Nguyên tắc thực hiện

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện cơ chế quản lý vốn tập trung tại ngân hàng TMCP sài gòn , luận văn thạc sĩ (Trang 39 - 42)

2.2 Thực trạng cơ chế quản lý vốn tập trung tại NH TMCP Sài Gòn

2.2.1.1 Nguyên tắc thực hiện

Trƣớc khi áp dụng cơ chế quản lý vốn tập trung vào tháng 06/2012, SCB thực hiện cơ chế quản lý vốn phân tán. Theo cơ chế này, các Chi nhánh thực hiện quản lý vốn độc lập thông qua hoạt động của bộ phận nguồn vốn tại từng Chi nhánh. Các Chi nhánh tự cân đối vốn trên cơ sở tuân thủ các qui định của ngành và hệ thống về quản lý rủi ro, quản lý thanh khoản và dự trữ bắt buộc tại NHNN. Chi nhánh phải mở ít nhất 1 tài khoản tại NHNN địa phƣơng và tại một tổ chức tín dụng khác để đáp ứng nhu cầu thanh khoản tức thời và an toàn vốn.

Cơ chế quản lý vốn cũ của SCB thực hiện theo các nguyên tắc sau:

 Nguyên tắc 1: Hoạt động theo cơ chế vay - gửi với lãi suất áp dụng là lãi suất điều chuyển vốn nội bộ.

 Nguyên tắc 2: Chi nhánh chỉ chuyển vốn phần chênh lệch giữa các khoản vốn huy động và nhu cầu sử dụng vốn để cho vay, đầu tƣ. Hội sở chính nhận vốn/chuyển vốn đối với phần vốn dƣ thừa/thiếu hụt của Chi nhánh. Lãi suất điều chuyển vốn nội bộ (cho vay, nhận gửi) cũng chỉ áp dụng cho phần chênh lệch này.

 Nguyên tắc 3: Nếu tách biệt vấn đề hạch tốn thì mỗi Chi nhánh có thể coi nhƣ một ngân hàng độc lập; tại mỗi Chi nhánh đều có bảng cân đối riêng, trong đó, có phân loại tài sản Nợ (chủ yếu là các khoản vốn huy động) và tài sản Có (chủ yếu là các khoản sử dụng vốn để cho vay, đầu tƣ) theo kỳ hạn và theo mức độ rủi ro. Thông thƣờng, kèm theo đó khơng bao gồm các hỗ trợ về quản trị rủi ro, đặc biệt là rủi ro thanh khoản. Hội sở thƣờng yêu cầu từng Chi nhánh tự cân đối nguồn vốn huy động và nhu cầu sử dụng vốn để cho vay, đầu tƣ.

 Nguyên tắc 4: Mọi rủi ro lãi suất, rủi ro thanh khoản đều do Chi nhánh chịu.

Mỗi Chi nhánh phải mở tài khoản thanh toán nội bộ tại Hội sở cho tất cả các loại tiền mà Chi nhánh có huy động. Tài khoản thanh tốn nội bộ là tài khoản thanh toán mà các Chi nhánh mở tại Hội sở nhằm để hạch toán và quản lý tất cả các hoạt động thu/chi/điều vốn giữa Hội sở và Chi nhánh. Chi nhánh đƣợc hƣởng lãi không kỳ hạn trên số dƣ tại tài khoản thanh toán nội bộ. Lãi suất không kỳ hạn nội bộ đƣợc

Tổng Giám đốc quy định trong từng thời kỳ. Hội sở quản lý tài khoản thanh toán nội bộ và thực hiện điều chuyển vốn nội bộ với các Chi nhánh. Các Chi nhánh quản lý tài khoản thanh toán nội bộ và thực hiện điều chuyển vốn nội bộ với Hội sở, các Phòng giao dịch và Quỹ tiết kiệm trực thuộc.

