TRÁCH NHIỆM CỦA CÁC CƠ QUAN, ĐƠN VỊ VỀ KIỂM SOÁT CHI THƯỜNG XUYÊN

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện công tác quản lý, kiểm soát chi thường xuyên ngân sách nhà nước trong điều kiện áp dụng TABMIS tại kho bạc nhà nước cà mau (Trang 48 - 50)

1.4. .2 Nguyên tắc kiểm soát thanh toán các khoản chi thường xuyên

2.7 TRÁCH NHIỆM CỦA CÁC CƠ QUAN, ĐƠN VỊ VỀ KIỂM SOÁT CHI THƯỜNG XUYÊN

trong điều kiện áp dụng TABMIS tại KBNN Cà Mau

2.7.1 Các đơn vị dự toán

“Tất cả các ĐVSDNS và các tổ chức được NSNN hỗ trợ kinh phí chi thường xuyên đều đã mở tài khoản tại các đơn vị KBNN trên địa bàn tỉnh Cà Mau trên cơ sở mã quan hệ ngân sách được cơ quan Tài chính cấp; chịu sự kiểm tra, kiểm sốt của Cơ quan Tài chính, KBNN trong q trình thực hiện dự toán ngân sách được giao và quyết toán ngân sách theo đúng chế độ quy định. Lập chứng từ thanh tốn theo đúng mẫu do Bộ Tài chính quy định; chịu trách nhiệm về tính chính xác của các nội dung chi đã kê trên bằng kê chứng từ thanh toán gửi Kho bạc nhà nước”.

Thủ trưởng ĐVSDNS đã thể hiện tốt vai trò và trách nhiệm trong q trình sử dụng kinh phí thường xuyên NSNN.

Tuy nhiên theo qui định chi thường xuyên trong điều kiện áp dụng Hệ thống TABMIS, cũng như các quy định về kiểm sốt chi NSNN ĐVDT hiện nay ngồi trách nhiệm trước pháp luật về việc sử dụng NSNN, còn phải tuân thủ các quy định của tất cả các cơ quan, ban ngành liên quan như: Chính phủ, Bộ, ngành chủ quản, Bộ Tài chính, Bộ Xây dựng, Bộ Kế hoạchđầu tư, KBNN, UBND các cấp, HĐND các cấp, Chính phủ, Thuế..... Đối với các ĐVDT ở Trung ương vừa đóng vai trị là đơn vị sử dụng NSNN vừa đóng vai trị là cơ quan chủ quản, kiểm sốt chi thường xuyên với trách nhiệm thẩm định, tổng hợp dự toán và quyết toán, nhiệm vụ này cũng là nhiệm vụ của cơ quan tài chính ở địa phương.

ĐVDT là chủ thể sử dụng NSNN cho nhiệm vụ chi thường xuyên, nhằm đảm bảo duy trì, ổn định và phát triển kinh tế, xã hội, văn hoá, giáo dục, y tế, an ninh quốc phịng....,nhưng với u cầu kiểm sốt chi NSNN như hiện nay thì trách nhiệm của các đơn vị toán quá nặng nề, nhưng hiệu quả thì vẫn cịn là vấn đề đặt ra cần phải xem xét, đánh giá.

2.7.2 Cơ quan Tài chính

Vừa là ĐVDT, vừa là cơ quan chức năng kiểm soát chi NSNN, cơ quan Tài chính có vai trị hết sức quan trọng từ khâu đầu tiên cho đến khâu cuối cùng. Thực

hiện thẩm định dự toán một cách kịp thời nhất, chỉ ra và yêu cầu ĐVDT điều chỉnh những nội dung và định mức chưa phù hợp.

