Cơ cấu tổ chức

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số giải pháp nhằm hoàn thiện quản trị nguồn nhân lực tại ngân hàng thương mại cổ phần á châu (ACB) đến năm 2020 , luận văn thạc sĩ (Trang 42)

2.1 Giới thiệu chung về ACB

2.1.2 Cơ cấu tổ chức

2.1.2.1 Sơ đồ tổ chức

Hình 2.1: Sơ đồ tổ chức Ngân Hàng TMCP Á Châu

2.1.2.2 Chức năng, nhiệm vụ của Khối Quản trị Nguồn lực

Cơ cấu tổ chức của ACB được phân thành 6 khối bao gồm: Khối quản trị nguồn lực, Khối khách hàng cá nhân, Khối khách hàng doanh nghiệp, Khối ngân quỹ, Khối phát triển kinh doanh, Khối vận hành. Trong đó, Khối quản trị nguồn lực giữ vai trò khá quan trọng, là yếu tố quyết định cho sự phát triển bền vững của Ngân hàng. Mơ hình tổ chức của Khối quản trị nguồn lực bao gồm:

- Phịng điều hành nhân sự: gồm có bộ phận tiền lương và phúc lợi, bộ phận quản lý lao động;

- Phòng hành chánh và xây dựng cơ bản: gồm có bộ phận quản lý tài sản- quản lý kho, bộ phận cung ứng và bảo trì, bộ phận xây dựng cơ bản, bộ phận quản lý dự án, bộ phận chi tiêu nội bộ;

- Phòng phát triển nguồn nhân lực: gồm có bộ phận quan hệ nhân sự, bộ phận phát triển nhân sự, bộ phận tuyển dụng;

- Trung tâm đào tạo;

Chức năng, nhiệm vụ của Khối Quản trị Nguồn lực:

- Thiết lập và đề ra các chính sách có liên quan đến quản trị nguồn nhân lực và đảm bảo các chính sách phải được thực thi một cách đồng bộ trong tồn ACB. Các chính sách này giải quyết các vấn đề liên quan đến con người;

- Cố vấn cho Hội đồng quản trị các vấn đề liên quan đến nguồn nhân lực trong Ngân hàng. Giám đốc Khối quản trị nguồn lực phải nắm rõ các chính sách để giải quyết hoặc cố vấn cho ban Tổng giám đốc, các Khối, bộ phận khác;

- Thực hiện các công việc như:

+ Tuyển dụng nhân viên: Bộ phận Tuyển dụng sẽ tiến hành tuyển dụng nhân viên để đáp ứng nhu cầu nhân sự của các bộ phận khác. Để thực hiện cơng tác tuyển dụng có hiệu quả, Bộ phận Tuyển dụng sẽ kết hợp với các bộ phận khác cùng tham gia vào quá trình tuyển dụng nhân viên.

+ Dự báo nhu cầu tăng giảm nhân sự hàng năm cho Ngân hàng và thiết lập ngân sách cần thiết cho nguồn nhân sự này.

+ Đào tạo nhân viên: nghiên cứu, thảo luận với các bộ phận khác lập kế hoạch, ngân sách đào tạo theo từng năm và thực hiện theo dõi các kế hoạch, chương trình đào tạo trong Ngân hàng.

+ Đề xuất nâng lương, thưởng cho nhân viên căn cứ vào các chương trình đánh giá thành tích cơng tác hàng năm của nhân viên.

+ Thực hiện các chế độ, chính sách có liên quan đến quyền lợi của nhân viên: bảo hiểm xã hội, y tế, vui chơi giải trí...

+ Kiểm tra sự thực hiện các chế độ, chính sách của các bộ phận khác trong Ngân hàng.

2.1.3 Tình hình kinh doanh của ACB

2.1.3.1 Tình hình chung về thị trường Tài chính - Ngân hàng

Hầu hết các quốc gia trên thế giới đều có sự can thiệp mạnh tay của chính phủ thơng qua chính sách nới lỏng tiền tệ và tăng chi ngân sách, năm 2009 và đầu năm 2010 kinh tế thế giới dần hồi phục sau cuộc khủng hoảng tài chính kinh tế tồn cầu 2008.

