1.4. .2 Nguyên tắc kiểm soát thanh toán các khoản chi thường xuyên
2.3 KIỂM SOÁT CHI THƯỜNG XUYÊN NSNN ĐỐI VỚI ĐƠN VỊ DỰ TOÁN TRONG ĐIỀU
2.3.2 Tạm cấp, điều chỉnh, ứng trước dự toán
* Tạm cấp dự toán
Để tạo điều kiện thuận lợi cho các đơn vị, trong khi dự toán năm NS chưa được giao, hoặc chưa được phân khai, điều chỉnh hoặc chưa đồng bộ kịp vào Hệ thống TABMIS, KBNN Cà Mau đã thực hiện tạm cấp dự toán cho các đơn vị sử dụng NS theo quy định của Luật NSNN. Theo đó, đầu năm ngân sách trường hợp các ĐVSDNS chưa được giao dự tốn thì được tạm cấp 1 tháng theo quy định của Luật NSNN. Mức tạm cấp bằng 1/12 tổng chi thường xuyên năm trước. Từ tháng thứ hai trở đi phải có ý kiến bằng văn bản của cơ quan Tài chính các cấp tại Cà Mau.
Trong thực tế có một số đơn vị đã phải tạm cấp đến tháng thứ 2, thậm chí là tháng thứ 3 vẫn chưa có dự tốn chính thức. Khi có dự tốn chính thức, KBNN các cấp thực hiện đảo(huỷ) dự toán tạm cấp trong hệ thống TABMIS theo đúng quy định.
*Điều chỉnh dự toán
Điều chỉnh dự toán bao gồm điều chỉnh bổ sung, điều chỉnh giảm do thu hồi, cắt giảm tiết kiệm theo điều hành của Chính phủ, điều chỉnh do nhập thừa, nhập sai và điều chỉnh nội dung chi không làm thay đổi định mức. Theo đó:
Đối với kinh phí chi bổ sung trong năm thông thường các cấp có thẩm quyền ban hành quyết định chỉ ghi tổng số tiền mà không chi tiết đến từng cơng việc, thì đơn vị thực hiện xây dựng dự toán chi tiết đến mã chương, mã ngành, mã NDKT và bản thuyết minh chi tiết dự toán gửi cơ quan tài chính để thẩm tra.
Tại Cà Mau, việc bổ sung dự toán cho các ĐVDT diễn ra khá phổ biến, thậm chí có một số đơn vị được bổ sung nhiều lần trong năm (4 -5 lần). Tổng số dự toán bổ sung qua các năm lên đến gần 3000 tỷ đồng. Chứng tỏ việc xây dựng và giao dự toán từ đầu năm chưa đảm bảo chất lượng.
Đối với việc điều chỉnh dự toán, các ĐVDT cấp I được điều chỉnh dự toán ngân sách giữa các đơn vị trực thuộc, sau khi thống nhất với cơ quan tài chính cùng cấp, song khơng được làm thay đổi tổng mức và chi tiết dự toán đã giao cho ĐVDT cấp I. Việc điều chỉnh các nội dung chi, cũng như mức chi giữa các ĐVDT trực thuộc cũng không phải là hạn chế, nhất là đối với các ĐVDT là các sở như Sở Giáo dục, Sở Văn
hoá, Sở Y tế, Sở Lao động TB và xã hội.... các ĐVDT Trung ương như Cục Thuế, Viện Kiểm sát, Thi hành án...
Khi điều chỉnh dự toán, các đơn vị lập phiếu điều chỉnh theo mẫu và có ý kiến thống nhất của cơ quan tài chính. Trong thực tế, một số đơn vị tự điều chỉnh nội dung hoặc định mức chi mà không báo cáo cơ quan chủ quản ở trung ương hoặc cơ quan tài chính ở địa phương, chỉ đến khi có sự kiểm sốt của KBNN phát hiện mới thực hiện trình tự xin điều chỉnh.
Việc cắt giảm dự toán, từ năm 2014 đến 2017 thực hiện điều hành của Chính phủ nhằm kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, đảm bảo an sinh xã hội, các ĐVDT tại tỉnh Cà Mau đã thực hiện tiết kiệm 10% dự toán hàng năm, tổng số tiền tiết kiệm đến gần 420 tỷ đồng.
Bảng 2.3. Tổng hợp tình hình tiết kiệm chi theo điều hành của Chính phủ
ĐVT: Tỷ đồng TT Đơn vị Tổng số Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 1 2 3 4 5 6 7 1 NS cấp tỉnh 192 41 41 38 72 2 NS Cấp huyện 228 53 52 51 72 Tổng số 420 94 93 89 144
Nguồn: Số liệu tổng hợp từ Sở Tài chính tỉnh Cà Mau 2014-2017
* Ứng trước dự tốn
Trong q trình điều hành NS, HĐND tỉnh Cà Mau cũng quyết định ứng trước NS cho các nhiệm vụ như: an ninh quốc phịng, các chương trình nơng nghiệp nơng thơn, dự trữ bình ổn giá....việc ứng trước được thực hiện đúng chế độ quy định. Khái niệm ứng trước thường được hiểu theo nghĩa ứng trước cho năm sau, hoặc một số năm sau, nhưng trong thực tế có một số trường hợp vẫn giao ứng trước nhưng lại là ứng trước của năm nay, thậm chí có trường hợp ứng trước cho năm trước hoặc năm trước nữa. Việc bố trí nguồn NS để thu hồi dự toán ứng trước cũng chưa được kịp thời.
Tất cả các trường hợp điều chỉnh, tạm cấp hay ứng trước dự tốn ngồi trình tự về thủ tục, một số cơ quan đơn vị phải thực hiện các thao tác kỹ thuật trên hệ thống TABMIS, yêu cầu này đòi hỏi sự trao đổi, phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan, đơn vị và đặc biệt là cá nhân những cán bộ trực tiếp thực hiện.