ nh: Khi có đủ căn cứ theo quy định của BLTTHS

xác định một ngời đã thực hiện hành vi phạm tội thì CQĐT ra quyết định khởi tố mà khơng phụ thuộc vào ý chí của ng- ời bị khởi tố…

Ba là, ADPL là hoạt động phải đợc tiến hành theo thủ

tục chặt chẽ, do pháp luật quy định; đòi hỏi các cơ quan Nhà nớc có thẩm quyền, các bên có liên quan trong q trình ADPL phải tn thủ nghiêm ngặt.

Ví dụ nh: Để truy cứu trách nhiệm hình sự và áp dụng

hình phạt đối với một ngời đã thực hiện hành vi phạm tội, các cơ quan tố tụng có thẩm quyền phải thực hiện đầy đủ các trình tự thủ tục theo quy định của BLTTHS từ giai đoạn khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử….

Bốn là, ADPL là hành động mang tính sáng tạo, do ADPL

là quá trình vận dụng cái chung (các quy phạm pháp luật) để điều chỉnh, xử lý các vụ việc cụ thể (có tính đặc thù) và

q trình này tất yếu địi hỏi cơ quan có thẩm quyền, ngời có thẩm quyền ADPL phải vận dụng cái chung phù hợp với cái riêng (đặc thù) rất phong phú, đa dạng và phức tạp. Để thực hiện đợc yêu cầu này, ngời ADPL khơng đợc máy móc, cứng nhắc mà phải có nhận thức pháp luật sâu sắc, có hệ thống và có kinh nghiệm thực tiễn phong phú.

Kết quả ADPL đợc thể hiện bằng các văn bản ADPL với những đặc điểm nh: Do cơ quan Nhà nớc có thẩm quyền hoặc tổ chức xã hội đợc giao quyền ban hành và đợc đảm bảo thực hiện bằng cỡng chế của Nhà nớc; văn bản ADPL chỉ áp dụng một lần và xác định rõ đối tợng bị áp dụng (cá nhân, tổ chức cụ thể). Văn bản ADPL phải phù hợp không đợc trái với văn bản quy phạm pháp luật và thờng đợc thể hiện dới các hình thức nh bản án, quyết định, lệnh….

Từ những đặc trng của ADPL nêu ở trên có thể thấy ADPL là hình thức thực hiện pháp luật có tính chất đặc biệt, hiệu quả điều chỉnh cao. Tuy nhiên ADPL không tham gia vào mọi trờng hợp thực hiện pháp luật mà trong thực tiễn thực hiện pháp luật ADPL thờng đợc thực hiện trong các trờng hợp sau:

- Trờng hợp thứ nhất: Khi cần áp dụng các biện pháp cỡng

chế do các chế tài pháp luật quy định đối với chủ thể có hành vi vi phạm pháp luật. Đây là trờng hợp ADPL đợc tiến hành phổ biến đối với các tội phạm hình sự, các hành vi vi phạm hành chính… Bởi lẽ, khơng phải ngay khi một ngời thực hiện hành vi phạm tội hoặc hành vi vi phạm hành chính, thì trách nhiệm hình sự hoặc trách nhiệm hành chính tự động

phát sinh và chủ thể vi phạm tự giác chấp hành hình phạt đợc quy định trong các chế tài pháp luật tơng ứng. Trong những trờng hợp này, địi hỏi phải có sự tham gia của các cơ quan Nhà nớc có thẩm quyền theo trình tự, thủ tục đợc pháp luật quy định, chặt chẽ nhằm điều tra, xác minh làm rõ hành vi vi phạm, mức độ lỗi của các chủ thể có vi phạm, ban hành văn bản ADPL đối với các chủ thể đã thực hiện hành vi vi phạm và tổ chức thực hiện văn bản ADPL đó.

- Trờng hợp thứ hai: Khi quan hệ pháp luật với những quyền chủ thể và nghĩa vụ pháp lý cụ thể không mặc nhiên phát sinh nếu thiếu sự can thiệp của Nhà nớc. Chẳng hạn, Hiếp pháp và Pháp luật Lao động khẳng định: “Lao động

là quyền và nghĩa vụ của cơng dân”, nhng nếu khơng có

quyết định tuyển dụng lao động của các cơ quan, đơn vị sử dụng lao động thì quan hệ lao động cũng khơng thể phát sinh.

