Các chỉ tiêu đánh giá sự phát triển tín dụngbán lẻ trung dài hạn tại ngân hàng thương mạ

Một phần của tài liệu Phát triển tín dụng bán lẻ trung dài hạn tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam chi nhánh KCN quế võ (2) (Trang 28 - 33)

ngân hàng thương mại

1.2.3.1. Các chỉ tiêu phản ánh quy mơ của phát triển tín dụng bán lẻ trung dài hạn

a/ Dư nợ tín dụng bán lẻ: là tổng dư nợ gốc cho vay đối với khách hàng

Chỉ tiêu này phản ánh quy mô về tốc độ tăng trưởng dư nợ tín dụng bán lẻ trung dài hạn của ngân hàng, hay nói cách khác, dư nợ tín dụng bán lẻ trung dài hạn là số tiền mà tại một thời điểm nhất định ngân hàng thương mại đã phát cho khách hàng vay nhưng chưa thu hồi.

Dư nợ cho vay tín dụng bán lẻ trung dài hạn

cuối kì =

Dư nợ cho vay tín dụng bán lẻ trung dài hạn đầu kì + Doanh số cho vay tín dụng bán lẻ trung dài hạn trong kì - Doanh số thu nợ tín dụng bán lẻ trung dài hạn trong kì Dư nợ tín dụng bán lẻ trung dài hạn lớn, khả năng thu nợ tốt, khách hàng trả gốc và lãi đầy đủ, đúng hạn về cả số tương đối và tuyệt đối, đạt được kế hoạch đề ra của ngân hàng thì chất lượng hoạt động cho vay tín dụng bán lẻ trung dài hạn được đánh giá là tốt.

b/ Tốc độ tăng trưởng dư nợ tín dụng bán lẻ trung dài hạn Tốc độ tăng

trưởng dư nợ =

Dư nợ năm sau

x 100% Dư nợ năm trước

Chỉ tiêu tốc độ tăng trưởng dư nợ cho biết tốc độ tăng trưởng dư nợ của năm sau so với năm trước liền kề. Nếu chỉ tiêu càng lớn cho biết hoạt động cho vay tại thời điểm so sánh tăng mạnh hay phát triển tín dụng bán lẻ trung dài hạn có hiệu quả.

c/ Số lượng khách hàng vay vốn và thị phần tín dụng bán lẻ trung dài hạn Trong nền kinh tế thị trường, số lượng khách hàng là tiêu chí chung để đánh giá bất kỳ dịch vụ kinh doanh nào. Đối với dịch vụ ngân hàng nói chung và hoạt động tín dụng bán lẻ trung dài hạn nói riêng thì đây là tiêu chí quan trọng để thể hiện sự phát triển, sự thành công trong hoạt động kinh doanh. Chất lượng phát triển tín dụng bán lẻ trung dài hạn thể hiện bằng sự gia tăng về số lượng khách hàng vay vốn và tham gia sử dụng các sản phẩm dịch vụ ngân hàng. Để thu hút được khách hàng thì các ngân hàng thương mại phải có các chính sách tín dụng phù hợp với nhu cầu của khách hàng về các điều kiện cụ thể như quy mô cho vay, tiêu chuẩn xét duyệt cho vay, lãi suất, kỳ hạn, phương thức thanh toán, thời hạn cho vay, thủ tục giao dịch, phí dịch vụ...

Ngồi chỉ tiêu số lượng khách hàng vay vốn thì thị phần tín dụng bán lẻ cũng là chỉ tiêu quan trọng đánh giá chất lượng hoạt động phát triển tín dụng bán lẻ trung dài hạn của các ngân hàng thương mại. Phát triển tín dụng bán lẻ trung dài hạn là đối tượng hiện đang được hầu hết các ngân hàng thương mại tập trung khai thác và chăm sóc vì đây là đối tượng đem lại nguồn thu và lợi nhuận lớn cho các ngân hàng. Trong điều kiện cạnh tranh gay gắt giữa các ngân hàng hiện nay thì việc khẳng định thương hiệu, uy tín đã có của ngân hàng với các khách hàng truyền thống, sự hài lòng của khách hàng hiện hữu và khách hàng mới sẽ giúp ngân hàng mở rộng thị phần của mình tới các đối tượng khách hàng tiềm năng và khu vực thị phần mới.

d/ Tỷ trọng dư nợ cho vay đối với tín dụng bán lẻ trung dài hạn Tỷ trọng dư nợ tín = Dư nợ tín dụng bán lẻ x 100%

dụng bán lẻ trung dài hạn

trung dài hạn Tổng dư nợ cho vay

Chỉ tiêu này cho biết mức độ tập trung hoạt động cho vay của ngân hàng vào nhóm tín dụng bán lẻ trung dài hạn nhằm nghiên cứu sự biến động của nhóm khách hàng để điều chỉnh cơ cấu tín dụng theo đối tượng khách hàng hợp lý.

