Thực trạng triển khai hệ thống ERP tại Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp triển khai hệ thống ERP tại công ty TNHH thương mại xuất nhập khẩu tuyền phát giai đoạn 2018 – 2022 (Trang 28 - 30)

5. Kết cấu báo cáo nghiên cứu

1.2. Thực trạng triển khai hệ thống ERP trên thế giới và Việt Nam

1.2.7. Thực trạng triển khai hệ thống ERP tại Việt Nam

Tại Việt Nam, hệ thống ERP chỉ được quan tâm và bắt đầu triển khai vào đầu những năm 2000 và chưa có những cơng trình nghiên cứu, báo cáo hoàn chỉnh về ngành ERP tại Việt Nam. Chúng ta chỉ có thơng tin về thị trường ERP thơng qua báo cáo của các đơn vị triển khai.

Tuy chỉ là thị trường mới nổi nhưng Việt Nam có rất nhiều tiềm năng trong triển khai hệ thống ERP khi nhà nước đang chuyển mình sang chính phủ điện tử; nhiều tổ chức, doanh nghiệp lớn trong nước chưa triển khai hệ thống ERP. Nguồn nhân lực trẻ về công nghệ thông tin so với nhân lực bên ngồi cũng giúp các cơng ty phân phối hệ thống ERP có điều kiện giảm giá thành khi tận dụng các đơn vị triển khai nội địa. Gần đây công ty FPT IS đã triển khai hệ thống ERP cho hệ thống thơng tin quản lý tài chính kho bạc nhà nước cho chính phủ hồng gia Campuchia (triển khai 01/2014 – hoạt động 7/2015), công ty truyền tải gas Bangladesh (triển khai 05/2016 – trong 18 tháng), tổng công ty điện lực Lào (triển khai đầu năm 2017 – trong 18 tháng); đã cho thấy sự phát triển về năng lực của đơn vị triển khai trong nước.

Việc tiến hành triển khai một hệ thống ERP địi hỏi thời gian nghiên cứu và tìm hiểu, ngồi việc quan tâm đến những điều kiện cần thiết để triển khai hệ thống ERP (mục 1.1.6) thì tại Việt Nam những khó khăn bắt nguồn từ khi lựa chọn nhà cung cấp hệ thống ERP (trong nước hay ngoài nước), chọn đơn vị triển khai. Một phần mềm ERP khi triển khai vào doanh nghiệp Việt Nam thường không thể áp dụng theo nguyên mẫu mà cần phải chỉnh sửa, hoặc thêm vào những tính năng đặc thù của ngành. Đứng ở vị trí nhà triển khai họ phải hiểu rõ các quy trình của doanh nghiệp, từ đó giúp doanh nghiệp tối ưu quy trình theo chuẩn phần mềm ERP. Khi triển khai phần mềm, đơn vị triển khai thường tận dụng các tính năng sẵn có trên phần mềm gốc, hạn chế chỉnh sửa theo yêu cầu của doanh nghiệp; vì sẽ dễ phát sinh lỗi và sa đà vào những quy trình kém hiệu quả, rập khn theo quy trình cũ của doanh nghiệp. Đứng ở góc độ doanh nghiệp sử dụng ERP, việc mơ tả được tất cả các quy trình, tình huống cơng việc và các quy trình đặc thù cùng một thời điểm cũng gặp nhiều trở ngại do giới hạn về mặt kiến thức, chuyên

mơn. Do đó, việc phát sinh thêm các quy trình sau này là điều khó có thể tránh khỏi. Vì vậy, một đơn vị triển khai có kinh nghiệm sẽ có phương pháp hiệu quả (chia ra nhiều giai đoạn, đặt các câu hỏi dẫn dắt nhằm nắm được thông tin,...) để hiểu và tối ưu các quy trình (giúp giảm thời gian, chi phí, tăng độ chính xác). Sau đó, đơn vị triển khai sẽ áp các quy trình này vào phần mềm gốc một cách tốt nhất. Trong suốt quá trình triển khai, các doanh nghiệp Việt Nam ln ln đối mặt với sự thay đổi do quy trình và tác phong làm việc thường chưa theo kịp các nước tiên tiến trên thế giới. Văn hoá doanh nghiệp theo phong cách Á Đông nên sự cả nể, không mạnh dạng thay đổi gây cản trở cho công việc. Việc chú trọng các lợi ích trước mắt, khơng xây dựng kế hoạch và chiến lược lâu dài cũng là nguyên nhân làm doanh nghiệp Việt Nam phân vân với hệ thống ERP. Sự thiếu ổn định của các văn bản pháp luật, đơn cử là phân hệ kế tốn cũng gây ra khó khăn khi triển khai hệ thống. Đặc biệt là nhân tố con người; trong đó trình độ quản lý, sự hợp tác với đơn vị triển khai, cách xử lý vấn đề phát sinh khi triển khai hệ thống là những rào cản lớn khi thi công hệ thống ERP tại Việt Nam.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp triển khai hệ thống ERP tại công ty TNHH thương mại xuất nhập khẩu tuyền phát giai đoạn 2018 – 2022 (Trang 28 - 30)