Kinh nghiệm quản lý vốn tập trung tại các NHTM trong nƣớc

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện cơ chế quản lý vốn tập trung tại ngân hàng TMCP sài gòn , luận văn thạc sĩ (Trang 29 - 34)

Hiện nay, với sự phát triển và việc mở rộng của hệ thống mạng lƣới ngân hàng cũng nhƣ yêu cầu nâng cao khả năng quản lý hệ thống thì đã có nhiều ngân hàng trong nƣớc đã và đang triển khai cơ chế quản lý vốn tập trung FTP nhƣ BIDV, VietinBank, Eximbank, ACB … Việc áp dụng các nội dung của cơ chế quản lý vốn tập trung rất đa dạng và mức độ khác nhau tùy thuộc vào giai đoạn phát triển và đặc thù trong hoạt động của mỗi ngân hàng. Thực tế việc xây dựng và triển khai cơ chế

tại các ngân hàng bƣớc đầu đƣợc thực hiện hết sức thận trọng và phải mất một khoảng thời gian khá lâu để chuyển đổi từ cơ chế cũ sang cơ chế mới nhằm hạn chế đến mức thấp nhất những sự xáo trộn gây ảnh hƣởng đến hoạt động kinh doanh tại các Chi nhánh trong hệ thống.

1.3.1 Kinh nghiệm của Ngân hàng TMCP Đầu tƣ và Phát triển Việt Nam (BIDV) (BIDV)

BIDV đã triển khai cơ chế quản lý vốn tập trung FTP từ năm 2007. Quá trình chuyển đổi cơ chế quản lý vốn tại BIDV đƣợc thực hiện từng bƣớc theo lộ trình phù hợp. Việc áp dụng mơ hình cơ chế quản lý vốn đƣợc điều hành thông qua Trung tâm vốn tại Hội sở chính là một trong các bƣớc chuyển đổi của BIDV nhằm xây dựng BIDV trở thành một ngân hàng hợp nhất theo hƣớng ngân hàng đa năng, tập trung hóa hoạt động và quyền lực tại Hội sở chính.

Với cơ chế quản lý vốn tập trung, toàn hệ thống là một ngân hàng duy nhất, áp dụng hệ thống định giá chuyển vốn nội bộ để xác định thu nhập, chi phí vốn định kỳ của từng chi nhánh và quan trọng là quản lý đƣợc các rủi ro trong công tác quản trị vốn nhƣ rủi ro lãi suất, rủi ro thanh khoản.

Quá trình thực tiễn triển khai cơ chế FTP tại BIDV cho thấy giai đoạn đầu là giai đoạn quan trọng nhất. BIDV chƣa có phƣơng pháp triển khai ứng dụng một cách khoa học, thể hiện qua việc còn lúng túng trong ứng dụng chƣơng trình và kết quả kinh doanh thua lỗ của các chi nhánh trong thời gian đầu triển khai cơ chế.

BIDV đã chuẩn bị đầy đủ nguồn lực và đầu tƣ rất lớn cho trang thiết bị công nghệ, cơ sở vật chất khi triển khai cơ chế FTP. Bên cạnh đó, ban lãnh đạo cũng nhƣ toàn thể cán bộ nhân viên BIDV đều nhận thức đƣợc tầm quan trọng và sự tất yếu của việc áp dụng cơ chế FTP đồng thời làm tốt nhiệm vụ của mình trong cơng tác điều hành vốn.

Ngoài ra, khi thực hiện cơ chế FTP, BIDV còn thực hiện các cơ chế hỗ trợ để đảm bảo hiệu quả cân đối vốn. Cụ thể, trong giai đoạn 2008-2010, BIDV đã thực hiện các cơ chế hỗ trợ sau:

- Bổ sung và khơng ngừng hồn thiện các cơ chế động lực, khen thƣởng để khuyến khích chi nhánh đẩy mạnh gia tăng huy động vốn;

- Tiếp tục thực hiện các biện pháp kiểm sốt tăng trƣởng tín dụng trên cơ sở tăng trƣởng huy động vốn;

- Cấp bù lãi suất đối với các khoản huy động vốn cho thanh khoản toàn hệ thống.

1.3.2 Kinh nghiệm của Ngân hàng TMCP Công thƣơng Việt Nam (VietinBank)

Từ tháng 04 năm 2011, VietinBank chính thức áp dụng cơ chế FTP trên tồn hệ thống - chuyển cơ chế quản lý vốn nội bộ “nhận – gửi” sang cơ chế “mua – bán”. Việc thực hiện cơ chế FTP theo thông lệ quốc tế, một mặt tạo động lực thúc đẩy các Chi nhánh tăng trƣởng kinh doanh một cách an toàn, hiệu quả, mặt khác trang bị cho Hội sở công cụ mạnh để quản lý, điều hành về vốn, đặc biệt là quản lý về rủi ro lãi suất, rủi ro thanh khoản.