1.2.3.2. Các chỉ tiêu phản ánh sự phát triển chất lượng tín dụng bán lẻ trung dài hạn

Có nhiều chỉ tiêu để đánh giá chất lượng của một khoản cho vay, tuy nhiên chỉ tiêu được sử dụng phổ biến hiện nay là nợ quá hạn và tỷ lệ nợ quá hạn; nợ xấu và tỷ lệ nợ xấu; tỷ lệ dư nợ tín dụng bán lẻ trung dài hạn có tài sản bảo đảm; thu nhập từ tín dụng bán lẻ.

a/ Nợ quá hạn và tỷ lệ nợ quá hạn

Nợ quá hạn là hiện tượng phát sinh từ mối quan hệ tín dụng khơng hồn hảo khi người đi vay khơng thực hiện được nghĩa vụ trả nợ của mình cho ngân hàng đúng hạn.

Tỷ lệ nợ quá hạn là tỷ lệ phần trăm giữa nợ quá hạn và tổng dư nợ của ngân hàng thương mại ở một thời điểm nhất định, thường là cuối tháng, cuối quý, cuối năm.

Khi phân tích tình hình nợ q hạn ta xem xét chỉ tiêu sau đây: Tỷ trọng dư nợ quá hạn tín dụng bán lẻ trung dài hạn = Nợ quá hạn tín dụng bán lẻ trung dài hạn x 100% Tổng dư nợ tín dụng bán lẻ trung dài hạn

Việc xác định tỷ lệ nợ quá hạn là yếu tố rất quan trọng trong việc đánh giá chất lượng tín dụng của ngân hàng nói chung và tín dụng bán lẻ trung dài hạn nói riêng nhằm phản ánh những khoản tín dụng có khả năng hồn trả kém. Nếu tỷ lệ trên thấp chứng tỏ tình hình tín dụng bán lẻ của ngân hàng là tốt, hấu hết các khoản tín dụng bán lẻ đều sinh lãi và có khả năng thu hồi. Ngược lại, nếu tỷ lệ này cao thì ngân hàng cần có những biện pháp kiểm sốt nợ quá hạn, hạn chế những rủi ro có thể mất vốn do những khoản nợ quá hạn gây ra.

b/ Nợ xấu và tỷ lệ nợ xấu

Theo quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phịng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng được phân thành 5 nhóm, cụ thể như sau:

Nhóm 1, nợ đủ tiêu chuẩn: các khoản nợ được tổ chức tín dụng đánh giá là có khả năng thu hồi đầy đủ cả nợ gốc và lãi đúng hạn

Nhóm 2, nợ cần chú ý: các khoản nợ được tổ chức tín dụng đánh giá có khả năng thu hồi đầy đủ nợ gốc và lãi nhưng có dấu hiệu khách hàng suy giảm khả năng trả nợ

Nhóm 3, nợ dưới tiêu chuẩn: các khoản nợ được tổ chức tín dụng đánh giá khơng có khả năng thu hồi nợ gốc và lãi khi đến hạn và có khả năng tổn thất một phần nợ gốc và lãi.

Nhóm 4, nợ nghi ngờ: các khoản nợ được tổ chức tín dụng đánh giá có khả năng tổn thất cao.

Nhóm 5, nợ có khả năng mất vốn: các khoản nợ được tổ chức tín dụng đánh giá là khơng cịn khả năng thu hồi, mất vốn.

Nợ xấu là các khoản nợ thuộc nhóm 3, 4 và 5: những khoản nợ quá hạn, nhưng ở cấp độ nghiêm trọng hơn, có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại.