Nằm trong xu thế chung đó, kinh tế Việt Nam cũng đã cải thiện hơn. Tốc độ tăng trưởng GDP cải thiện dần qua các quý và đạt 5,3% cả năm 2009, CPI có mức tăng dưới 1% trong suốt 10 tháng. Cùng với chủ trương kích cầu và ngăn chặn suy giảm kinh tế, sự chuyển hướng chính sách tiền tệ từ thắt chặt sang nới lỏng là yếu tố tạo điều kiện để ngành ngân hàng phục hồi đà tăng trưởng trong năm 2009 và đầu năm 2010, đặc biệt là về tín dụng. Bên cạnh đó, so với năm 2008 diễn biến chính sách tiền tệ năm 2009 và đầu năm 2010 cũng có phần ổn định hơn với chỉ 2 lần điều chỉnh lãi suất cơ bản.

Mặc dù vậy thị trường ngân hàng năm 2009 và đầu năm 2010 vẫn còn nhiều diễn biến phức tạp và ảnh hưởng trực tiếp đến lãi biên, lợi nhuận cũng như tăng trưởng quy mơ của các ngân hàng. Trong đó nổi lên là các vấn đề căng thẳng ngoại tệ; sự thay đổi chính sách từ khuyến khích tăng tín dụng đầu năm (thơng qua gói cho vay hỗ trợ lãi suất 4% từ 01/02/2009) chuyển sang kiểm sốt chặt tăng trưởng

tín dụng từ cuối q II và chấm dứt hỗ trợ lãi suất ngắn hạn từ cuối năm 2009; cũng như quy định chấm dứt các hoạt động kinh doanh vàng tài khoản, hoạt động của các trung tâm giao dịch vàng.

Năm 2010 dưới tác động của các chủ trương thắt chặt tiền tệ hơn năm 2009, tăng trưởng dư nợ tín dụng được kiểm sốt ở mức 25%, diễn biến tỷ giá cịn khó dự báo… chỉ tiêu lợi nhuận được các ngân hàng cân nhắc kỹ trước mùa đại hội cổ đông sắp diễn ra.

Sacombank đưa ra chỉ tiêu lợi nhuận trước thuế cho năm nay là 2.400 tỷ đồng, tăng 26% so với năm 2009; giữ ổn định cổ tức ở mức 14 - 16%/vốn cổ phần. Mặc dù đã thu về gần 5.000 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế trong năm 2009, nhưng Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) cũng chỉ đặt mục tiêu 4.000 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế năm 2010. Theo ơng Nguyễn Hồ Bình, lợi nhuận 2009 đến một phần từ hồn nhập dự phịng rủi ro tín dụng năm 2008 để lại và trích lập dự phịng tín dụng năm 2009 ở mức khá thấp. Đơn cử như VCB tỷ lệ nợ xấu cuối năm 2008 là trên 4,6%, nhưng giảm xuống cịn hơn 3% vào cuối năm 2009. Trích lập dự phịng của VCB năm 2009 chỉ bằng gần một nửa (500 tỉ đồng) so với năm trước đó. VietinBank cũng xây dựng kế hoạch lợi nhuận trước thuế năm 2010 là 4.000 tỉ đồng so thực hiện 3.018 tỉ đồng năm 2009. Tại ngân hàng Đông Á, ơng Trần Phương Bình - Tổng giám đốc cho hay, kết thúc năm 2009 lợi nhuận trước thuế của DongA Bank đạt 750 tỉ đồng, đúng như kế hoạch đưa ra ban đầu. Chỉ tiêu lợi nhuận xây dựng cho năm 2010 là 1.100 tỉ đồng, cao hơn 350 tỉ đồng so với năm trước.

