5. Kết cấu báo cáo nghiên cứu
1.2. Thực trạng triển khai hệ thống ERP trên thế giới và Việt Nam
1.2.5. Chi phí triển khai hệ thống ERP tại Việt Nam
Chi phí để triển khai hệ thống ERP tại Việt Nam theo chuẩn quốc tế rất cao, từ vài trăm ngàn đến vài chục triệu USD; tương tự như chi phí triển khai hệ thống ERP của các tố chức trên thế giới (mục 1.2.2); chi phí này có thể giảm xuống nếu chọn đơn vị tư vấn trong nước. Do đó, tại thời điểm hiện tại các doanh nghiệp Việt Nam khi lựa chọn giải pháp ERP từ các nhà cung cấp nước ngoài thường là các doanh nghiệp lớn, có doanh số lên đến hàng nghìn tỷ đồng.
Chi phí cụ thể cho từng dự án ERP của các doanh nghiệp Việt Nam rất ít khi được biết đến. Do đây là một thị trường mới và thời gian triển khai lâu, nên ngồi chi phí dự tốn, sẽ phát sinh thêm các chi phí trong thời gian thực hiện nên rất khó để thống kê.
Năm 2010, công ty Thép Việt – POMINA công bố nghiệm thu thành cơng dự án SAP ERP có tổng giá trị đầu tư gần 40 tỷ đồng với các phân hệ: hệ thống kế tốn tài chính, kế tốn quản trị, sản xuất, bán hàng, phân phối, mua hàng, tồn kho, hệ thống báo cáo lãnh đạo, báo cáo hợp nhất, bảo trì thiết bị…Hệ thống này được triển khai tại 6 nhà máy và chi nhánh trải đều cả nước với thời gian triển khai là 18 tháng. Trong buổi họp báo nghiệm thu dự án ERP của công ty gỗ An Cường năm 2017, ông Lê Đức Nghĩa – Tổng giám đốc Công ty CP Gỗ An Cường chia sẻ chi phí thực hiện của dự án trên 20 tỷ đồng. Công ty gỗ An Cường ứng dụng hệ thống của SAP gồm 11 phân hệ và được triển khai cho 3 công ty, 9 chi nhánh, 7 văn phòng và nhà máy; dự án được triển khai trong 12 tháng.
Nếu là doanh nghiệp vừa và nhỏ, doanh nghiệp thường sử dụng phần mềm trong nước có chi phí khá thấp so với các hãng lớn trên thế giới, khoảng vài trăm triệu đồng, có thể triển khai tại doanh nghiệp hoặc thuê. Nhiều công ty phần mềm quốc tế cũng đã bắt đầu bán các gói phần mềm theo năm, hoặc doanh nghiệp có thể triển khai hệ thống ERP trên hệ thống điện toán đám mây giúp giảm giá thành đáng kể. Trong trường hợp doanh nghiệp triển khai một phần mềm ERP trong nước đã đạt chứng nhận tiêu chuẩn của các công ty phần mềm lớn trên thế giới, khi có nhu cầu nâng cấp có thể đấu nối với phần mềm của các hãng lớn để giảm chi phí; đây cũng là một giải pháp lưỡng tiện cho các doanh nghiệp nhỏ nhưng mong muốn một phần mềm ERP đúng chuẩn sau này và không phải vứt bỏ những phần mềm đã mua khi nâng cấp hệ thống mới.
Chi phí triển khai và đưa vào hoạt động hệ thống ERP thường bao gồm:
- Chi phí bản quyền: phần mềm ERP và các phần mềm hệ thống liên quan. - Chi phí triển khai: đơn vị tư vấn, chuyên gia hỗ trợ, đào tạo nhân sự. - Chi phí hạ tầng: xây dựng hệ thống máy tính, mạng liên kết, máy chủ. - Chi phí quản lý, vận hành và bảo dưỡng.