Ma trận SWOT

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty cổ phần kỹ nghệ thực phẩm việt nam (vifon) đến năm 2020 , luận văn thạc sĩ (Trang 38 - 39)

6. Kết cấu của luận văn

1.4 Một số mơ hình phân tích, đánh giá năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp

1.4.1 Ma trận SWOT

Ma trận SWOT là ma trận cho phép đánh giá điểm mạnh, điểm yếu của công ty và ước lượng những cơ hội, nguy cơ của môi trường kinh doanh bên ngồi, để từ đó có sự phối hợp giữa khảnăng của cơng ty với tình hình mơi trư ờng. Nếu doanh nghiệp có một ma trận SWOT phân tích kỹlưỡng và chính xác, cơng ty có thể nâng cao sức cạnh tranh qua việc phát huy hiệu quả năng lực bên trong của mình song song việc nắm bắt tốt các cơ hội cũng như xác định các thách thức trong thời gian tới. Trái lại, khi doanh nghiệp không thể có được sự chính xác trong đánh giá thị trường bằng mơ hình này, doanh nghiệp sẽ khơng có những phản ứng kịp thời trước những biến động từ bên ngồi và khơng phát huy hết các nguồn lực sản xuất bên trong, từđó dễ dẫn đến những sai lầm to lớn cho doanh nghiệp.

Hình 1.9: Mơ hình ma trn SWOT

SWOT Cơ hội (O) Nguy cơ (T)

Điểm mnh (S)

Phi hp S-O: Doanh nghiệp sử dụng các mặt mạnh của mình nhằm khai thác cơ hội bên ngoài Phi hp S-T: Doanh nghiệp sử dụng các mặt mạnh của mình nhằm đối phó, ngăn chặn những nguy cơ từ bên ngoài

Điểm yếu (W)

Phi hp W-O: Doanh nghiệp tranh thủcác cơ hội nhằm khắc phục các điểm yếu Phi hp W-T: Doanh nghiệp cố gắng giảm thiểu các mặt yếu của mình đểtránh được nguy cơ

Strengths (S): là thế mạnh của doanh nghiệp. Là tổng hợp tất cả các thuộc tính, các yếu tố bên trong làm tăng khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp so với các đối thủ cạnh tranh. Hay nói cách khác đó là tất cả các nguồn lực mà doanh nghiệp có thể huy động, sử dụng để thực hiện các hoạt động kinh doanh có hiệu quả hơn so với đối thủ cạnh tranh. Thế mạnh của doanh nghiệp thường thể hiện ở lợi thế của

doanh nghiệp trong hoạt động kinh doanh trên thị trường. Như lợi thế về quy cách, mẫu mã, chi phí, thương hiệu, tính chất quản lý, phẩm chất kinh doanh, uy tín doanh nghiệp trên thị trường.

Weaknesses (W): là những điểm yếu của doanh nghiệp, là tất cả những thuộc tính làm suy giảm tiềm lực của doanh nghiệp so với đối thủ cạnh tranh. Khả năng cạnh tranh của một doanh nghiệp là khả năng mà doanh nghiệp có thể duy trì vị trí của mình một cách lâu dài và dànhđược thế mạnh, sự thắng lợi trên thị trường cạnh tranh, đạt được các mục tiêu chiến lược đề ra.

Opportunities (O): là thời cơ của doanh nghiệp, là những thay đổi, những yếu tố mới xuất hiện trên thị trường tạo ra cơ hội thuận lợi cho doanh nghiệp hay nói cách khác nó là việc xuất hiện khả năng cung ứng hàng hóa, dịch vụ cho khách hàng nhằm tăng doanh thu, mở rộng quy mô và khẳng đinh ưu thế trên thị trường. Tuy nhiên thời cơ xuất hiện chưa hẳn đã đem lại lợi nhuận cho doanh nghiệp bởi có rất nhiều đối thủ cạnh tranh. Tuỳ thuộc vào sức cạnh tranh của doanh nghiệp mạnh hay yếu thì mới có thể khai thác những cơ hội thuận lợi trên thị trường.

Threats (T): là nguy cơ của doanh nghiệp, là những đe doạ nguy hiểm, bất ngờ xảy ra sẽ gây thiệt hại, tổn thất hoặc mang lại tác động xấu đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp như thiệt hại về hàng hóa, tài sản, thu hẹp thị trường và tổn hại đến uy tín thương hiệu.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty cổ phần kỹ nghệ thực phẩm việt nam (vifon) đến năm 2020 , luận văn thạc sĩ (Trang 38 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)