Những giải pháp cấp độ hỗ trợ có tính kiến nghị

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại ngân hàng TMCP đông nam á , luận văn thạc sĩ (Trang 86)

3.2 Giải pháp

3.2.2 Những giải pháp cấp độ hỗ trợ có tính kiến nghị

3.2.2.1 Đối với Chính phủ

Từng là đầu tàu tăng trưởng kinh tế Châu Á, GDP Việt Nam đã giảm đáng kể trong vòng 3 năm qua. Một phần nguyên nhân từ môi trường thế giới, phần lớn xuất phát từ yếu kém nội tại của nền kinh tế.

Trước thực trạng hoạt động yếu kém của doanh nghiệp nhà nước và tình hình tham nhũng tăng cao thời gian qua, Chính phủ cần có những giải pháp để giảm quan liêu, cải thiện môi trường kinh doanh nhằm hỗ trợ những người nông dân, những doanh nghiệp sản xuất trong nước và những nhà đầu tư nước ngoài.

Để cải thiện tình hình trên, cần có sự phối hợp giữ các cơ quan nhà nước từ trung ương đến địa phương cũng như các bộ ngành liên quan để thực thi một cách có hiệu quả cũng như đảm bảo mục tiêu phát triển, thúc đẩy năng lực sản xuất hàng xuất khẩu, giảm chi phí nhập khẩu, tăng năng suất lao động…

Nói một cách ngắn gọn cần phải có những bước đi cụ thể để nâng cao hiệu quả nền kinh tế. Một số kiến nghị của tác giả đối với chính phủ như sau:

Điều hành chính sách tài khóa kết hợp chặt chẽ với chính sách tiền tệ để ổn định kinh tế, chống lạm phát và tạo điều kiện cho doanh nghiệp phát triển, đặc biệt ưu tiên các doanh nghiệp sản xuất.

Hoàn thiện khung pháp lý điều tiết hệ thống thị trường tài chính và dịch vụ tài chính để tăng cường điều tiết vĩ mô của Nhà nước và thực hiện giám sát hiệu quả các hoạt động trên thị trường; thúc đẩy sự phát triển của hệ thống các thị trường tài chính theo chiều sâu trên cơ sở đa dạng hóa các định chế tài chính, các hàng hóa trên thị trường tài chính.

Phối hợp với các bộ, ngành liên quan hồn thiện các chính sách để thúc đẩy sự phát triển các sản phẩm, dịch vụ thanh tốn khơng dùng tiền mặt cung cấp an toàn cho xã hội; đa dạng hóa dịch vụ thanh toán, đẩy mạnh ứng dụng thanh toán điện tử.

Tăng cường thanh tra, kiểm tra tài chính đối với cơ quan, tổ chức sử dụng vốn ngân sách nhà nước; phát hiện, xử lý nghiêm các vi phạm pháp luật trong lĩnh vực tài chính - ngân sách, các hành vi tham nhũng phát hiện qua kiểm tra, thanh tra.

Hoàn thiện và tổ chức thực hiện có hiệu quả cơ chế phối hợp giữa các cơ quan thanh tra, giám sát tài chính với các cơ quan chức năng trong việc xử lý các vấn đề tài chính phát sinh.

3.2.2.2 Đối với NHNN

Về chính sách mở rộng mạng lưới NHTM

Theo Quyết định số 13/2008/QĐ-NHNN, để được mở thêm chi nhánh, ngoài tiêu chí về vốn điều lệ, ngân hàng phải kinh doanh có lãi trong năm liền trước đó, đảm bảo các tỷ lệ an toàn trong hoạt động ngân hàng, và có tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ dưới 3%. Tuy nhiên trong bối cảnh khó khăn hiện nay, các NHTM cũng rất cân nhắc trong việc mở rộng mạng lưới.

Theo công văn 1511/NHNN-TTGSNH, NHNN quy định về việc phát triển mạng lưới của TCTD: Chỉ xem xét đề nghị mở chi nhánh đối với các NHTM đã

đảm bảo mức vốn pháp định theo quy định tại Nghị định số 141/2006/NĐ-CP và Nghị định số 10/2011/NĐ-CP. Mỗi lần NHTM chỉ được tiến hành làm thủ tục khai trương tối đa 2 chi nhánh.

Trên thực tế, từ đầu năm 2012 đến nay việc cấp phép mở chi nhánh mới của các ngân hàng rất hạn chế, nếu khơng muốn nói là tạm dừng. Việc nay gây khó khăn trong việc phát triển dịch vụ NHBL tại các NHTM. Đặc biệt một số NHTM đã lên kế hoạch tuyển dụng nhân sự, xây dựng mặt bằng để chuẩn bị phát triển chi nhánh.

