Khả năng sinh lời

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số giải pháp nhằm hoàn thiện quản trị nguồn nhân lực tại ngân hàng thương mại cổ phần á châu (ACB) đến năm 2020 , luận văn thạc sĩ (Trang 48 - 50)

Chỉ tiêu 2005 2006 2007 2008 2009

Lợi nhuận/Vốn CSH bình quân (ROE) 39,3% 46,8% 53,8% 36,7% 31,8%

Lợi nhuận/TTS bình quân (ROA) 2,0% 2,0% 3,3% 2,6% 2,1%

Nguồn: Báo cáo tài chính của ACB năm 2005-2009

Đến 31/12/2009 ACB có mức vốn điều lệ 7.814 tỷ đồng, thuộc hàng lớn nhất trong nhóm các ngân hàng TMCP Việt Nam.

Về cổ tức, dựa trên kết quả kinh doanh khả quan nửa đầu năm 2009, ACB đã tạm ứng cổ tức đợt 1 bằng tiền mặt 900 đồng/cổ phiếu và đợt 2 trong quý 1/2010 ở mức 1.500 đồng/cổ phiếu từ nguồn lợi nhuận năm 2009. Ngoài ra, Ngân hàng cịn hồn thành cơ bản chương trình tái cấu trúc nguồn nhân lực tại kênh phân phối để làm tiền đề cho việc nâng cao năng suất lao động, đánh giá đúng năng lực, tưởng thưởng một cách xứng đáng và chính xác cho nhân viên. Kết quả là đến 31/12/2009 lượng nhân viên toàn hệ thống đã giảm gần 5% chủ yếu do điều chuyển hợp lý hóa cơng việc, trong khi quy mơ kinh doanh của Ngân hàng tăng từ 45% đến gần 80% ở tất cả các chỉ tiêu chính.

2.2 Phân tích thực trạng công tác quản trị nguồn nhân lực tại ACB 2.2.1 Đặc điểm, cơ cấu nguồn nhân lực tại ACB 2.2.1 Đặc điểm, cơ cấu nguồn nhân lực tại ACB

Con người là yếu tố quan trọng đối với mọi doanh nghiệp, mọi tổ chức. Dù là một cơng ty hay một xí nghiệp có trang bị hiện đại đến đâu đi nữa thì hoạt động sản xuất kinh doanh cũng không đạt hiệu quả cao nếu khơng có đội ngũ cán bộ công nhân viên có trình độ năng lực để điều hành bộ máy hoạt động nhịp nhàng, đội ngũ quản lý năng động, nhạy bén với thị trường và có khả năng vận hành bộ máy sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp để đạt được các mục tiêu đề ra. Với quan niệm đó, ACB rất quan tâm đến yếu tố con người, chú trọng đào tạo về chuyên môn nghiệp vụ cho nguồn nhân lực.

Năm 2007, ACB được Hội đồng tư vấn doanh nghiệp ASEAN (ASEAN- BAC) trao tặng cúp “Doanh nghiệp ASEAN xuất sắc nhất” trong lĩnh vực đội ngũ lao động. Giải thưởng này thể hiện ACB đã có thành tích nổi bật trong công tác

quản trị nguồn nhân lực, đặc biệt là tiêu chí tạo việc làm, đổi mới doanh nghiệp và trách nhiệm xã hội.

Diễn biến nhân sự qua các năm: Từ khi mới thành lập đến nay, số lượng nhân viên ACB không ngừng gia tăng về mặt số lượng nhằm đáp ứng nhu cầu mở rộng kinh doanh. Tính đến ngày 31/12/2009, tổng số cán bộ, nhân viên của ACB là 6.669 người, tăng hơn 240 lần so với 27 nhân viên khi mới thành lập. Nguồn nhân lực ACB được đánh giá là có năng lực làm việc cao, nhiều kinh nghiệm và được đào tạo tốt.

Hình 2.3: Tăng trưởng nhân sự ACB từ 2005-2009 (đvt: người)

Nguồn: Báo cáo tài chính của ACB năm 2005-2009

Tính đến cuối năm 2009, số lượng Chi nhánh/Phòng giao dịch của ACB là 237 đơn vị trên toàn quốc, tăng thêm 51 đơn vị so với 2008. Số lượng nhân viên năm 2009 tăng 1,07% so với năm 2008. Năm 2009 là năm đầu tiên ACB áp dụng mơ hình quản lý năng suất do đó số lượng nhân viên tăng chậm hơn so với quy mô kinh doanh và kết quả kinh doanh đã cho thấy sự hiệu quả trong công tác tái cấu trúc nguồn nhân lực tại ACB.

2005 2006 2007 2008 2009 0 1000 2000 3000 4000 5000 6000 7000 8000 2128 2892 4600 6598 6669

Cơ cấu lao động theo cấp bậc

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số giải pháp nhằm hoàn thiện quản trị nguồn nhân lực tại ngân hàng thương mại cổ phần á châu (ACB) đến năm 2020 , luận văn thạc sĩ (Trang 48 - 50)