Tỷ lệ nợ xấu phản ánh nợ xấu trong tín dụng bán lẻ trung dài hạn chiếm bao nhiêu phần trăm trên tổng dư nợ tín dụng bán lẻ trung dài hạn. Thông thường các khoản nợ này được xử lý bằng cách trích lập dự phịng để xóa nợ. Khoản dự phịng này được tính tốn dựa trên tình hình dư nợ quá hạn và trên cơ sở các khoản vay được đảm bảo hay không. Chỉ tiêu này càng thấp thể hiện chất lượng tín dụng bán lẻ trung dài hạn ngày càng được nâng cao, rủi ro của các khoản tín dụng bán lẻ trung dài hạn ngày càng được giảm thiểu

Tỷ lệ nợ xấu tín dụng bán lẻ trung dài hạn

= Nợ xấu tín dụng bán lẻ trung dài hạn x 100% Tổng dư nợ tín dụng bán lẻ trung dài hạn

Ngân hàng tài trợ dựa trên uy tín của khách hàng. Đối với những khách hàng truyền thống, có uy tín, ngân hàng có thể cho vay khơng tài sản bảo đảm. Trong những trường hợp độ an tồn của người vay khơng chắc chắn, ngân hàng yêu cầu khách hàng phải có biện pháp đảm bảo tiền vay. Việc có tài sản đảm bảo cho khoản vay giúp cho khách hàng ý thức được hơn về nghĩa vụ trả nợ ngân hàng đầy đủ và đúng hạn. Tỷ lệ tín dụng trung dài hạn có tài sản đảm bảo được tính theo cơng thức: Tỷ lệ dư nợ TDBL trung dài

hạn có TSBĐ =

Dư nợ TDBL trung dài hạn có TSBĐ

x 100% Tổng dư nợ tín dụng bán lẻ trung dài hạn

Các đảm bảo của tín dụng nhằm hạn chế bớt các thiệt hại của ngân hàng khi khách hàng gặp khó khăn khơng trả được nợ. Tỷ lệ cho vay có tài sản đảm bảo lớn cho thấy mức độ an toàn của hoạt động cho vay là cao và nguy cơ mất vốn của ngân hàng trong trường hợp phát sinh nợ quá hạn có tài sản đảm bảo là thấp.

d/ Thu nhập từ tín dụng bán lẻ trung dài hạn - Thu nhập từ tín dụng bán lẻ trung dài hạn

Hiệu quả của hoạt động tín dụng bán lẻ trung dài hạn được phản ánh thông qua thu nhập từ tín dụng bán lẻ trung dài hạn hoặc tỷ trọng thu lãi từ tín dụng bán lẻ trên tổng thu lãi từ tín dụng. Thu nhập ở đây được tính bằng chênh lệch giữa chi phí đầu vào và các chi phí khác cho hoạt động tín dụng với thu lãi đầu ra.

Thu nhập TDBL trung

dài hạn =

Thu từ TDBL trung dài hạn -

Chi phí cho TDBL trung dài hạn

Chỉ tiêu này giúp ngân hàng đánh giá được hiệu quả hoạt động tín dụng bán lẻ trung dài hạn trong tổng quan hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Từ đó có định hướng rõ ràng trong phát triển tín dụng bán lẻ trung dài hạn nhằm đặt ra các mục tiêu gần và kế hoạch lâu dài để có đường lối phát triển rõ ràng trong tương lai.

- Tỷ lệ thu nhập từ tín dụng bán lẻ trung dài hạn

Cơ cấu thu nhập từ tín dụng bán lẻ là tỷ lệ % giữa thu nhập từ tín dụng bán lẻ trung dài hạn và tổng thu từ hoạt động tín dụng hoặc tổng thu nhập từ các hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Chỉ tiêu này càng lớn thì vai trị của hoạt động tín dụng bán lẻ trung dài hạn trong hoạt động tín dụng hoặc so với các hoạt động kinh doanh khác của ngân hàng càng lớn.

Tỷ lệ thu nhập từ tín dụng bán lẻ trung dài hạn được tính theo cơng thức sau:

Tỷ lệ thu nhập từ TDBL trung dài hạn =

Thu nhập từ TDBL trung dài hạn

Một phần của tài liệu Phát triển tín dụng bán lẻ trung dài hạn tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam chi nhánh KCN quế võ (2) (Trang 28 - 33)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(97 trang)
w