6. Kết cấu của luận văn
2.7 Đánh giá chung về năng lực cạnh tranh của Vifon
2.7.1 Ưu điểm
Từ phân tích các dữ liệu thứ cấp và sơ cấp, có thể thấy Vifon có khả năng cạnh tranh tương đối tốt qua cảm nhận và đánh giá của các khách hàng và trên cơ sở đối chiếu với dữ liệu có được từ công ty. Từ những kết quả nêu trên, đề tài xin nêu lên những ưu điểm như sau:
Giá bán các sản phẩm tương đối rẻ và thích hợp với những người có thu nhập thấp
Vifon dần chiếm được sự tín nhiệm của khách hàng bằng việc đưa ra cam kết đảm bảo về chất lượng đạt tiêu chuẩn An Toàn Thực Phẩm, cùng với việc nhận được rất nhiều giải thưởng trong nước cũng như nước ngoài.
2.7.2 Hạn chế
Bên cạnh những thành tựu đạt được và năng lực cạnh tranh vốn có, cịn có những hạn chế nhất định mà tác giả cho là có ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của Vifon. Những hạn chế này sẽ là tiền đề cho các giải pháp cũng như các đ ề
xuất sẽđược trình bày trong chương ba, các hạn chếđó bao gồm:
2.7.2.1 Hạn chế về cơng tác Marketing
Những hạn chế vẫn cịn tồn tại như: nhận thức của ban lãnh đ ạo đối với xây dựng thương hiệu thấp; định hướng hoạt động sản xuất kinh doanh thiếu chiều sâu; nhân lực thương hiệu còn yếu; cơ cấu tổ chức nặng về bán hàng, xem nhẹ marketing.
Do quản lý thương hi ệu còn hạn chế nên công ty không thấy rõ tầm quan trọng nhận diện thương hiệu.
Lơ là trong việc xây dựng hệ thống dịch vụ hậu mãi, khâu Chăm sóc khách hàng là một khâu rất quan trọng trong chuỗi hoạt động của doanh nghiệp.
2.7.2.2 Hạn chế vềđầu tư và cơng nghệ
Mặc dù trình độ cơng nghệ cao, tiên tiến trên thế giới, nhưng các thiết bị ứng dụng chưa đồng bộ; bộ phận nghiên cứu và phát triển công nghệchưa đủ mạnh, chỉ dừng lại ở khảnăng tiếp nhận và áp dụng rập khuôn.
2.7.2.3 Hạn chế về nguồn nhân lực
Thứ nhất là, sức ỳ lớn, không nhanh nhạy trong việc nắm bắt và vận dụng các chính sách kinh doanh có lợi cho doanh nghiệp, thiếu những chuyên gia đầu ngành mặc, chưa nhạy bén trong cạnh tranh, sự phối hợp chưa cao.
Thứ hai là, đội ngũ quản lý chưa theo kịp với sự phát triển, chưa biết tổ chức đào tạo, phân công nhiệm vụ, kiểm tra đánh giá nhân viên. Đội ngũ quản lý cấp cao không theo sát với thực tế trong việc kinh doanh của cấp cơ sở mà chỉ dựa vào các báo cáo hàng ngày, hàng tháng. Chính từ đó xuất hiện một số biểu hiện của bệnh quan liêu, chạy theo thành tích, điều này đã dẫn đến nhiều sai sót trong hoạt động hàng ngày, chưa đánh giá đúng về khả năng cũng như trình độ thực của đội ngũ nhân viên.
Vì vậy, Vifon cần phải có một chiến lược lâu dài và hiệu quả trong việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực thông qua công tác đào tạo trên mọi lĩnh vực.