- Trờng hợp thứ ba: Khi xảy ra tranh chấp về quyền chủ thể và nghĩa vụ pháp lý giữa các bên tham gia quan hệ pháp luật mà các bên đó khơng tự giải quyết đợc. Đây là trờng hợp quan hệ pháp luật đã phát sinh, nhng quyền và nghĩa vụ của các bên khơng đợc thực hiện và có sự tranh chấp, nh tranh chấp về hợp đồng dân sự, kinh tế, lao động…

- Trờng hợp thứ t: Trong một số trờng hợp, Nhà nớc thấy cần thiết phải tham gia để kiểm tra, giám sát hoạt động của các bên tham gia quan hệ pháp luật hoặc Nhà nớc xác nhận sự tồn tại hay không tồn tại của một số sự việc, sự kiện thực

tế. Chẳng hạn, việc xác nhận di chúc, chứng thực thế chấp… Nh vậy, qua phân tích nêu trên có thể định nghĩa: ADPL là hoạt động mang tính tổ chức thể hiện quyền lực của Nhà n- ớc, đợc thực hiện thông qua các cơ quan Nhà nớc có thẩm quyền, nhà chức trách hoặc tổ chức xã hội đợc Nhà nớc giao quyền, nhằm cá biệt hoá những quy phạm pháp luật vào các trờng hợp cụ thể, đối với các cá nhân, tổ chức cụ thể.

Trớc hết ADPL thực hành QCT trong giai đoạn điều tra các tội phạm ma túy là một trong các trờng hợp ADPL nói chung và là trờng hợp ADPL khi Nhà nớc thấy cần thiết phải thực hiện việc giám sát hoạt động của các chủ thể trong các quan hệ điều tra tội phạm ma túy. Cơ sở để phát sinh hoạt động ADPL của VKS là các quyết định tố tụng của CQĐT, các hành vi tố tụng của những ngời tiến hành tố tụng trong giai đoạn điều tra vụ án ma túy. Các quyết định, hành vi tố tụng có thể đợc ban hành, thực hiện có căn cứ hoặc khơng có căn cứ, đúng hoặc khơng đúng quy định của pháp luật. Khi đó, Nhà nớc thơng qua hệ thống cơ quan VKS phát hiện quyết định, hành vi tố tụng có thiếu sót hoặc vi phạm pháp luật, từ đó VKS căn cứ vào quy định của pháp luật để ban hành các quyết định nh phê chuẩn hoặc hủy bỏ các quyết định của CQĐT, yêu cầu CQĐT, điều tra viên áp dụng các biện pháp tố tụng hoặc quyết định áp dụng các biện pháp khác theo quy định của pháp luật để đảm bảo việc điều tra các vụ án ma túy đúng ngời, đúng tội, đúng pháp luật, không bỏ lọt tội

phạm và không làm oan ngời vô tội, kịp thời khắc phục sửa chữa thiếu sót, vi phạm pháp luật trong hoặc động điều tra. Từ những phân tích khái niệm ADPL nói chung và từ sự phân tích về hoạt động ADPL thực hành QCT của VKS trong giai đoạn điều tra các tội phạm ma túy có thể xác định khái niệm ADPL thực hành QCT trong giai đoạn điều tra các tội phạm ma túy của VKS là hoạt động mang tính tổ chức thể hiện quyền lực Nhà nớc, trong đó Nhà nớc thông qua hệ thống các cơ quan VKS căn cứ vào các quy định của pháp luật TTHS, hình sự… để ban hành các quyết định cá biệt (văn bản ADPL) làm phát sinh thay đổi, chấm dứt các quan hệ xã hội trong giai đoạn điều tra các tội phạm ma túy đảm bảo tính nghiêm minh, tính đúng pháp luật.

+ Đặc điểm ADPL thực hành QCT ở giai đoạn điều tra các tội phạm nói chung và các tội phạm ma túy nói riêng chỉ do cơ quan Nhà nớc duy nhất thực hiện đó là hệ thống cơ quan VKS.

