Kinh nghiệm phòng ngừa rủi ro biến động giá bằng hợp đồng giao sau trên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao hiệu quả phòng ngừa rủi ro biến động giá cà phê ở việt nam bằng hợp đồng giao sau , luận văn thạc sĩ (Trang 32 - 37)

6. Kết cấu đề tài

1.3 Kinh nghiệm phòng ngừa rủi ro biến động giá bằng hợp đồng giao sau trên

giao sau trên thế giới và bài học cho Việt Nam:

1.3.1 Kinh nghiệm phòng ngừa rủi ro bằng hợp đồng giao sau trên thế giới và thành tựu đạt được:

Ngày nay hợp đồng giao sau là một kênh quản trị rủi ro và đầu cơ rất được ưa chuộng t r ê n thế giới. Hợp đồng giao sau được phát triển cho rất nhiều sản phẩm khác nhau. Giao sau nông sản trong đó có cà phê là một trong những sản phẩm lâu đời nhất và hiện nay vẫn đóng vai trị to lớn trong quy mô hợp đồng của nhiều sàn giao dịch lớn trên thế giới. Có rất nhiều sàn như LIFFE(Sàn giao dịch giao sau London), NYBOT(Sàn giao dịch New York), CBOT(Sàn giao dịch Chicago), BM&F của Brazil, TGE của Nhật, SICOM của Singapore… được tác giả minh họa trong phụ lục 3.

Brazil: Giống như nhiều quốc gia khác, nơng dân Brazil mất đi các khoản

tín dụng khi chính phủ Brazil ngưng tài trợ cho khu vực nông nghiệp từ những năm 80. Khi đó các Ngân Hàng tìm mọi cách để bù đắp lỗ thủng khi chính phủ ngưng chương trình tài trợ. Tuy nhiên cơng việc này khơng phải dễ dàng mà có thể thực hiện được vì khả năng hồn trả của các nông dân không phải lúc nào cũng tốt cả. Chính vì vậy trong năm 1994 chính phủ Brazil, thơng qua State – Owned Banco do Brazil(đây là một ngân hàng nông nghiệp lớn nhất trên thế giới) đi đến quyết định khắc phục những ảnh hưởng do chương trình tín dụng của chính phủ gây ra bằng cách giới thiệu các cơ chế mua bán mới trên thị trường Cedula De Product Rural(CPR).

Việc Brazil đã có thị trường quyền chọn và hợp đồng giao sau cho hàng hóa nơng sản của họ mà cụ thể là sàn giao dịch The Bolsa De Mercadorias & Futuros(BM&F) đã giúp CPR thực hiện tốt chức năng trả tiền trước cho các hợp đồng giao sau, mục đích chính là giới thiệu những cơng cụ tài chính cho các nơng dân và hợp tác xã có thể bán sản phẩm giao sau cho Banco do Brazil thông qua CPR và nhận những khoản tiền mặt tương đương. CPR có thể chuyển và

giao dịch các hàng hóa trên ở thị trường thứ cấp tại các sở giao dịch hàng hóa ở các nước khác trên thế giới.

Bảng 1.3: Số lượng hợp đồng giao sau nông sản giao dịch trên sàn

BM&F

Năm 2009 2010 2011

Số lượng hợp

đồng giao sau 373,386,152 610,283,470 659,477,002

Nguồn: Tạp chí Futures Industry

Trong cuộc điều tra về những nông dân trồng cà phê trong năm 2010 tại Brazil, thì có thể đến 48% nông dân tiếp cận đến với CPR đạt được các mục tiêu về bảo đảm rủi ro mùa vụ, 28% đạt được mục tiêu chính của họ là bảo đảm giá, 22% CPR sử dụng đã đạt được 2 mục tiêu. CPR chịu trách nhiệm chính trong việc ký các hợp đồng xuất khẩu cà phê thông qua các hợp đồng giao sau đối ứng tại các sàn giao dịch như LIFFE ở London hay NYBOT của New York. Do tập hợp được một khối lượng lớn cà phê lớn nên hiện nay CPR đã có những ảnh hưởng nhất định trong việc điều phối thị trường cà phê thế giới.

Nhờ những cải cách năng động đầy quyết đoán của chính phủ Brazil mà ngành cà phê của Brazil đã có những bước phát triển nhất định, loại trừ được phần lớn các tác động của rủi ro giá cả nhằm ổn định đời sống của các nông dân trồng cà phê tại đất nước có sản lượng cà phê lớn nhất thế giới này.

