Hoạt động đào tạo và phát triển nguồn nhân lực

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số giải pháp nhằm hoàn thiện quản trị nguồn nhân lực tại ngân hàng thương mại cổ phần á châu (ACB) đến năm 2020 , luận văn thạc sĩ (Trang 59 - 63)

2.2 Phân tích thực trạng công tác quản trị nguồn nhân lực tại ACB

2.2.4 Hoạt động đào tạo và phát triển nguồn nhân lực

2.2.4.1 Hội nhập vào môi trường làm việc

Để cho nhân viên mới bớt băn khoăn lo lắng khi mới vào làm việc tại công ty, trưởng đơn vị (nơi nhân viên được phân công về công tác) luôn nổ lực giúp cho nhân viên này hội nhập với tập thể bằng cách giới thiệu nhân viên mới với các nhân viên cũ cũng như tạo mọi điều kiện để cho họ tiếp xúc nhau một cách thân mật: các buổi ăn trưa tập thể, những buổi tiệc nhỏ vào cuối tuần…

Trưởng đơn vị ln là người trực tiếp giải thích cho nhân viên mới hiểu cụ thể cơng việc ra sao, làm như thế nào… bên cạnh đó cịn có sự hướng dẫn nhiệt tình

Xét hồ sơ ở vịng sơ tuyển

Thi tuyển

Phỏng vấn chun mơn chọn ứng viên thích hợp Phỏng vấn sơ bộ

từ phía trưởng bộ phận và các nhân viên cũ trong cơng ty. Do đó nhân viên mới ln thích ứng với tổ chức và hoà nhập vào môi trường làm việc mới rất nhanh, khơng có tình trạng nhân viên cũ cười cợt, chế diễu theo kiểu “ma cũ bắt nạt ma mới”.

Để tạo cho nhân viên mới một ấn tượng tốt đẹp, cấp trên trực tiếp đón tử tế và giới thiệu với nhân viên cũ, được cung cấp mọi thông tin cần thiết khi nhân viên mới bước chân vào cơ quan trong ngày đầu tiên làm việc.

Đặc điểm cơ cấu lao động của ACB là lao động trẻ, đa phần dưới 30 tuổi do đó nhân viên mới sẽ dễ thích nghi và hoà nhập với các đồng nghiệp bởi ít có sự chênh lệch lớn về tuổi tác giữa các nhân viên. Điều này có thể nói là một sự khác biệt lớn giữa ACB và các ngân hàng quốc doanh, đa phần các ngân hàng quốc doanh có cơ cấu lao động chủ yếu là lớn tuổi nên sẽ khó có sự đồng cảm giữa nhân viên mới với nhân viên cũ do sự cách biệt tuổi tác.

2.2.4.2 Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực

Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực là một trong các công tác ưu tiên của ACB. Chính sách đào tạo của ACB có mục tiêu xây dựng và phát triển đội ngũ nhân viên thành thạo về nghiệp vụ, chuẩn mực trong đạo đức kinh doanh, chuyên nghiệp trong phong cách làm việc và nhiệt tình phục vụ khách hàng. ACB tạo mọi điều kiện giúp mỗi cá nhân phát triển nghề nghiệp đồng thời xây dựng một lực lượng nhân viên chuyên nghiệp cho ngân hàng. Chương trình đào tạo của ACB giúp nhân viên có kỹ năng chun mơn cao, quy trình nghiệp vụ thống nhất trên toàn hệ thống, để dù khách hàng giao dịch tại bất cứ điểm giao dịch nào cũng đều nhận được một phong cách ACB duy nhất, đó là sự chun nghiệp, nhanh chóng và vì lợi ích của khách hàng.

ACB tự hào là ngân hàng tại Việt Nam đầu tiên có Trung tâm đào tạo riêng để đào tạo cho nhân viên. Nhân viên hàng năm được tham gia các khóa đào tạo trong và ngồi ngân hàng để nâng cao kiến thức và trình độ chun mơn nghiệp vụ. Đối với nhân viên mới tuyển dụng, ACB tạo điều kiện cho các bạn được tiếp thu

kiến thức thực tế thông qua việc học hỏi kinh nghiệm của các anh, chị nhân viên đi trước. Cuối mỗi năm, tất cả nhân viên đều được đánh giá thành tích cơng việc. Những mục tiêu phát triển nghề nghiệp mà nhân viên đã đăng ký từ đầu năm được thảo luận giữa nhân viên với trưởng đơn vị nhằm xác định những điểm cần cải thiện và những điểm nổi bật. Nhân viên sẽ cải thiện các điểm yếu thơng qua nhiều hình thức đào tạo. Các điểm nổi bật sẽ được Phòng Nhân sự ghi nhận để làm căn cứ xem xét việc phát triển nghề nghiệp của nhân viên. Ở ACB, các chương trình học tập đều xuất phát từ nhu cầu cụ thể. ACB khuyến khích nhân viên chủ động trong học tập và phát triển nghề nghiệp của bản thân. Phòng Phát triển Nguồn nhân lực và Trung tâm Đào tạo đóng vai trò hỗ trợ và hướng dẫn việc học tập và phát triển nghề nghiệp cho nhân viên.

