6. Kết cấu của luận văn
1.4 Một số mơ hình phân tích, đánh giá năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp
1.4.3 Mơ hình chuỗi giá trị của Michael Porter về năng lực cạnh tranh của
1.4.3 Mơ hình chuỗi giá trị của Michael Porter về năng lực cạnh tranh củadoanh nghiệp doanh nghiệp
Theo Michael Porter, Chuỗi giá trị của doanh nghiệp là một chuỗi hoạt động chuyển hóa các yếu tố đầu vào thành đầu ra. Khách hàng sẽ nhìn nhận và đánh giá giá trị các sản phẩm (đầu ra) của doanh nghiệp theo quan điểm của họ. Khách hàng sẽ sẵn sàng trả mức cao hơn cho sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp nếu như họ đánh giá cao và ngược lại, nếu họđánh giá thấp họ sẽ trả mức giá thấp. Do đó hoạt
GỬI CÂU HỎI CHO CÁC CHUYÊN GIA
XÁC ĐỊNH THANG ĐIỂM, TRỌNG SỐ
XÂY DỰNG CÁC YẾU TỐ ĐÁNH GIÁ
(Thông thường từ 10 đến 20 yếu tố)
LỰA CHỌN CHUYÊN GIA
THU THẬP, PHÂN TÍCH KẾT QUẢ
ĐÁNH GIÁ CỦA CHUYÊN GIA
(Tiến hành xử lý, tinh toán)
CÁC CHUYÊN GIA TRẢ LỜI CAU HỎI
động của doanh nghiệp là các hoạt động chuyển hóa làm gia tăng giá trị sản phẩm. Các hoạt động chuyển hóa làm gia tăng giá trị phân thành hai loại hoạt động và chín nhóm hoạt động như sau:
1.4.3.1 Các hoạt động chủ yếu
Bao gồm các hoạt động liên quan trực tiếp đến việc sản xuất và tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp. Chúng ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả và hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Đó là các hoạt động đầu vào, sản xuất, hoạt động đầu ra, marketing và dịch vụ hậu mãi.
- Hoạt động đầu vào: gắn liền với các yếu tốđầu vào như quản lý vật tư, tồn trữ, kiểm soát tồn kho, kiểm sốt chi phí đầu vào...
- Hoạt động sản xuất: bao gồm tất cả các hoạt động nhằm chuyển các yếu tố đầuvào thành sản phẩm cuối cùng như triển khai sản xuất, quản lý chất lượng, vận hành và bảo trì thiết bị...
- Hoạt động đầu ra: bao gồm các hoạt động nhằm đưa sản phẩm đến các khách hàng của công ty: bảo quản, quản lý hàng hóa, phân phối, xử lý các đơn hàng.
- Marketing: xoay quanh bốn vấn đề chủ yếu: sản phẩm, giá cả, chiêu thị và kênh phân phối. Đây là hoạt động có vai trị quan trọng, nếu thực hiện kém sẽ làm cho ba hoạt động trên kém theo.
- Dịch vụ hậu mãi: đây cũng là ho ạt động quan trọng, ngày càng được các nhà quản trị quan tâm. Nó bao gồm các hoạt động như lắp đặt, sửa chữa, huấn luyện khách hàng, giải quyết các thắc mắc và khiếu nại của khách hàng.
1.4.3.2 Các hoạt động hỗ trợ
Là những hoạt động tác động một cách gián tiếp đến sản phẩm, và nhờ nó mà các hoạt động chính được thực hiện một cách tốt hơn. Dạng chung nhất của hoạt động hỗ trợ bao gồm các hoạt động như quản trị nguồn nhân lực, phát triển công nghệ, kiểm sốt chi tiêu và cấu trúc hạ tầng của cơng ty.
- Nguồn nhân lực: Bao gồm nhà quản trị các cấp và nhân viên thừa hành ở tất cả các bộ phận.
Nhà quản trị các cấp là nguồn nhân lực quan trọng, có vai trị lãnh đạo doanh nghiệp. Mục đích của việc phân tích nhà quản trị các cấp là xác định khảnăng hiện tại và tiềm năng của từng nhà quản trị nhằm xem xét và đánh giá đạo đức nghề nghiệp, các kỹ năng chuyên môn, kỹ năng nhân sự, kỹ năng tư duy và những kết quảđạt được trong quá trình thực hiện các chức năng quản trị.
Đối với nhân viên thừa hành, việc phân tích do nhà quản trị thực hiện nhằm đánh giá tay nghề, trình độchun mơn, đạo đức nghề nghiệp và kết quảđạt được trong từng thời kỳ liên quan đến nghề nghiệp và các nhiệm vụ, mục tiêu cụ thể trong các kế hoạch tác nghiệp, từ đó hoạch định các kế hoạch đào tạo, đào tạo lại, huấn luyện...để nâng cao chất lượng.
- Phát triển công nghệ: Công nghệ gắn liền với tất cả các hoạt động tạo giá trị trong một doanh nghiệp. Nó gắn liền với việc đổi mới và đầu tư công nghệ- kỹ thuật, khai thác và sử dụng thiết bị mới, khảnăng cạnh tranh công nghệ.
- Kiểm soát mua sắm chi tiêu: Đây là hoạt động thu mua các yếu tốđầu vào được sử dụng trong dây chuyền giá trị của doanh nghiệp. Các hoạt động mua sắm được hoàn thiện sẽ dẫn tới yếu tố đầu vào có chất lượng tốt hơn với mức chi phí thấp.
- Cấu trúc hạ tầng: Đóng vai trị hỗ trợ cho tồn bộ các hoạt động trong dây chuyền giá trị kể cả các hoạt động chính cũng như các hoạt động hỗ trợ khác. Cấu trúc hạ tầng của doanh nghiệp bao gồm các hoạt động như: tài chính và kế tốn, những vấn đề pháp luật và chính quyền, hệ thống thông tin và quản lý chung.