Trong quá trình hoạt động, nếu thừa/thiếu vốn các Chi nhánh có thể đề nghị gửi/vay vốn có kỳ hạn tại Hội sở và đƣợc thanh tốn vào tài khoản thanh toán nội bộ của Chi nhánh. Loại tiền, kỳ hạn và lãi suất gửi/vay vốn nội bộ đƣợc Tổng Giám đốc quy định trong từng thời kỳ.

Lãi suất gửi/vay vốn nội bộ phải đảm bảo đúng nguyên tắc nhƣ sau: Với cùng một kỳ hạn: Lãi suất tiền gửi cộng các chi phí khác liên quan đƣợc ghi nhận vào chi phí huy động vốn tại Chi nhánh < Lãi suất gửi vốn nội bộ ≤ Lãi suất vay

vốn nội bộ < Lãi suất cho vay đối với khách hàng.

Mỗi món gửi/vay nội bộ đƣợc quản lý bằng một tài khoản chi tiết riêng biệt và đƣợc hạch toán tại cả Hội sở và Chi nhánh. Cụ thể, khi Chi nhánh hạch tốn gửi/vay vốn thì đồng thời, Hội sở cũng hạch tốn nhận tiền gửi/cho vay. Vào cuối mỗi ngày, số dƣ gửi/vay nội bộ tại Hội sở và Chi nhánh phải đƣợc đối chiếu khớp đúng.

Vào ngày đến hạn, tài khoản gửi/vay vốn sẽ đƣợc tự động tất toán và hạch toán gốc, lãi vào tài khoản thanh toán nội bộ. Đối với khoản vay đến hạn, nếu trên tài khoản thanh toán nội bộ của Chi nhánh khơng đủ số dƣ để chi trả thì tài khoản thanh tốn nội bộ của Chi nhánh bị thấu chi và Chi nhánh phải chịu lãi suất thấu chi.

Khi có nhu cầu tất tốn tiền gửi vốn trƣớc hạn, Chi nhánh đƣợc phép rút vốn trƣớc hạn từng phần hoặc toàn bộ tài khoản tiền gửi. Tuy nhiên, Chi nhánh chỉ đƣợc rút trƣớc hạn khi có mục đích sử dụng vốn rõ ràng. Số tiền rút trƣớc hạn sẽ đƣợc tính lãi theo lãi suất rút vốn trƣớc hạn (đƣợc quy định trong từng thời kỳ) dựa trên số ngày gửi vốn thực tế và hạch tốn ngay tại ngày rút vốn. Số tiền cịn lại trong tài khoản vẫn đƣợc hƣởng lãi nhƣ bình thƣờng.

Đối với khoản vay vốn, các Chi nhánh có thể yêu cầu thanh toán trƣớc hạn từng phần hoặc toàn bộ khoản vay với điều kiện trên tài khoản thanh toán nội bộ của Chi nhánh có đủ số dƣ. Khi thanh tốn một phần tiền vay trƣớc hạn, tại ngày thanh toán, Hội sở và Chi nhánh chỉ ghi giảm gốc của tài khoản vay, lãi vay vẫn đƣợc tính theo định kỳ quy định dựa trên số dƣ gốc và số ngày tƣơng ứng. Khi tất tốn tồn bộ khoản vay, Hội sở và Chi nhánh ghi giảm gốc của tài khoản vay, lãi vay đƣợc tính ngay tại ngày tất tốn.

Mỗi Chi nhánh có một hạn mức thấu chi nội bộ. Hạn mức thấu chi nội bộ là hạn mức mà Hội sở cho phép Chi nhánh đƣợc thấu chi trên tài khoản thanh toán nội bộ. Các Chi nhánh thấu chi trên tài khoản thanh tốn sẽ bị tính lãi thấu chi. Nếu thấu chi trong hạn mức cho phép sẽ chịu lãi suất hạn mức thấu chi. Nếu vƣợt hạn mức cho phép sẽ chịu lãi suất vƣợt hạn mức thấu chi. Hạn mức thấu chi, lãi suất thấu chi và lãi suất vƣợt hạn mức thấu chi do Tổng Giám đốc quy định trong từng thời kỳ.