Ngoài trách nhiệm theo qui định chung, để đáp ứng yêu cầu quản lý của Hệ thống TABMIS, cơ quan Tài chính cịn chịu trách nhiệm đồng bộ (nhập) dự toán chi ngân sách vào hệ thống TABMIS theo quy định về hướng dẫn quản lý điều hành NSNN trong điều kiện áp dụng hệ thống TABMIS. Tuy nhiên cơ quan Tài chính lại khơng được quy định trách nhiệm phải nhận văn bản giao dự toán của các ĐVDT. Trách nhiệm này địi hỏi các cơ quan Tài chính phải được trang bị hệ thống máy móc thiết bị nhất định và đội ngũ cán bộ cơng chức có đủ khả năng đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ, trong khi chức năng nhiệm vụ của các Cơ quan Tài chính lại chưa được điều chỉnh. Cơ quan Tài chính có trách nhiệm kiểm soát các khoản chi bằng Lệnh chi tiền, hạch toán vào hệ thống TABMIS và phối hợp chặt chẽ với KBNN Cà Mau trong việc truyền nhận thanh toán các khoản chi đến tận tay người sử dụng; đồng thời thẩm định quyết toán, tham mưu phê duyệt quyết tốn cho các ĐVDT.

Ngồi ra, cơ quan Tài chính cấp trung ương và cấp tỉnh cịn có trách nhiệm cấp và quản lý mã quan hệ ngân sách, đoạn mã này chính là cơ sở cho việc mở tài khoản giao dịch tại KBNN, cũng là cơ sở theo dõi tồn bộ q trình sử dụng NS của các đơn vị. Trong thực tế nhiều trường hợp cách hiểu và thực hiện việc cấp mã QHNS của cơ quan tài chính khơng phù hợp với u cầu quản lý của KBNN, nảy sinh những điểm vướng mắc làm ảnh hưởng đến các ĐVDT.

2.7.3. HĐND và UBND các cấp

Ngoài trách nhiệm là những cơ quan quản lý, điều hành và quyết định tất cả các vấn đề liên quan đến NSNN trên địa bàn, UBND tỉnh Cà Mau cịn có trách nhiệm trong việc quyết định lựa chọn nhà thầu trong nghiệp vụ của các ĐVDT.

Mặt khác, trong quá trình điều hành NS một số nội dung mà UBND hoặc HĐND các cấp phải quyết định trong khi đã có điều hành của Quốc hội hoặc Chính phủ. Cụ thể như trong điều hành kiềm chế lạm phát, Chính phủ quyết định dừng mua sắm tài sản, nhưng không quy định cụ thể là dừng những tài sản nào, giá trị là bao nhiêu, trong khi thực tế tại địa bàn phát sinh những nhiệm vụ không thể không mua sắm tài sản như cứu hộ, cứu nạn, khắc phục bão lụt, viện trợ quốc tế....Trong các trường hợp này trách nhiệm chưa được phân định rõ ràng.

2.7.4. Đối với cơ quan kiểm soát chi - Kho bạc Nhà nước Cà Mau

“ KBNN với trách nhiệm là cơ quan kiểm soát chi, kiểm soát một cách chặt chẽ và thanh toán kịp thời các khoản chi NS đủ điều kiện thanh toán cho các ĐVDT. KBNN đã phối hợp rất chặt chẽ với các cơ quan liên quan khác.Chủ động tham gia với cơ quan tài chính, cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền trong việc xây dựng, thẩm định dự toán , xác nhận số thực chi, số tạm ứng, số dư kinh phí cuối năm ngân sách của các ĐVSDNS tại KBNN.

“ Với quyền được từ chối thanh tốn và thơng báo bằng văn bản cho ĐVSDNS biết; đồng thời, chịu trách nhiệm về quyết định của mình trong các trường hợp :Chi không đúng chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi quy định KBNN đã góp phần nâng cao chất lượng sử dụng NSNN cho nhiệm vụ chi thường xuyên đảm bảo đúng chế độ, đúng tiêu chuẩn định mức, từ chối thanh toán hàng tỷ đồng.

Tuy nhiên KBNN khơng có trách nhiệm trong thẩm định và phê duyệt quyết toán của các đơn vị sử dụng NSNN. Trong điều kiện áp dụng Hệ thống TABMIS, việc qui định rõ trách nhiệm của cơ quan, đơn vị tham gia kiểm soát chi thường xuyên là một yêu cầu khách quan.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện công tác quản lý, kiểm soát chi thường xuyên ngân sách nhà nước trong điều kiện áp dụng TABMIS tại kho bạc nhà nước cà mau (Trang 48 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)