Thực trạng công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số giải pháp hoàn thiện công tác quản trị nguồn nhân lực tại bưu điện huyện hóc môn đến năm 2020 , luận văn thạc sĩ (Trang 49 - 52)

2.2. Phân tích thực trạng công tác quản trị nguồn nhân lực tại Bưu điện

2.2.5. Thực trạng công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực

Kế hoạch đào tạo:

Kế hoạch đào tạo do Bưu điện Thành phố xây dựng: đơn vị bố trí, tuyển chọn

người tham dự các lớp đào tạo, huấn luyện về nghiệp vụ chuyên môn cho nhân viên, các lớp tập huấn về công tác quản lý, chăm sóc khách hàng cho trưởng bộ phận sản xuất, các lớp về giao tiếp tiếng anh chuyên ngành, tin học, chính trị... Nếu là các lớp

tập huấn về nghiệp vụ, sau khi tham gia lớp học, Bưu điện Hóc Mơn sẽ tổ chức các lớp đào tạo nhân viên do chính những người đã tham gia các lớp huấn luyện của

Bưu điện Thành phố giảng dạy.

Kế hoạch đào tạo do đơn vị lập: Căn cứ chỉ tiêu chi phí kế hoạch được giao,

chương trình và kế hoạch đào tạo từ Bưu điện Thành phố, nhu cầu của đơn vị, Giám

đốc yêu cầu phòng Tổng hợp lập kế hoạch và triển khai chương trình đào tạo hàng

năm. Vì là đơn vị trực thuộc nên tồn bộ những quy chế, kế hoạch, hình thức, tiêu

chuẩn về đào tạo đơn vị phải tuân thủ theo quy định của cấp trên trực tiếp. Hiện

nay, theo quy định, đơn vị chỉ được phép tổ chức các lớp đào tạo cho những nhân

viên do chính đơn vị tuyển dụng; triển khai tập huấn các nghiệp vụ mới, quy trình mới, cập nhật tin tức thời sự chính trị trong và ngồi nước cho tồn CBCNV.

Đối tượng được đào tạo:

Trong quy định về quy chế đào tạo, đối tượng đào tạo được xác định: −

− −

− Nằm trong quy hoạch sử dụng lao động của đơn vị (những người thuộc diện

sắp xếp, bố trí theo kế hoạch dài hạn về phát triển nhân lực của đơn vị). −

− −

− Theo yêu cầu của các chức danh lao động (bổ sung thêm kiến thức cho những người còn thiếu so với tiêu chuẩn).

− − −

− Theo yêu cầu chuyển đổi chức danh công việc (chuyển ngạch lương)

Trong thực tế, lãnh đạo Bưu điện phân bổ số người tham gia đào tạo về các bộ phận và trưởng các bộ phận đề xuất người tham gia. Những người tham gia này có thể nằm trong đối tượng được quy định mà cũng có thể là những người có thời gian trống trùng với thời gian diễn ra chương trình đào tạo. Đây là một điểm hạn chế làm cho kết quả đào tạo không đạt chất lượng như mong muốn đề ra.

Kinh phí đào tạo:

Theo quy định của Bưu điện Thành phố, đơn vị không trực tiếp tổ chức các

lớp đào tạo nên khơng cấp kinh phí đào tạo. Để có kinh phí cho các buổi đào tạo, huấn luyện kỹ năng cho người lao động, đơn vị trích từ chi phí hội nghị, tiếp tân, khánh tiết.

Hình thức đào tạo: đơn vị thực hiện theo hình thức kèm cặp, hướng dẫn tập

trung tại đơn vị hoặc tại nơi sản xuất.

Nhận xét:

Lãnh đạo đơn vị rất quan tâm và ln khuyến khích CBCNV khơng ngừng nâng cao kiến thức, trình độ chun mơn nghiệp vụ. Kết quả cuộc điều tra cho thấy, hơn 50% nhân viên đồng ý công tác đào tạo trong Bưu điện đạt hiệu quả tốt. Tuy nhiên, khi tìm hiểu, tác giả cho rằng công tác đào tạo tại đơn vị vẫn còn một số bất cập:

Thứ nhất: dù đơn vị đã có bước xây dựng kế hoạch đào tạo nhưng do đơn vị chưa

xác định chính xác nhu cầu đào tạo khi lập kế hoạch nên kế hoạch này vẫn mang tính thụ động, được sắp xếp một cách tự phát, chưa được đánh giá một cách khoa học dựa trên một số phân tích về tổ chức, về nhân viên. Từ đó, việc xác định đối

tượng cần đào tạo là chưa chính xác nhất là khi những đối tượng này do trưởng bộ phận đề xuất cử người tham gia. Thực tế đã có nhiều trường hợp xảy ra như chương trình tập huấn chấp nhận dịch vụ COD thuộc nhóm dịch vụ bưu chính, trưởng bưu cục cấp 1 lại cử giao dịch viên của dịch vụ hòa mạng phát triển thuê bao thuộc nhóm dịch vụ Đại lý Viễn thong tham gia tập huấn vì giao dịch viên này có “thời gian rỗi” khơng bận việc trong thời điểm chương trình diễn ra.

Thứ hai: đơn vị chưa có chính sách đào tạo cụ thể, việc đào tạo chưa gắn với

chiến lược phát triển mà chỉ phụ thuộc vào kế hoạch đào tạo của cấp trên quản lý

trực tiếp. Thêm vào đó, đơn vị cũng chưa thực hiện việc đánh giá kết quả chương

trình đào tạo. Khi được hỏi về vấn đề này, đơn vị chỉ đưa ra danh sách liệt kê các chương trình đào tạo, thời gian diễn ra, đối tượng và số lượng tham dự. Các thông

tin về từng đối tượng tham gia đào tạo như mức độ am hiểu công việc trước và sau

đào tạo; chất lượng công việc trước và sau khi đào tạo; mức độ hài lòng của đối

tượng tham gia đào tạo về nội dung đào tạo, người đứng lớp đào tạo, dung lượng đào tạo, địa điểm đào tạo, thời gian diễn ra đào tạo… chưa được đơn vị thống kê.

Do đó, lãnh đạo đơn vị sẽ khơng có một cái nhìn tổng quan về kết quả đào tạo và

chưa thể xác định được chương trình đào tạo đã đạt được mục đích ban đầu đề ra

Thứ ba: đơn vị chưa quan tâm đến việc đào tạo nâng cao trình độ học vấn của

CBCNV, đa phần đào tạo dựa trên các văn bằng nhân viên đã có, dựa trên chun mơn nghiệp vụ ngành nghề mà cử đi đào tạo các lớp ngắn hạn.

Nếu khắc phục được những bất cập này, công tác đào tạo sẽ đạt được hiệu quả

cao hơn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số giải pháp hoàn thiện công tác quản trị nguồn nhân lực tại bưu điện huyện hóc môn đến năm 2020 , luận văn thạc sĩ (Trang 49 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)