Đánh giá kết quả hoạt động của Chi nhánh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện cơ chế quản lý vốn tập trung tại ngân hàng TMCP sài gòn , luận văn thạc sĩ (Trang 27 - 29)

1.2 Cơ chế quản lý vốn tập trung

1.2.4.3 Đánh giá kết quả hoạt động của Chi nhánh

Khi nhận đƣợc khoản tiền gửi của khách hàng, Chi nhánh thực hiện bán toàn bộ về Trung tâm vốn. Khi có nhu cầu cho khách hàng vay, Chi nhánh thực hiện mua toàn bộ từ Trung tâm vốn. Khoản chênh lệch giữa lãi suất huy động và giá bán vốn, giữa giá mua vốn từ Trung tâm và lãi suất cho vay khách hàng chính là phần thu nhập của chi nhánh.

Hình 1.3: Minh họa phần thu nhập của Chi nhánh do chênh lệch lãi suất

Thu nhập và chi phí của Chi nhánh bao gồm:

Bảng 1.5 Các khoản thu nhập và chi phí của chi nhánh

Thu nhập Chi phí

Thu lãi từ khách hàng;

Thu từ bán vốn cho hội sở chính; Thu khác ngồi lãi (phí dịch vụ,

bảo lãnh,….)

Chi trả lãi tiền gửi;

Chi mua vốn từ hội sở chính; Chi khác ngồi lãi (Chi trả lƣơng,

tiếp thị, khuyến mại,…)

(Nguồn: Đồn Trọng Tín, 2011)

Chênh lệch lãi suất của chi nhánh đối với cho vay

Lãi suất cho vay khách hàng

Lãi suất chuyển vốn của Hội sở chính

Chênh lệch lãi suất của chi nhánh đối với nhận tiền gửi Lãi suất nhận vốn của Hội sở chính

Các trƣờng hợp điều chỉnh thu nhập, chi phí:

 Thanh toán trƣớc hạn: trả nợ trƣớc hạn (cho vay), rút vốn trƣớc hạn (tiền gửi);

 Quá hạn thanh toán nợ gốc (cho vay);

 Thay đổi tần suất điều chỉnh lãi suất.

Đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của chi nhánh:

Với cơ chế quản lý vốn tập trung, mức độ đóng góp (lợi nhuận) của các đơn vị kinh doanh đƣợc đánh giá một cách chính xác và khách quan thể hiện trên bảng tổng kết tài sản của chi nhánh (bảng tổng kết tài sản khơng cịn cân bằng, chỉ phản ánh số cho vay và huy động thực tế của chi nhánh). Tất cả các tài sản của chi nhánh đều đƣợc định giá, có thể xác định một cách rõ ràng chi phí mà chi nhánh phải trả cũng nhƣ thu nhập mà chi nhánh đƣợc hƣởng, qua đó có thể xác định rõ ràng lợi nhuận của chi nhánh. Các chỉ tiêu kinh doanh đƣợc Tổng giám đốc quyết định theo từng thời kỳ và có thể khác nhau theo từng vùng, miền. Hiệu quả kinh doanh của các đơn vị kinh doanh đƣợc đánh giá thơng qua chỉ tiêu thu nhập rịng từ lãi.

Thu nhập ròng từ lãi: giá trị thu nhập ròng từ lãi của đơn vị kinh doanh đƣợc xác định bằng thu nhập từ lãi trừ chi phí trả lãi trong kỳ theo cơng thức sau đây:

Trong đó:

 NII (Net Interest Income): Thu nhập ròng từ lãi

 TNL: thu nhập từ lãi, bao gồm lãi thu từ khách hàng (II-interest income) và thu nhập từ việc vốn điều chuyển (FTPTN) cho Trung tâm trong kỳ.

 CFL: chi phí trả lãi, đƣợc xác định bằng lãi trả cho khách hàng (IE- interest expense) cộng chi phí từ việc sử dụng vốn điều chuyển (FTPCF) của Trung tâm trong kỳ.

Tỷ lệ thu nhập ròng từ lãi đƣợc xác định bằng giá trị thu nhập ròng từ lãi chia cho tổng tài sản có (TSC) và tài sản nợ (TSN) bình quân trong kỳ của đơn vị kinh doanh.

Trong đó:

 NIM: (Net Interest Margin) là tỷ lệ thu nhập ròng từ lãi.

 NII: là giá trị thu nhập ròng từ lãi.

 : tổng giá trị TSC và TSN bình quân trong kỳ.

Thu nhập ròng (NI – Net Income): là thu nhập ròng từ hoạt động kinh doanh chung của Chi nhánh. Nó bao gồm: Thu nhập rịng từ lãi (NII) cộng (+) Thu nhập khác ngồi lãi trừ (-) Chi phí khác ngồi lãi.

Ví dụ: Xác định thu nhập và chi phí của chi nhánh

Bảng 1.6: Ví dụ xác định thu nhập và chi phí của chi nhánh

Giao dịch Cho vay Huy động Thu nhập từ lãi Chi phí trả lãi Chênh lệch Giá trị 100 80 20 17.4 2.6 Lãi suất (%) 12 8 FTP (%) 11 10

Ghi chú: Thu nhập từ lãi của chi nhánh = 100 x12% + 80 x10% = 20 Chi phí trả lãi của chi nhánh = 80 x 8% + 100 x 11% = 17,4 Chênh lệch lãi biên của chi nhánh = 20 – 17,4 = 2,6

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện cơ chế quản lý vốn tập trung tại ngân hàng TMCP sài gòn , luận văn thạc sĩ (Trang 27 - 29)