Ấn Độ là một hiện tượng trong tăng trưởng giao dịch hợp đồng giao sau hàng

hố. Từ năm 2003, khi chính phủ dỡ bỏ những hạn chế trong việc giao dịch các hợp đồng giao sau, chấp thuận cho sự hoạt động đa thị trường, do đó mơi trường giao dịch trở nên cạnh tranh hơn, phù hợp với sự phát triển sản phẩm và chiến lược kinh doanh. Ngồi ra, chính phủ cũng rất nỗ lực trong việc đào tạo và quảng cáo cho sàn giao dịch giao sau trước khi đi vào hoạt động. Hai sàn giao dịch lớn của Ấn Độ là – Sàn giao dịch đa hàng hoá(the Multi Commodity Exchange-MCX) và Sàn giao dịch

phái sinh và hàng hoá quốc gia(the National Commodities and Derivatives Exchange –NCDEX).

Bảng 1.4: Số lượng hợp đồng giao sau nông sản giao dịch trên sàn MCX

Năm 2009 2010 2011

Số lượng hợp đồng giao sau

385,447,281 884,606,842 870,129,060

Nguồn: Tạp chí Futures Industry

Trung Quốc đã cho thấy kinh nghiệm nổi trội trong sự sáng tạo thị trường hàng hoá phái sinh và các sàn giao dịch hàng hoá giao sau trong những năm 1990. Sau khi nhận thấy sự đầu cơ quá mức ở rất nhiều sàn giao dịch, chính phủ đã can thiệp với 2 biện pháp cải cách có tính cấu trúc gọi là” sửa chữa” và đóng cửa rất nhiều sàn. Ngày nay, chỉ còn tồn tại 3 sàn giao dịch lớn là: Sàn giao dịch Đại Liên (The Dalian Commodity Exchange – DCE), Sàn giao dịch các hợp đồng giao sau Thượng Hải (The Shanghai Futures Exchange – SHFE), và sàn giao dịch hàng hoá Shengzhou (the Shengzhou Commodity Exchange –ZCE). Trong 3 sàn này, sàn giao dịch hàng hoá Thượng Hải là sàn giao dịch nông sản lớn nhất.

Bảng 1.5: Số lượng hợp đồng giao sau nông sản giao dịch trên sàn SHFE

Năm 2009 2010 2011

Số lượng hợp

đồng giao sau 434,864,068 621,898,215 308,239,140

Nguồn: Tạp chí Futures Industry

Bảng 1.6: Số lượng hợp đồng giao sau nông sản giao dịch trên sàn DCE

Năm 2009 2010 2011

Số lượng hợp

đồng giao sau 416,782,261 403,167,751 289,047,020

Bảng 1.7: Số lượng hợp đồng giao sau nông sản giao dịch trên sàn ZCE

Năm 2009 2010 2011

Số lượng hợp

đồng giao sau 227,112,521 495,904,984 406,390,664

Nguồn: Tạp chí Futures Industry

Thái Lan là một quốc gia xuất khẩu gạo và cao su lớn lên thế giới, do vậy họ

đã bắt đầu đưa ra sàn giao dịch hợp đồng giao sau cho nông sản(the Agricultural Futures Exchange of ThaiLand) cho 2 loại hàng hoá trong năm 2004. Cao su là hợp

đồng được giao dịch thành công nhất trên sàn của Thái Lan. Mặt hàng gạo mặc dù

cũng là một sản phẩm thế mạnh của đất nước, nhưng hợp đồng gạo không thực sự thành cơng, do có nhiều những thiếu sót trong q trình đưa ra hợp đồng và sự biến động nhanh mạnh khi đi vào giao dịch. Sau đó, chính phủ có sự sửa đổi đối với hợp

đồng này và nhận được sự thành công đáng kể. Tuy nhiên, sau đó nó cũng khơng

được giao dịch nhiều vì các chiến lược hỗ trợ giá sản xuất được đưa ra và sửa đổi

bởi chính phủ khơng hiệu quả.

Nhật Bản là một quốc gia có nền nông nghiệp không thực sự phát triển mạnh

song lại là một trong những quốc gia có sàn giao dịch lâu đời trên thế giới. Sàn giao dịch ngũ cốc TOKYO(The Tokyo Grain Exchange), là sàn giao dịch hàng hóa giao sau lâu đời nhất trên thế giới, ngày nay chính phủ Nhật đã hợp nhất sàn giao dịch này với sàn giao dịch Yokohama.

