Hoạt động quản lý rủi ro

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại ngân hàng TMCP đông nam á , luận văn thạc sĩ (Trang 62 - 63)

Trong q trình phát triển, SeABank ln coi trọng cơng tác quản trị rủi ro. Với sự hỗ trợ và điều hành trực tiếp bởi các chuyên gia nhiều kinh nghiệp của Societe Generale, Khối quản trị rủi ro của ngân hàng đã góp phần lớn vào việc kiểm sốt việc tăng trưởng tín dụng, hạn chế rủi ro, giảm nợ xấu cho ngân hàng.

Tiến hành phân loại nợ, xác định các khoản nợ có rủi ro tiềm ẩn để thu hồi trong năm, công tác quản lý rủi ro cũng được chú trọng hơn, nhờ đó, dư nợ tín dụng ln được dùy trì ổn định trong những năm qua trước những tác động của các cuộc khủng hoảng kinh tế.

Biểu đồ 2.22: Tỷ lệ nợ quá hạn 2008 – 2012 (Đvt: %)

(Báo cáo tài chính SeABank, 2008 - 2012)

Tại SeABank trong quá trình quản lý rủi ro tín dụng, khối Quản trị rủi ro sẽ nghiên cứu đề xuất các quy định về an tồn tín dụng, xây dựng cơ sở dữ liệu phục vụ việc quản lý rủi ro và đánh giá rủi ro của các giao dịch tín dụng. Đây là nền tảng vững chắc cho sự phát triển bền vững của SeABank. Ngoài ra, SeABank cũng đẩy mạnh hoạt động quản lý rủi ro thị trường, rủi ro thanh khoản, rủi ro hoạt động để bảo đảm hoạt động ngân hàng luôn đi đúng hướng và an toàn nhất.

Từ năm 2011, SeABank tiếp tục hoàn thiện cơ cấu quản lý rủi ro trong toàn hàng thơng qua kiện tồn Khối quản lý rủi ro trực thuộc Tổng giám đốc. Hệ thống quản lý rủi ro tại các Chi nhánh cũng được tăng cường với sự hiện diện của cán bộ quản lý rủi ro Hội sở có trách nhiệm báo cáo trực tiếp lên khối Quản lý rủi ro Hội Sở. Đây là tiền đề quan trọng để SeABank tăng cường công tác quản lý rủi ro nói chung và rủi ro tín dụng nói riêng, quản lý tăng trưởng tín dụng một cách an toàn và hiệu quả.

Đầu năm 2012, SeABank bắt đầu triển khai dự án xếp hạng tín dụng doanh nghiệp do Ernst & Young tư vấn trên cơ sở phù hợp với các quy định mới của NHNN theo chuẩn mực Kế toán quốc tế. Mục tiêu của dự án là xây dựng bộ chỉ tiêu xếp hạng tín dụng nội bộ giúp nâng cao chất lượng quản lý rủi ro, phân loại khách hàng trong từng thời kỳ để đáp ứng tốt nhất nhu cầu từng phân đoạn khách hàng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại ngân hàng TMCP đông nam á , luận văn thạc sĩ (Trang 62 - 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)