Thứ nhất, nh đã phân tích và làm rõ ở trên QCT là

quyền của Nhà nớc truy cứu trách nhiệm hình sự đối với ngời phạm tội và QCT đợc bắt đầu từ khi tội phạm xảy ra và kết thúc khi bản án của Tịa án có hiệu lực pháp luật không bị kháng nghị. Theo quy định của pháp luật hiện hành thì ở Việt Nam, VKS là cơ quan duy nhất thực hiện chức năng công tố và kiểm sát hoạt động t pháp. Để thực hiện chức năng công tố, VKS sử dụng hệ thống các quyền năng pháp lý theo quy định của pháp luật. Trong các quyền năng pháp lý này có quyền năng chỉ có VKS mới đợc thực hiện nh quyền truy tố bị

can ra Tòa và cả những quyền các cơ quan Nhà nớc khác, nh CQĐT… cũng đợc thực hiện nh KTVA, KTBC; quyền ra lệnh bắt, tạm giữ, tạm giam… Trên thực tế đối với các loại tội phạm nói chung và tội phạm ma túy nói riêng, việc quyết định ADPL để khởi tố, ra lệnh bắt, giam, giữ chủ yếu do CQĐT tiến hành.

Tuy nhiên quyết định của CQĐT luôn chịu sự kiểm sát chặt chẽ của VKS, trong đó nhiều quyết định của CQĐT chỉ có giá trị pháp lý khi đợc VKS phê chuẩn nh quyết định KTBC, lệnh bắt bị can để tạm giữ, lệnh gia hạn tạm giữ, lệnh tạm giam… Nh vậy, VKS luôn là cơ quan duy nhất đợc thực hành QCT một cách độc lập. VKS có quyền và trách nhiệm sử dụng mọi quyền năng pháp lý do pháp luật quy định để truy cứu trách nhiệm hình sự ngời phạm tội, đảm bảo khơng bỏ lọt tội phạm và làm oan ngời vô tội. Mọi trờng hợp ADPL trong giai đoạn điều tra nói chung và điều tra các tội phạm ma túy nói riêng đều ảnh hởng trực tiếp đến các quyền cơ bản của đối tợng bị áp dụng. Vì vậy, địi hỏi VKS khi ADPL thực hành QCT trong giai đoạn điều tra nói chung và điều tra các tội phạm ma túy nói riêng phải cơng minh, khách quan, thận trọng trong việc xem xét, đánh giá chứng cứ đảm bảo việc ADPL chính xác.

Thứ hai, việc ADPL thực hành QCT trong giai đoạn điều

tra của VKS đối với các loại tội phạm nói chung và các tội phạm ma túy nói riêng tn thủ theo trình tự, thủ tục đợc pháp luật quy định chặt chẽ nhằm cá biệt hóa các quy định pháp luật hình sự và pháp luật TTHS vào các trờng hợp cụ thể.

Cũng nh hoạt động áp dụng pháp luật nói chung, ADPL thực hành QCT trong giai đoạn điều tra các tội phạm ma túy luôn đợc thực hiện theo một thủ tục, trình tự chặt chẽ do pháp luật quy định. Và với đặc thù là hoạt động thực hiện chức năng của VKS việc ADPL thực hành QCT luôn động chạm trực tiếp tới các quyền cơ bản của đối tợng bị áp dụng nên trình tự, thủ tục, thẩm quyền ADPL càng đòi hỏi sự chặt chẽ, nghiêm ngặt.

Đối với từng trờng hợp ADPL thực hành QCT trong giai đoạn điều tra các tội phạm ma túy nh: KTVA, KTBC; yêu cầu CQĐT KTVA, BC; thay đổi khởi tố; phê chuẩn hay không phê chuẩn các quyết định của CQĐT; hủy bỏ quyết định trái pháp luật của CQĐT; áp dụng, hủy bỏ hoặc thay thế biện pháp ngăn chặn… VKS đều phải thực hiện theo trình tự, thủ tục đợc pháp luật quy định (trớc hết là các quy định của BLTTHS).

Thứ ba, ADPL thực hành QCT trong giai đoạn điều tra

các tội phạm ma túy là hoạt động ADPL mang tính cá biệt do VKS thực hiện trong giai đoạn điều tra các tội phạm ma túy.

Khi thực hành QCT trong giai đoạn điều tra các tội phạm

Một phần của tài liệu áp dụng pháp luật thực hành quyền công tố trong giai đoạn điều tra các tội phạm ma túy của viện kiểm sát nhân dân ở tỉnh bắc giang (Trang 41 - 51)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(170 trang)
w