Nguyên nhân của các hạn chế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện cơ chế quản lý vốn tập trung tại ngân hàng TMCP sài gòn , luận văn thạc sĩ (Trang 69 - 72)

2.3 Đánh giá cơ chế quản lý vốn tập trung tại SCB trong thời gian qua

2.3.2.6 Nguyên nhân của các hạn chế

Một là, trong điều kiện thị trƣờng ổn định, Cơ chế quản lý vốn tập trung phát huy rất tốt thế mạnh của mình. Tuy nhiên giai đoạn từ năm 2012 đến nay, thị trƣờng có nhiều thay đổi dẫn đến kỳ vọng điều chỉnh cơ cấu huy động vốn – cho vay không đạt kết quả nhƣ mong đợi.

Hai là, Cơ chế quản lý vốn tập trung yêu cầu các chi nhánh bán toàn bộ tài sản nợ - nguồn vốn huy động cho Hội sở chính, trong khi đó, lại áp dụng mức lãi suất mua vốn của chi nhánh theo một biểu lãi suất nhƣ một Ngân hàng mẹ đi huy động vốn từ khách hàng “con”, tức là lãi suất mua vốn tại tài khoản thanh toán thấp hơn nhiều lần so với lãi suất mua vốn từ tài khoản có kỳ hạn. Dẫn tới hệ quả là các chi nhánh chỉ chú trọng vào chênh lệch đạt đƣợc khi huy động đƣợc nguồn vốn có kỳ hạn vì hiệu quả cao hơn mà không chú trọng vào huy động vốn không kỳ hạn – nguồn vốn đem lại hiệu quả kinh doanh chính cho tồn hệ thống.

Ba là, Hội sở chính vẫn chƣa xây dựng đƣợc một hệ thống cơng nghệ thơng tin đủ mạnh, đủ tính minh bạch về chính sách, hiệu quả của một khách hàng mang lại. Chƣơng trình báo cáo FTP chƣa hồn thiện nên việc thực hiện các mục tiêu của cơ chế FTP khi định giá mua/bán vốn chƣa thực hiện đƣợc cho cụ thể từng sản phẩm huy động và cho vay. Khi đối diện với xung đột, sức ép từ các “cơ hội kinh doanh” từ các Chi nhánh, Hội sở chƣa thực sự chủ động đƣợc các điều chỉnh cơ chế áp dụng đã làm giảm hiệu quả của Cơ chế điều hành theo FTP.

Bốn là, Cơ chế quản lý vốn tập trung đã tạo ra cơ chế thuận lợi cho các chi nhánh trở thành đơn vị kinh doanh thuần túy về nguồn vốn – sử dụng vốn với Hội sở chính thơng qua chênh lệch với giá mua – bán vốn qua FTP. Các chính sách ƣu đãi với các khoản mục khác không đƣợc xem xét tới hoặc xem nhẹ và thiếu tính liên kết tổng hịa lợi ích của khách hàng.

Bản thân cơ chế quản lý vốn tập trung cũng có nhƣợc điểm. Cần phải hiểu là khơng có một cơ chế nào tối ƣu, bản thân cơ chế quản lý vốn tập trung cũng chỉ giải quyết đƣợc một phần của những bất cập trong quản trị nguồn vốn của các ngân hàng. Điều quan trọng là cách vận dụng linh hoạt của các nhà quản trị ngân hàng đối với cơ chế này sao cho cơ chế phát huy hiệu quả cao nhất.

KẾT LUẬN CHƢƠNG 2

Trên đây là phần trình bày tình hình thực hiện cơ chế quản lý vốn tập trung tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn trên cơ sở so sánh nội dung cơ bản của hai cơ chế cũ và mới. Từ đó, nêu lên tính cần thiết của việc áp dụng Cơ chế quản lý vốn tập trung. Trong đó, nội dung quan trọng của cơ chế chính là định giá chuyển vốn nội bộ. Qua đó, đánh giá tình hình thực hiện cơ chế quản lý vốn tập trung tại SCB, thấy đƣợc các kết quả đạt đƣợc bên cạnh những tồn tại của cơ chế quản lý vốn tập trung để đề xuất các giải pháp thích hợp nhằm hồn thiện và phát huy tối đa hiệu quả ứng dụng Cơ chế quản lý vốn tập trung tại SCB.

CHƢƠNG 3: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CƠ CHẾ QUẢN LÝ VỐN TẬP TRUNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP SÀI GÒN

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện cơ chế quản lý vốn tập trung tại ngân hàng TMCP sài gòn , luận văn thạc sĩ (Trang 69 - 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)