Kiến nghị NHNN nên có chính sách khuyến khích các NHTM có đủ tiềm lực tài chính mở rộng chi nhánh, phòng giao dịch, quỹ tiết kiệm tại các địa bàn có tiềm năng theo đánh giá của các NHTM là nên phát triển thêm.

Về thanh tra, giám sát các NHTM

Theo Luật Ngân hàng nhà nước, “Thanh tra, giám sát ngân hàng được thực hiện theo nguyên tắc thanh tra, giám sát toàn bộ hoạt động của tổ chức tín dụng”, và phải đảm bảo “kết hợp thanh tra, giám sát việc chấp hành chính sách, pháp luật về tiền tệ và ngân hàng với thanh tra, giám sát rủi ro trong hoạt động của đối tượng thanh tra, giám sát ngân hàng”. Theo đó, NHNN thực hiện hoạt động giám sát từ xa, hoạt động thanh tra tại chỗ theo nguyên tắc kết hợp thanh tra tuân thủ với thanh tra trên cơ sở rủi ro đối với các đối tượng liên quan.

Tuy nhiên trong thời gian vừa qua, hoạt động thanh tra giám sát hệ thống NHTM chưa phát huy hiệu quả. Chưa phát hiện ra các tổ chức tín dụng yếu kém, có nguy cơ rủi ro tiềm ẩn, ảnh hưởng đến toàn hệ thống.

Kiến nghị NHNN nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động thanh tra, giám sát ngân hàng tại chi nhánh, đặc biệt là khi ban hành kết luận thanh tra phải đảm bảo đạt được một số yêu cầu cơ bản về thời gian, địa điểm, nội dung sai phạm, mức độ, nguyên nhân vi phạm và trách nhiệm, đối tượng thực hiện cụ thể, kiến nghị rõ ràng, chính xác theo quy định đã ban hành.

Về lãi suất

Về lãi suất tái cấp vốn, lãi suất tái chiết khấu, lãi suất cho vay qua đêm: Việc lãi suất điều hành tiếp tục giảm trong thời gian gần đây là dựa trên xu hướng giảm của lạm phát và điều kiện cung - cầu vốn trên thị trường.

Hiện nay, lãi suất tái cấp vốn là 10%/năm; lãi suất tái chiết khấu là 8%/năm; lãi suất cho vay qua đêm trong thanh toán điện tử liên ngân hàng và cho vay bù đắp thiếu hụt vốn trong thanh toán bù trừ của NHNN đối với các ngân hàng là 11%/năm.

Về lãi suất huy động: Tính tốn lãi suất huy động gắn liền so sánh với lạm phát, giải quyết những vấn đề về bất cập lãi suất, bảo đảm quyền lợi người gửi tiền.

Lãi suất huy động và lãi suất cho vay thay đổi liên tục trong thời gian qua ảnh hưởng nghiêm trọng đến người gửi tiền cũng như khách hàng vay vốn. Lãi suất cho vay của Việt Nam thường gấp 3-4 lần so với lãi suất của các quốc gia trong khu vực. Ngoài ra, lãi suất cho vay VND cao hơn rất nhiều so với lãi suất cho vay USD, việc này là vấn đề khá bất cập khi các doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp nhập khẩu có chi phí sử dụng vốn khác nhau.

Về chính sách tín dụng

Việc thắt chặt tăng trưởng tín dụng thời gian qua đã gây khó khăn cho sản xuất, kinh doanh của DNVVN. NHNN có chính sách khuyến khích NHTM tăng thêm nguồn vốn tín dụng, hỗ trợ các ngân hàng, tạo điều kiện cho doanh nghiệp đặc biệt là DNVVN tiếp cận nguồn vốn ưu đãi với lãi suất phù hợp.

Dư nợ tín dụng ngoại tệ tăng trưởng nhanh trong năm 2011 đã gây áp lực lên tỷ giá USD/VND. Trong thời gian qua, NHNN đã liên tục điều chỉnh chính sách cho vay ngoại tệ đối với khách hàng là người cư trú. Việc liên tục thay đổi chính sách nhiều lần và đột ngột từ đầu năm 2012 đến nay ảnh hưởng rất lớn đến các doanh nghiệp xuất nhập khẩu.

Công khai nợ xấu và tình hình tài chính của từng TCTD để khách hàng sử dụng dịch vụ ngân hàng có tiêu chí lựa chọn ngân hàng.

