5. Kết cấu báo cáo nghiên cứu
1.2. Thực trạng triển khai hệ thống ERP trên thế giới và Việt Nam
1.2.4. Thị trường ERP tại Việt Nam
Nếu so với thế giới thì giá trị thị trường ERP trong nước rất nhỏ, nhưng so với các ngành khác trong nước thì lại chiếm tỷ trọng rất cao. Theo một khảo sát năm 2016 của tập đồn dữ liệu quốc tế ICD thì chi tiêu cho phần mềm tại Việt Nam đạt 266,25 triệu USD vào năm 2015 và dự báo sẽ đạt 403,84 triệu USD vào năm 2019, chiếm 10,98% GDP/năm. Các tập đồn và các cơng ty lớn trong nước vẫn còn nhiều nơi chưa triển khai hệ thống quản lý ERP. Theo thống kê của Phịng Thương mại và Cơng nghiệp Việt Nam VCCI, hiện chỉ có 1,1% doanh nghiệp Việt ứng dụng giải pháp ERP. Dù ERP được xem là công cụ quan trọng và cần thiết để hội nhập nhưng ERP vẫn chưa được hiểu và đánh giá đúng tầm; hiện nay
có nhiều dự án về chính phủ điện tử mà Việt Nam đang hướng đến sẽ là động lực để phát triển hệ thống ERP tại Việt Nam.
Tại Việt Nam, có thể chia thành 2 loại phần mềm ERP gồm:
- Phần mềm được viết từ các công ty trong nước: các phần mềm này thường được đặt hàng để thiết kế và viết riêng cho từng doanh nghiệp hoặc khởi nguồn là những phần mềm quản lý nghiệp vụ riêng lẻ dần dần được phát triển, bổ sung tính năng thành phần mềm ERP. Thơng thường, do chi phí đầu tư, năng lực, phương pháp giới hạn nên những phần mềm này khi hoạt động chính thức vẫn hay phát sinh lỗi và phải được kiểm tra, sửa lỗi thường xuyên. Do đó, các phần mềm trong nước thường chỉ tập trung vào phân khúc các doanh nghiệp nhỏ với nhu cầu triển khai vài phân hệ.
- Phần mềm ERP nước ngồi: được phân phối trực tiếp hoặc thơng qua các công ty trong nước phân phối và tư vấn triển khai. Những tên tuổi lớn gồm Epicor, SAP, Oracle, Microsoft,… Các phần mềm ERP này được các cơng ty nước ngồi hồn thiện và đóng gói sẵn. Tuỳ vào quy mơ hoặc ngành nghề sẽ có các gói ứng dụng phù hợp và được nhà triển khai thiết lập lại để phù hợp với nhu cầu từng doanh nghiệp.