Khi thực hiện gửi/vay vốn nội bộ, các Chi nhánh phải tuân thủ nguyên tắc tƣơng đƣơng kỳ hạn, cụ thể nhƣ sau:

 Đối với gửi vốn: các món tiền gửi nội bộ phải có kỳ hạn ngắn hơn hoặc tƣơng đƣơng với kỳ hạn của các món huy động từ thị trƣờng 1 của Chi nhánh. Nếu quy định hiện hành của Tổng Giám đốc khơng có kỳ hạn gửi nội bộ tƣơng đƣơng thì Chi nhánh có thể gửi ở kỳ hạn dài hơn liền kề.

 Đối với vay vốn: Các Chi nhánh đang có số dƣ gửi vốn nội bộ đối với loại tiền nào thì khi thiếu nguồn cho hoạt động kinh doanh đối với loại tiền đó, Chi nhánh có thể lựa chọn giữa 2 giải pháp: tất toán tiền gửi trƣớc hạn hoặc vay vốn nội bộ. Tuy nhiên, kỳ hạn vay không đƣợc vƣợt quá ngày đến hạn gần nhất của các món tiền gửi nội bộ đủ để Chi nhánh thanh toán cho số tiền cần vay. Trừ trƣờng hợp trên, đối với các món tiền vay nội bộ để phục vụ giải ngân cho khách hàng thì phải có kỳ hạn dài hơn hoặc tƣơng đƣơng với kỳ hạn của các món Chi nhánh cho vay khách hàng. Nếu quy định hiện hành của Tổng Giám đốc khơng có kỳ hạn vay nội bộ tƣơng

đƣơng thì Chi nhánh có thể vay ở kỳ hạn ngắn hơn liền kề. Đối với các món tiền vay nội bộ để sử dụng cho mục đích khác Chi nhánh cân đối kỳ hạn phù hợp để đảm bảo tính hợp lý các khoản vay so với nhu cầu thực tế. Trong cùng 1 ngày, Chi nhánh không đƣợc vừa gửi, vừa vay đối với cùng 1 loại tiền. Các Chi nhánh đang có số dƣ vay vốn nội bộ đối với loại tiền nào thì khi thừa nguồn đối với loại tiền đó, Chi nhánh phải ƣu tiên chi trả cho các món vay vốn. Sau khi đã tất toán tất cả các khoản vay, Chi nhánh mới đƣợc gửi vốn nội bộ.

Với cơ chế quản lý vốn cũ, SCB quy định về dự trữ bắt buộc (DTBB) của từng Chi nhánh. Dự trữ bắt buộc là số tiền dự trữ bình quân tối thiểu mà hàng tháng các Chi nhánh phải duy trì trên tài khoản thanh toán nội bộ và tài khoản tiền gửi thanh toán tại NHNN (nếu có). Dự trữ bắt buộc của các Chi nhánh đƣợc tính dựa trên số dƣ huy động bình quân trong tháng của Chi nhánh nhân với tỷ lệ dự trữ bắt buộc theo quy định hiện hành của NHNN. Số dƣ trên tài khoản thanh toán của các Chi nhánh mở tại NHNN tỉnh đƣợc hƣởng lãi suất không kỳ hạn nội bộ.

Vào đầu tháng, Hội sở sẽ căn cứ vào tình hình huy động vốn của các Chi nhánh trong tháng trƣớc để tính và thơng báo DTBB bằng VND và USD cho các Chi nhánh.

Cuối tháng, Hội sở sẽ tính số dƣ bình qn thực hiện DTBB thực tế của Chi nhánh:

- Nếu số dƣ bình quân ≥ số tiền DTBB phải duy trì thì Chi nhánh đã thực hiện đầy đủ DTBB;

- Nếu số dƣ bình quân < số tiền DTBB, Chi nhánh không thực hiện đủ DTBB và sẽ bị phạt trên số tiền chênh lệch thiếu theo lãi suất phạt do Tổng Giám đốc quy định trong từng thời kỳ.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện cơ chế quản lý vốn tập trung tại ngân hàng TMCP sài gòn , luận văn thạc sĩ (Trang 39 - 42)