Ƣu điểm chính của cơ chế quản lý vốn tập trung là tập trung mọi rủi ro lãi suất, rủi ro thanh khoản về Hội sở chính, đồng thời quản lý thống nhất và tập trung nguồn vốn của cả hệ thống. Tuy nhiên, Vietinbank vẫn cịn duy trì bộ phận nguồn vốn tại các chi nhánh để làm báo cáo theo yêu cầu của các phòng ban tại hội sở. Đây là sự lãng phí nguồn lực rất lớn. Hội sở đã có đủ cơ sở dữ liệu để tạo các báo cáo theo u cầu; vì thế, các chi nhánh khơng cần duy trì bộ phận nguồn vốn.

Cũng giống nhƣ BIDV, giai đoạn đầu chuyển đổi cơ chế quản lý vốn tập trung tại VietinBank cũng gặp phải khó khăn do các Chi nhánh chƣa quen với việc xác định lãi suất cho vay và huy động căn cứ vào hệ thống giá FTP. Do vậy, trƣớc khi triển khai cơ chế FTP, ngân hàng cần đảm bảo tất cả cán bộ nhân viên đƣợc tập huấn, hƣớng dẫn về FTP một cách kỹ lƣỡng.

1.3.3 Bài học kinh nghiệm rút ra cho Ngân hàng TMCP Sài Gòn

Từ kinh nghiệm triển khai cơ chế quản lý vốn tập trung tại BIDV và VietinBank, những bài học kinh nghiệm mà SCB rút ra đƣợc khi chuyển sang áp dụng cơ chế quản lý vốn tập trung, đó là: Ngay từ những bƣớc đầu triển khai cơ chế

mới, thực hiện chuyển đổi sang cơ chế quản lý vốn tập trung, ngân hàng cần có những điều kiện sau:

- Về cơ sở vật chất: Để thực hiện cơ chế quản lý vốn tập trung cần có các điều kiện nhất định về cơ sở vật chất, trang thiết bị cơng nghệ. Ngân hàng phải có hệ thống báo cáo đáp ứng đƣợc yêu cầu quản lý của cơ chế FTP;

- Về nhận thức: cần phải nhận thức rằng chuyển đổi cơ chế quản lý từ phân tán sang tập trung là phù hợp với xu thế phát triển của hoạt động ngân hàng, trình độ cơng nghệ thông tin tiến tiến và hiện đại trên thế giới;

- Về trình độ ứng dụng: Việc chuyển đổi mơ hình đƣợc thực hiện từng bƣớc theo lộ trình phù hợp. Chuyển đổi sang phƣơng thức quản lý nguồn vốn tập trung đòi hỏi mỗi đơn vị, mỗi cán bộ cần nghiên cứu, quán triệt những thay đổi cơ bản giữa hai cơ chế, những kiến thức quản lý ngân hàng hiện đại qua đó nhận thức rõ trách nhiệm, nhiệm vụ của mình và đơn vị mình trong cơng tác quản lý vốn;

- Về tổ chức: Áp dụng cơ chế quản lý mới đòi hỏi đổi mới mơ hình tổ chức cho phù hợp, phân công trách nhiệm quản lý rõ ràng giữa các đơn vị.

KẾT LUẬN CHƢƠNG 1

Chƣơng 1 trình bày một số khái niệm và lý thuyết về cơ chế quản lý vốn tập trung FTP tại NHTM, đƣa ra các ƣu điểm và nhƣợc điểm giữa cơ chế quản lý vốn phân tán và cơ chế quản lý vốn tập trung, từ đó cho thấy việc chuyển đổi sang cơ chế quản lý vốn tập trung của các NHTM là một điều kiện tiền đề tất yếu để phát triển ngân hàng theo mơ hình ngân hàng hiện đại, đáp ứng yêu cầu hội nhập phù hợp với thực tiễn thị trƣờng, đồng thời chuẩn bị từng bƣớc cho kế hoạch hình thành tập đồn tài chính qui mơ lớn trong tƣơng lai. Ngân hàng TMCP Sài Gịn cũng đã triển khai cơ chế quản lý vốn tập trung và trong quá trình thực tiễn triển khai cịn tồn tại nhiều hạn chế. Phần nghiên cứu ở chƣơng 2 sẽ trình bày thực trạng triển khai cơ chế quản lý vốn tập trung tại SCB, đƣa ra những tồn tại cần khắc phục và đề xuất các giải pháp thích hợp ở chƣơng 3.

CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG CƠ CHẾ QUẢN LÝ VỐN TẬP TRUNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP SÀI GÒN

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện cơ chế quản lý vốn tập trung tại ngân hàng TMCP sài gòn , luận văn thạc sĩ (Trang 29 - 34)