3.2.2.3 Đối với Hiệp hội ngân hàng

Hiệp hội Ngân hàng là tổ chức nghề nghiệp trong lĩnh vực hoạt động kinh doanh Ngân hàng, tư vấn cho các NHTM giải quyết các vấn đề về nghiệp vụ phát sinh trong thực tế. Với tư cách đó, nhằm phát triển dịch vụ NHBL tại Việt Nam, Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam cần:

Thứ nhất, đứng ra tổ chức các buổi toạ đàm, Hội thảo nghiên cứu về dịch vụ

NHBL trong đó cần tập trung vào một số chuyên đề quan trọng như: mơ hình NHBL thành công, chiến lược phát triển NHBL, các nghiên cứu thị trường…

Thứ hai, làm đầu mối cho các NHTM Việt Nam cùng chia sẻ kiến thức, kinh

nghiệm trong quá trình phát triển dịch vụ NHBL...

Thứ ba, tìm hiểu và nghiên cứu việc triển khai hoạt động NHBL tại các nước

trên thế giới, qua đó có sự tư vấn kịp thời cho các Ngân hàng về vấn đề xây dựng và hoàn thiện phát triển dịch vụ NHBL, cụ thể như việc xây dựng mơ hình quản trị đối với các NHTM, các quy trình quản lý rủi ro, thống nhất và phù hợp với thông lệ quốc tế.

Hiệp hội thẻ Việt Nam là thành viên trực thuộc Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam cần duy trì mối quan hệ chặt chẽ với các tổ chức thẻ tín dụng quốc tế, tạo điều kiện phát triển nghiệp vụ thẻ tại Việt Nam. Phối hợp với các tổ chức thẻ quốc tế và các nhà cung ứng dịch vụ tổ chức các khoá học và khảo sát nghiệp vụ thẻ tại một số nước như Trung Quốc, Malaysia, Singapore... nhằm tạo điều kiện cho các cán bộ ngân hàng thành viên tiếp cận và học hỏi kinh nghiệm phát triển các sản phẩm và dịch vụ thẻ mới. Phối hợp với các tổ chức thẻ quốc tế đề nghị được tăng cường trợ giúp kỹ thuật cho các ngân hàng hội viên, nâng cao chất lượng hệ thống kỹ thuật, phối hợp hoạch định chiến lược khai thác thị trường. Thúc đẩy và là cầu nối hợp tác giữa các ngân hàng thành viên, đặc biệt là phối hợp với Ngân hàng Nhà nước chỉ đạo việc kết nối hai hệ thống liên minh thẻ Smartlink và Banknetvn. Tăng cường

trao đổi thông tin giữa các ngân hàng thành viên và chia sẻ kinh nghiệm để kiểm soát và hạn chế rủi ro trong hoạt động thẻ.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3

Căn cứ vào thực trạng phát triển dịch vụ NHBL tại SeABank hiện nay, kết hợp với kết quả khảo sát đánh giá khách hàng trong chương 2, luận văn đã rút ra những giải pháp, kiến nghị nhằm khắc phục những tồn tại hạn chế đặt ra.

Những giải pháp đề ra trong luận văn được tác giả đúc rút từ những kiến thức đã nghiên cứu và thực tế làm việc tại SeABank thời gian qua. Tuy nhiên, những giải pháp không phải đúng với mọi thời điểm mà phải đánh giá tương ứng với từng thời kỳ phát triển của ngân hàng và đặt trong tương tác với môi trường xung quanh.

KẾT LUẬN CHUNG

Phát triển dịch vụ NHBL là xu hướng của các NH trên thế giới. Đặc biệt trong thời gian vừa qua, khi cơn bão khủng hoảng liên tục tác động lên nền kinh tế thế giới, các ngân hàng lớn đỗ vỡ hàng loạt kèm theo những hiệu ứng lan tỏa thì việc phát triển dịch vụ NHBL được các NH lựa chọn như là chiến lược lâu dài.

Với nền kinh tế đang phát triển, số lượng dân cư đơng thì dịch vụ bán lẻ nói chung và dịch vụ NHBL nói riêng là thị trường đầy tiềm năng để các doanh nghiệp cũng như NH khai thác. Đây là điều kiện thuận lợi để SeABank phát triển dịch vụ NHBL.

Để phát triển dịch vụ NHBL đòi hỏi SeABank phải có sự quyết tâm cao của Hội đồng quản trị và ban điều hành, thực hiện những mục tiêu dài hạn mang tính chiến lược và NH phải có sự đầu tư bài bản vào hệ thống, con người. Những khó khăn thách thức hiện nay là rất lớn địi hỏi NH phải có quyết tâm và chuyển biến mạnh mẽ trong nhận thức.

Danh mục tài liệu tiếng Việt

Báo cáo Khối bán lẻ SeABank, Tổng hợp 2008-2012. Hà Nội: SeABank. Báo cáo tài chính SeABank, 2008 - 2011. Hà Nội: SeABank.

