Các kiến nghị

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty cổ phần kỹ nghệ thực phẩm việt nam (vifon) đến năm 2020 , luận văn thạc sĩ (Trang 106 - 108)

6. Kết cấu của luận văn

3.3 Các kiến nghị

3.3.1 Kiến ngh với Nhà nước

Nước ta đang xây dựng nền kinh tế thị trường, khuyến khích các doanh nghiệp hoạt động và tuân theo Luật doanh nghiệp. Trong giai đoạn hiện nay còn những điều bất cập, tác giảxin đề xuất một số kiến nghịnhư sau:

- Bên cạnh bột mì, gạo là nguồn nguyên liệu chính thứ hai để chế biến sản phẩm ăn liền. Vì vậy đề nghị các cơ quan Nhà nước cần có các chính sách và biện pháp hữu hiệu để ổn định giá gạo, tránh để xảy ra tình trạng giá cả tăng đột biến bất thường như tháng 05 năm 2008, gây thiệt hại cho doanh nghiệp.

- Có biện pháp xử lý nghiêm đ ối với nguyên liệu, hàng hóa nhập lậu, hàng giả gây thiệt hại cho nhà sản xuất chân chính và người tiêu dùng. Nhà nước cẩn cải thiện hơn nữa các thủ tục hành chính, có những biện pháp hợp lý thúc đẩy cán bộ Nhà nước làm việc dùng luật, nhiệt tình với tinh thần hỗ trợ các doanh nghiệp.

- Có những biện pháp hữu hiệu để chống hàng giả, hàng nhái bằng cách xây dựng chính sách hữu hiệu về bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa đã đăng ký, rút ngắn thời gian và thủ tục đăng ký nhãn hiệu hàng hóa.

- Có chếđộ đãi ngộ, khuyến khích đối với các doanh nghiệp tuân thủ tốt quy định của Nhà nước như môi trường, an toàn, luật lao động và chế tài đối với các doanh nghiệp vi phạm để tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh.

- Cải cách hệ thống giao thông. hệ thống giao thông đường bộ chưa phát triển gây nhiều cản trở cho việc phân phối hàng hóa của doanh nghiệp hiện nay. Giá xăng dầu ngày càng tăng, và nhiều chi phí phát sinh trên đường vận chuyển đều hạch tốn vào giá thành và người tiêu dùng gánh chịu.

- Cải thiện các thủ tục hải quan và thuếđể tạo tiện lợi cho các doanh nghiệp khi liên hệ. Chính phủ cần áp dụng chính sách một giá trong các nguồn năng lượng như điện, nước, than để công bằng cạnh tranh giữa các doanh nghiệp kinh doanh trên thịtrường Việt Nam.

khích các doanh nghiệp nước ngồi và trong nước cùng có cơ hội giao thương đem lại lợi ích cho người tiêu dùng.

Nhà nước cần xem xét và giải quyết những kiến nghị nêu trên góp phần cho ngành thực phẩm nói riêng và nền kinh tế Việt Nam nói chung phát triển.

3.3.2 Kiến nghị với ngành thực phẩm

Nhằm giúp cho các doanh nghiệp thành viên cùng phát triển, xây dựng môi trường kinh doanh lành mạnh, tác giảxin đề xuất một số kiến nghịnhư sau:

- Xây dựng và thống nhất các quy định kiểm tra tiêu chuẩn nguyên vật liệu, sản phẩm thực phẩm chế biến trong nước và nhập khẩu để làm cơ sở cho cơ quan quản lý Nhà nước thanh tra giám sát về chất lượng sản phẩm, an toàn cho người sử dụng. Xây dựng những Trung tâm đo lường chất lượng với thiết bị hiện đại, nguồn lực đủ mạnh, tiêu chuẩn kiểm tra để thực hiện đúng những quy định ban hành.

- Cần có chính sách hỗ trợ vốn, mặt bằng để những doanh nghiệp mở rộng quy mô sản xuất, xử lý nước thải môi trường, di dời nhà máy…

- Phối hợp với Tổng công ty than, nước, điện lực nhằm ổn định nguồn năng lượng cho doanh nghiệp sản xuất, ưu đãi về giá cho các doanh nghiệp thực hiện đúng yêu cầu của ngành và Nhà nước.

Tóm lại, ngành thực phẩm Việt Nam trong giai đoạn phát triển, nhiều doanh nghiệp trong nước và nước ngoài đang hoạt động cùng với sản phẩm ngoại nhập phục vụ tốt nhu cầu người tiêu dùng. Tuy nhiên, những mặt hạn chế vẩn đang tồn tại, những kiến nghị nêu trên sẽ giúp cho ngành thực phẩm phát huy điểm mạnh và khắc phục những điểm yếu để tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp cùng phát triển, phục vụ nhu cầu người tiêu dùng.

3.3.3 Kiến nghị với công ty

Nhằm thực hiện các giải pháp này hiệu quả, về phía Cơng ty, tác giả xin đề xuất một số kiến nghị như sau:

lược phát triển trên cơ sở thị trường và nguồn lực của doanh nghiệp, điều này sẽ giúp cho cơng ty có định hướng phát triển rõ ràng, giúp cho lãnh đạo cơng ty có những quyết định mang tính khả thi cao.

- Ln ln tìm thế mạnh của công ty trong việc cạnh tranh với các nhãn hiệu mạnh khác trên thương trường. Cụ thể ở đây là nên tập trung đầu tư chiến lược cho dòng sản phẩm gốc gạo.

- Xây dựng chính sách phân phối thu nhập, phúc lợi, chế độ khen thưởng, động viên, kỷ luật… phù hợp và rõ ràng có đ ối chiếu với mặt bằng chung của thị trường.

- Tạo môi trường làm việc năng động, hài hịa và bình đ ẳng, tránh yếu tố gia đình trong quản lý và điều hành.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty cổ phần kỹ nghệ thực phẩm việt nam (vifon) đến năm 2020 , luận văn thạc sĩ (Trang 106 - 108)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)