Các doanh nghiệp luôn lập kế hoạch chỉ tiêu năm sau cao hơn năm trước, song cũng không thể kỳ vọng quá cao, do thị trường cịn có những biến động. Chênh lệch lãi suất đầu vào, đầu ra đã rộng hơn khi Ngân hàng Nhà nước (NHNN) cho phép thực hiện cơ chế lãi suất thỏa thuận đối với khoản vốn vay trung - dài hạn, nhưng do kiểm sốt tăng trưởng tín dụng của tồn ngành ở mức 25% (so với mức thực hiện cả năm trước là gần 38%), nên mục tiêu tăng trưởng tín dụng của nhiều ngân hàng sẽ thấp hơn năm trước; qua đó tác động khơng nhỏ khi đặc điểm chung là nguồn thu từ tín dụng là chủ đạo. Ngồi ra năm 2010, khả năng huy động vốn của

các ngân hàng vẫn sẽ bị cạnh tranh khốc liệt với các kênh đầu tư khác với sự thiếu hấp dẫn của lãi suất huy động. Cũng như áp lực huy động vốn trong năm 2010 sẽ khiến việc cho vay khơng cịn dễ dàng. Ngân hàng sẽ phải sàng lọc khách hàng nên người đi vay sẽ gặp khó khăn và phải trả mức lãi suất cao hơn trước. Nhiều ngân hàng tiếp tục xây dựng kế hoạch phát hành thêm cổ phiếu để tăng vốn điều lệ, nhằm nâng cao sức cạnh tranh trên thị trường, đặc biệt là với những ngân hàng quy mô vốn nằm dưới 3.000 tỷ đồng, phải nâng lên con số này trước khi năm tài chính 2010 kết thúc để đáp ứng được quy định của Ngân hàng Nhà nước. Việc tăng vốn điều lệ sẽ nâng cao năng lực tài chính của các ngân hàng, là đệm đỡ tránh rủi ro cho cổ đông.

Hoạt động kinh doanh của hầu hết các NHTM được dự báo vẫn còn tăng trưởng trong năm 2010, nhưng lợi nhuận sẽ khơng có nhiều đột biến, một số ngân hàng phụ thuộc quá mức vào hoạt động tín dụng sẽ gặp nhiều khó khăn hơn, do đó mục tiêu phát triển ổn định và bền vững sẽ được đặt lên hàng đầu.

2.1.3.2 Kết quả kinh doanh của ACB năm 2009

Những thách thức đến từ môi trường kinh doanh, tác động đến kết quả hoạt động năm 2009 của ACB, đặc biệt ở mục tiêu tăng trưởng. Về quản lý rủi ro, tỷ lệ nợ xấu của ACB cuối năm 2009 chỉ là 0,4%. Với kết quả này, ACB tiếp tục là ngân hàng duy nhất trong nhóm các NHTM cổ phần hàng đầu có tỷ lệ nợ xấu dưới 0,5%. Chất lượng tín dụng của ACB tiếp tục được khẳng định.

Về tăng trưởng quy mô, mặc dù các chỉ tiêu tổng tài sản, tổng dư nợ tín dụng và huy động tiền gửi khách hàng của ACB mới đạt lần lượt 99%, 96% và 84% kế hoạch đề ra nhưng tốc độ tăng trưởng huy động tiền gửi khách hàng và cho vay của ACB đều cao hơn tốc độ tăng trưởng của ngành. Huy động tiền gửi khách hàng của Tập đoàn năm 2009 tăng trưởng 45% bằng 1,6 lần của ngành (27%), và dư nợ cho vay khách hàng tăng trưởng 79%, bằng 2 lần của ngành (38%).

Bảng 2.1: Mức độ hoàn thành các chỉ tiêu kế hoạch chính của ACB (đvt: tỷ đồng) Chỉ tiêu 2008 Kế hoạch Chỉ tiêu 2008 Kế hoạch 2009 Thực hiện 2009 % So kế hoạch % Tăng trưởng so 2008