Đào Lê Kiều Oanh, 2012. Một số ý kiến về mơ hình ngân hàng bán lẻ. Phát triển và

Hội nhập, Issue 2, p. 27.

Hiệp hội thẻ Việt Nam, 2011. Thị phần thẻ các NHTM, Hà Nội: VNBA.

Nguyễn Đăng Dờn, 2007, Nghiệp vụ ngân hàng thương mại, Hà Nội: NXB Thống kê.

Phòng Thanh tốn quốc tế SeABank, 2011. Hà Nội: SeABank. Phịng Nhân Sự SeABank, 2012. Hà Nội: SeABank.

Trần Huy Hoàng, 2007. Quản trị ngân hàng, Hà Nội: NXB Lao động xã hội. Trịnh Quốc Trung, 2008, Marketing Ngân hàng, Hà Nội: NXB Thống Kê

Trung Tâm Thẻ SeABank, 2011. Tiện ích dịch vụ Ngân hàng trực tuyến, Hà Nội: SeABank.

Danh mục tài liệu tiếng Anh

Leichtfuss, R., 2003. Achieving Excellence in Retail Baking, N.J: Hoboken. Leichtfuss, R., 2010. Retail Banking - Winning strategies and business models revisited, Worldwide: BCG.

PHỤ LỤC 1: KHẢO SÁT SỰ HÀI LÒNG CỦA KHÁCH HÀNG VỀ SẢN PHẨM DỊCH VỤ BÁN LẺ CỦA SEABANK

Mục tiêu nghiên cứu

 Vị trí của thương hiệu SeABank trong lòng khách hàng

 Cung cấp cho các cấp thông tin cần thiết để đưa ra các giải pháp phát triển sản phẩm dịch vụ ngân hàng bán lẻ.

Nội dung nghiên cứu

 Nhận thức về thương hiệu của SeABank.

 Mức độ hài lòng của khách hàng về các sản phẩm dịch vụ bán lẻ SeABank.

Phương pháp nghiên cứu

 Phương pháp nghiên cứu định lượng bằng bảng câu hỏi.

 Qui mô khảo sát là 200 khách hàng đang sử dụng sản phẩm dịch vụ bán lẻ của SeABank.

 Đối tượng phỏng vấn: các khách hàng đang có sử dụng dịch vụ ngân hàng nằm trong dữ liệu khách hàng của SeABank.

 Cách chọn mẫu: ngẫu nhiên trong dữ liệu khách hàng của SeABank Chi Nhánh HCM.

 Xử lý dữ liệu: Phần mềm SPSS, MS Excel. Bảng câu hỏi khảo sát

1.Vui lòng cho biết anh/chị đang sử dụng sản phẩm dịch vụ nào của SeABank?

 Gửi tiết kiệm (1)

 Tín dụng (2)

 Chuyển tiền trong ngoài nước (3)  Các loại thẻ ngân hàng (4)

 Các dịch vụ khác (5)

2. Khi quyết định lựa chọn ngân hàng để giao dịch, anh/chị thường dựa vào những yếu tố sau đây? (Đánh dấu vào ô chọn, được đánh nhiều lựa chọn)

Chọn Chỉ tiêu STT

Uy tín của thương hiệu 1

Thủ tục giao dịch nhanh gọn 2

Thái độ của nhân viên chuyên nghiệp, nhiệt tình thân

Lãi suất cạnh tranh 4

An tồn, bí mật 5

Địa điểm giao dịch thuận lợi 6

Uy tín của ban lãnh đạo điều hành NH 7

Tiềm lực tài chính của NH 8

Giao dịch vào thứ 7 9

Ứng dụng Công nghệ thông tin (E-banking, Máy ATM..) 10 Được cung cấp thông tin và hướng dẫn đầy đủ 11

Qui mô của hội sở và chi nhánh 12

Dịch vụ đa dạng 13

3. Anh/chị vui lòng đánh giá mức độ hài lịng về các tiêu chí sau của SeABank?

STT Chỉ tiêu Rất hài lòng Hài lòng Bình thường Khơng hài lịng Khơng ý kiến a Uy tín của thương hiệu

b Thủ tục giao dịch nhanh gọn c Thái độ của nhân viên chuyên

nghiệp, nhiệt tình thân thiện d Lãi suất cạnh tranh

e An tồn, bí mật

f Địa điểm giao dịch thuận lợi g Uy tín của ban lãnh đạo điều hành

NH

h Tiềm lực tài chính của NH i Giao dịch vào thứ 7

j Ứng dụng Công nghệ thông tin (E- banking, Máy ATM..)

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại ngân hàng TMCP đông nam á , luận văn thạc sĩ (Trang 86)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)