Bảng 1.8: Số lượng hợp đồng giao sau ngũ cốc giao dịch trên sàn Tokyo

Năm 2009 2010 2011

Số lượng hợp đồng giao sau

4,829,183 2,866,588 3,552,168

Thành tựu của thị trường giao sau trên thế giới:

Giao dịch hợp đồng giao sau xảy ra trên hơn 75 sàn giao dịch giao sau khắp thế giới. Do tính chất của giao dịch toàn cầu, đặc biệt là khi được tự động hóa hồn tồn, nên đây chính là điều kiện liên kết các sàn giao dịch lại với nhau. Ví dụ Sàn Giao Dịch Chicago (CME) và Sàn Giao Dịch Tiền Tệ Quốc Tế Singapore (SIMEX) được liên kết chặt chẽ đến độ mà giao dịch mở một vị thế Eurodolars trên một sàn giao dịch này và có thể đóng vị thế lại trên một sàn giao dịch khác. Chính do sự liên kết giữa các sàn giao dịch ở khắp nơi trên thế giới đã ngày càng làm tăng thêm tính phổ biến của thị trường này.(11)

Theo số liệu trên tạp chí Futures Industry phát hành tháng 5/tháng 6 năm 2011, có khoảng 1.7 tỷ hợp đồng giao sau được giao dịch tại CME trong năm 2011. CBOT có khối lượng giao dịch gần 540 triệu hợp đồng. Sàn giao dịch giao sau bận rộn nhất trên thế giới là EUREX, là sàn giao dịch liên kết giữa Đức và Thụy Sĩ đã giao dịch trên 1.4 tỷ hợp đồng. Sàn giao dịch giao sau Singapore giao dịch trên 35 triệu hợp đồng.

1.3.2 Bài học cho Việt Nam:

Phát triển thị trường phi tập trung cho giao dịch giao sau trước khi thành lập Sở giao dịch giao sau. CBOT cũng như CME của Mỹ đầu tiên được thành lập chủ yếu để thực hiện giao dịch giao sau. Sự ra đời của CBOT và CME nhằm mục đích đảm bảo việc thực thi hợp đồng giữa các thương nhân. Đây chính là thị trường phi tập trung theo cách gọi hiện nay. ZCE của Trung Quốc khởi đầu là chợ đầu mối ngũ cốc Quảng Châu, được thành lập để giao dịch giao sau các mặt hàng ngũ cốc, sau đó phát triển thành Sở giao dịch giao sau. Mơ hình này thành cơng nhờ vào:

- Đây là thị trường hàng hóa thật, tiêu chuẩn sản phẩm và hợp đồng được chuẩn hóa. Người bán muốn bán được hàng hóa thật của mình và người mua muốn mua hàng hóa thật. Đây cũng chính là thị trường sơ cấp mà có thị trường sơ cấp thì mới có thị trường thứ cấp.

(11)

- Thị trường phi tập trung lúc đầu chính là nơi cho thương nhân tập dợt phương thức phòng chống rủi ro, tổ chức quản lý thị trường học hỏi kinh nghiệm điều hành thị trường và cơ quan nhà nước học hỏi kinh nghiệm trong việc hoạch định chính sách, giám sát thị trường. Điếu này giúp cho thị trường phát triển nhanh hơn. Chỉ cần 3 năm thử nghiệm về giao dịch giao sau bắt đầu từ năm 1990 đến năm 1993, Trung Quốc đã hình thành Sở giao dịch giao sau và hiện nay rất thành công.

Kinh nghiệm của các quốc gia cho thấy, để phòng ngừa rủi ro biến động giá hiệu quả bằng hợp đồng giao sau thì các quốc gia đều xây dựng cho mình một trung tâm giao dịch giao sau cho loại hàng hố đó(sàn giao dịch) và đưa ra hợp đồng giao sau với điều kiện phù hợp về số lượng, chất lượng và điều kiện giao hàng…Đối với mặt hàng cà phê, người kinh doanh cà phê tại Việt Nam thường tham gia hợp đồng giao sau trên 2 thị trường lớn là LIFFE (Sàn giao dịch London), NYBOT (Sàn giao dịch New York) , giao dịch thông qua các ngân hàng được nhà nước chỉ định. Hiện tại, Việt Nam đã xây dựng trung tâm giao dịch giao sau cà phê cho riêng mình tại Bn Ma Thuột. Do đó, trong thời gian tới để thị trường giao dịch giao sau cà phê có thể phát triển thì cần qn triệt những quan điểm sau:

- Sự phát triển của sàn giao dịch giao sau sẽ là trung tâm quản lý rủi ro cho tăng trưởng và ổn định thu nhập cho các nhà sản xuất, kinh doanh cà phê. Công nghệ là động lực chủ yếu thúc đẩy sự phát triển của sàn giao dịch. Trong bối cảnh ngày nay, địi hỏi giao dịch phải nhanh chóng, kịp thời, độ tin cậy cao nên hầu hết các Sở giao dịch hàng hóa trên thế giới đều chuyển sang giao dịch bằng hệ thống giao dịch điện tử tự động như hệ thống nhập lệnh và khớp lệnh tự động bằng máy tính và nhiều hệ thống giao dịch được nối mạng toàn cầu…

- Sàn giao dịch cần phải thận trọng trong việc quản lý hoạt động để duy trì được lịng tin của người tham gia.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao hiệu quả phòng ngừa rủi ro biến động giá cà phê ở việt nam bằng hợp đồng giao sau , luận văn thạc sĩ (Trang 32 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)