Lợi nhuận trước thuế 2.561 2.700 2.838 105,1% 10,8%

Tổng tài sản 105.306 170.000 167.881 98,8% 59,4%

Tổng dư nợ tín dụng 34.833 65.000 62.358 95,9% 70,0%

Huy động khách hàng 75.113 130.000 108.992 83,8% 45,1%

Nguồn: Báo cáo tài chính của ACB năm 2009

Về lợi nhuận, Tập đoàn ACB đã thực hiện vượt mức kế hoạch với 2.838 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế, cao hơn 138 tỷ đồng so với kế hoạch; và các chỉ số sinh lời vẫn ở mức hợp lý. Cụ thể, ROA Tập đoàn tiếp tục đạt trên 2% và ROE đạt 31,8% (cao hơn cam kết dài hạn với cổ đông là không thấp hơn 27%). Cơ cấu lợi nhuận của Ngân hàng cũng ngày một đa dạng hơn khi tính đến hết ngày 31/12/2009 hoạt động tín dụng chiếm 20%, hoạt động dịch vụ đạt 26% và hoạt động kinh doanh vốn, vàng và ngoại hối chiếm 37% trên tổng lợi nhuận trước thuế. Tương ứng với kết quả kinh doanh nói trên, ACB tiếp tục hồn thành tốt nghĩa vụ thuế đối với Nhà nước. Cụ thể, năm 2009 ACB nộp ngân sách 770 tỷ đồng, cao hơn 316 tỷ đồng so với năm 2008.

Hình 2.2: Lợi nhuận trước thuế (đvt: tỷ đồng)

Nguồn: Báo cáo tài chính của ACB năm 2005-2009

2005 2006 2007 2008 2009 0 500 1000 1500 2000 2500 3000 392 687 2127 2561 2838

Bảng 2.2: Khả năng sinh lời (đvt: %)

Chỉ tiêu 2005 2006 2007 2008 2009

Lợi nhuận/Vốn CSH bình quân (ROE) 39,3% 46,8% 53,8% 36,7% 31,8%

Lợi nhuận/TTS bình quân (ROA) 2,0% 2,0% 3,3% 2,6% 2,1%

Nguồn: Báo cáo tài chính của ACB năm 2005-2009

Đến 31/12/2009 ACB có mức vốn điều lệ 7.814 tỷ đồng, thuộc hàng lớn nhất trong nhóm các ngân hàng TMCP Việt Nam.

Về cổ tức, dựa trên kết quả kinh doanh khả quan nửa đầu năm 2009, ACB đã tạm ứng cổ tức đợt 1 bằng tiền mặt 900 đồng/cổ phiếu và đợt 2 trong quý 1/2010 ở mức 1.500 đồng/cổ phiếu từ nguồn lợi nhuận năm 2009. Ngoài ra, Ngân hàng cịn hồn thành cơ bản chương trình tái cấu trúc nguồn nhân lực tại kênh phân phối để làm tiền đề cho việc nâng cao năng suất lao động, đánh giá đúng năng lực, tưởng thưởng một cách xứng đáng và chính xác cho nhân viên. Kết quả là đến 31/12/2009 lượng nhân viên toàn hệ thống đã giảm gần 5% chủ yếu do điều chuyển hợp lý hóa cơng việc, trong khi quy mô kinh doanh của Ngân hàng tăng từ 45% đến gần 80% ở tất cả các chỉ tiêu chính.

2.2 Phân tích thực trạng cơng tác quản trị nguồn nhân lực tại ACB 2.2.1 Đặc điểm, cơ cấu nguồn nhân lực tại ACB 2.2.1 Đặc điểm, cơ cấu nguồn nhân lực tại ACB

Con người là yếu tố quan trọng đối với mọi doanh nghiệp, mọi tổ chức. Dù là một cơng ty hay một xí nghiệp có trang bị hiện đại đến đâu đi nữa thì hoạt động sản xuất kinh doanh cũng không đạt hiệu quả cao nếu khơng có đội ngũ cán bộ cơng nhân viên có trình độ năng lực để điều hành bộ máy hoạt động nhịp nhàng, đội ngũ quản lý năng động, nhạy bén với thị trường và có khả năng vận hành bộ máy sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp để đạt được các mục tiêu đề ra. Với quan niệm đó, ACB rất quan tâm đến yếu tố con người, chú trọng đào tạo về chuyên môn nghiệp vụ cho nguồn nhân lực.

Năm 2007, ACB được Hội đồng tư vấn doanh nghiệp ASEAN (ASEAN- BAC) trao tặng cúp “Doanh nghiệp ASEAN xuất sắc nhất” trong lĩnh vực đội ngũ lao động. Giải thưởng này thể hiện ACB đã có thành tích nổi bật trong công tác

quản trị nguồn nhân lực, đặc biệt là tiêu chí tạo việc làm, đổi mới doanh nghiệp và trách nhiệm xã hội.