ACB đa dạng hóa phương thức đào tạo nhằm tạo cho nhân viên nhiều cơ hội học tập và phát triển. Các phương thức học tập cho nhân viên gồm có: Học trên lớp, học tập ngay trong cơng việc, học tập từ các nguồn khác, tự học trên trang web (E- learning).

Nhân viên quản lý, điều hành của ACB cũng được chú trọng đào tạo chuyên sâu về quản trị chiến lược, quản trị marketing, quản lý rủi ro, quản lý chất lượng, v.v. Ngân hàng cũng khuyến khích và thúc đẩy sự chia sẻ kỹ năng, tri thức giữa các thành viên trong Ngân hàng trên tinh thần một tổ chức không ngừng học tập để chuẩn bị tạo nền tảng cho sự phát triển liên tục và bền vững.

Đối với nhân viên mới tuyển dụng, ACB tổ chức các khóa đào tạo liên quan như:

- Khóa học về Hội nhập mơi trường làm việc - Khóa học về các sản phẩm của ACB

- Các khóa nghiệp vụ và hướng dẫn sử dụng phần mềm TCBS liên quan đến chức danh nhân viên (tín dụng, giao dịch, thanh toán quốc tế, v.v..)

Đối với cán bộ quản lý, ACB thường xuyên tổ chức các khóa học như sau: - Các sản phẩm mới của ACB

- Các khóa học về kỹ năng liên quan (kỹ năng bán hàng, kỹ năng đàm phán, kỹ năng giải quyết vấn đề, v.v.)

- Các khóa học nâng cao và cập nhật, bổ sung kiến thức về nghiệp vụ: tín dụng nâng cao, phục vụ khách hàng chuyên nghiệp, v.v.

Ngoài ra, với sự hỗ trợ của các cổ đơng nước ngồi, ACB cũng đã tổ chức các khóa học trong nước đồng thời cử cán bộ tham gia các khóa đào tạo tại nước ngoài để nâng cao kiến thức.

Năm 2008, ACB đã tổ̉ chức được 373 khóa đào tạo cho 19.086 lượt cán bộ và nhân viên. 6 tháng đầu năm 2009, ACB đã tổ chức 209 khóa đào tạo cho 7.800 lượt CB- NV , tổ chức 02 kỳ thi kiểm tra nghiệp vụ nhân viên: Kỳ thi kiểm tra kiến thức nhân viên và hội thi nhân viên giỏi nghiệp vụ 2009.

Sau các chương trình đào tạo, cơng tác đánh giá kết quả đào tạo cũng được ACB thực hiện khá tốt, cụ thể là đánh giá các khố đào tạo như vậy có phù hợp với cơng việc thực tế của nhân viên hay không, nhân viên đã học hỏi đuợc gì từ đào tạo, những gì nhân viên học tập có áp dụng vào thực tiễn cơng tác hay khơng, chương trình đào tạo có nâng cao hiệu quả công việc trong công ty hay không… Từ việc đánh giá kết quả sau đào tạo sẽ giúp cho ACB thấy được những gì đã đạt được và những gì chưa được phù hợp của mỗi chương trình đào tạo để từ đó có những cải tiến nhằm ngày càng hồn thiện hơn nữa công tác đào tạo nguồn nhân lực.

Nhằm đánh giá về công tác đào tạo nguồn nhân lực tại ACB, tác giả đã thu thập ý kiến của 100 CB CNV tại ACB, kết quả như sau:

Bảng 2.5: Nhận xét về công tác đào tạo nguồn nhân lực tại ACB của 100 CB CNV

Câu hỏi

Số người đánh giá theo các mức độ

1 2 3 4 5 Nhân viên đều được đào tạo nghiệp vụ

đáp ứng đúng yêu cầu của công việc 0 2 10 76 12 Các khoá đào tạo mà ACB tổ chức đều

hữu ích giúp nhân viên trao dồi kiến thức

còn thiếu 0 1 30 59 10 Sau khi được đào tạo, nhân viên có thể áp

dụng vào thực tế công việc 0 1 37 58 4

Nguồn: kết quả từ cuộc khảo sát ý kiến của 100 CB CNV tại ACB

(1: rất không đồng ý; 2: không đồng ý; 3: không đồng ý và khơng có ý kiến; 4:

đồng ý; 5: rất đồng ý)

Qua kết quả khảo sát chúng ta thấy được có đến 86 người (tương ứng 86%) đồng ý và rất đồng ý với việc cho rằng nhân viên ACB đều được đào tạo nghiệp vụ, 69 người (69%) cho rằng các khoá đào tạo mà ACB tổ chức đều hữu ích, 62 người (62%) cho rằng sau khi được đào tạo, nhân viên có thể áp dụng vào thực tế công việc. Điều này cho chúng ta thấy rằng, công tác đào tạo nguồn nhân lực tại ACB là khá tốt, cần duy trì và phát huy để ngày càng hoàn thiện hơn nữa.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số giải pháp nhằm hoàn thiện quản trị nguồn nhân lực tại ngân hàng thương mại cổ phần á châu (ACB) đến năm 2020 , luận văn thạc sĩ (Trang 59 - 63)