Diễn biến nhân sự qua các năm: Từ khi mới thành lập đến nay, số lượng nhân viên ACB không ngừng gia tăng về mặt số lượng nhằm đáp ứng nhu cầu mở rộng kinh doanh. Tính đến ngày 31/12/2009, tổng số cán bộ, nhân viên của ACB là 6.669 người, tăng hơn 240 lần so với 27 nhân viên khi mới thành lập. Nguồn nhân lực ACB được đánh giá là có năng lực làm việc cao, nhiều kinh nghiệm và được đào tạo tốt.

Hình 2.3: Tăng trưởng nhân sự ACB từ 2005-2009 (đvt: người)

Nguồn: Báo cáo tài chính của ACB năm 2005-2009

Tính đến cuối năm 2009, số lượng Chi nhánh/Phòng giao dịch của ACB là 237 đơn vị trên toàn quốc, tăng thêm 51 đơn vị so với 2008. Số lượng nhân viên năm 2009 tăng 1,07% so với năm 2008. Năm 2009 là năm đầu tiên ACB áp dụng mơ hình quản lý năng suất do đó số lượng nhân viên tăng chậm hơn so với quy mô kinh doanh và kết quả kinh doanh đã cho thấy sự hiệu quả trong công tác tái cấu trúc nguồn nhân lực tại ACB.

2005 2006 2007 2008 2009 0 1000 2000 3000 4000 5000 6000 7000 8000 2128 2892 4600 6598 6669

Cơ cấu lao động theo cấp bậc

Bảng 2.3: cơ cấu lao động theo cấp bậc (đvt: người)

Năm Cấp quản lý Cấp nhân viên

2007 571 4.029

2008 1.233 5.365

2009 1.241 5.428

Nguồn: Báo cáo tài chính của ACB năm 2007-2009

Cơ cấu lao động theo trình độ học vấn: trình độ văn hố và chun mơn của nhân viên ACB được phản ánh qua bảng sau:

Bảng 2.4: cơ cấu lao động theo trình độ học vấn (tính đến ngày 31/12/2009)

Trình độ học vấn Số nhân viên Tỷ lệ phần trăm

Trên đại học 92 1.38%

Đại học 5.694 85.38%

Cao đẳng, Trung cấp 883 13.24%

Nguồn: Báo cáo tài chính của ACB năm 2009

Nhận xét về trình độ nguồn nhân lực tại ACB:

- Trình độ học vấn khá cao, số lượng nhân viên có trình độ đại học và trên đại học chiếm (86.76%), thuận lợi trong việc dễ thích ứng với sự phát triển của xã hội ngày nay, và có nhiều sáng kiến tốt trong kinh doanh.

- Cán bộ quản lý trong công ty đều là những người có năng lực và kinh nghiệm thực tế trong kinh doanh đủ sức cho việc phát triển kinh doanh trong nền kinh tế đầy áp lực cạnh tranh.

- Nhân viên đều đã được đào tạo giáo dục căn bản phù hợp với đòi hỏi của cơng ty đặt ra.

Mức lương bình quân: ACB thực hiện việc nâng lương vào tháng 10/2009. Tính bình qn, tổng thu nhập (bao gồm lương, thưởng, phúc lợi...) của mỗi nhân viên được 18 tháng lương/năm.

Hình 2.4: Tăng trưởng lương bình quân của ACB 2005-2009 (triệu đồng/tháng)

Nguồn: Báo cáo tài chính của ACB năm 2005-2009

ACB áp dụng chính sách lương, thưởng cạnh tranh dành cho tất cả nhân viên theo hiệu quả làm việc và thành tích của đơn vị. Ngồi chính sách lương, thưởng cịn có các khoản phúc lợi khá tốt: chế độ chăm sóc sức khỏe đặc biệt “ACB Care”, khám sức khỏe định kỳ hàng năm, tham gia các câu lạc bộ thể thao “Health Club”...Mức lương bình quân tại ACB là khá cạnh tranh so với các ngân hàng khác.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số giải pháp nhằm hoàn thiện quản trị nguồn nhân lực tại ngân hàng thương mại cổ phần á châu (ACB) đến năm 2020 , luận văn thạc sĩ (Trang 42)