Tăng cường kiểm soát giao dịch hợp đồng giao sau thông qua các ngân hàng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao hiệu quả phòng ngừa rủi ro biến động giá cà phê ở việt nam bằng hợp đồng giao sau , luận văn thạc sĩ (Trang 95 - 99)

6. Kết cấu đề tài

3.2.2.5 Tăng cường kiểm soát giao dịch hợp đồng giao sau thông qua các ngân hàng

các ngân hàng:

Ngân hàng nhà nước chỉ cho phép Techcombank, ATB, BIDV thực hiện nghiệp vụ phòng ngừa rủi ro cho các doanh nghiệp trên thị trường LIFFE hoặc NYBOT trên cơ sở hàng thật. Đây là hình thức bảo vệ hàng thật nhằm chống lại rủi ro do biến động giá. Kết quả giao dịch hợp đồng giao sau là việc bù trừ giữa lãi lỗ ở hàng thật và lãi lỗ trên thị trường giao sau. Hệ thống hạ tầng thông tin của các Techcombank, BIDV, ATB đảm bảo kết nối trực tuyến, liên tục với các nhà môi giới trên sàn để đảm bảo đặt lệnh, nộp tiền ký quỹ diễn ra thông suốt. Techcombank, ATB và BIDV phải kiểm tra chứng từ cẩn thận để đảm bảo giao dịch trên hàng hóa thật.

Kết luận chương 3: Nghiên cứu ứng dụng hợp đồng giao sau để phòng

ngừa rủi ro trong biến động giá cà phê là vấn đề thiết thực và cũng đòi hỏi sự đầu tư hợp tác đồng bộ của nhiều ban ngành. Phát triển thị trường giao sau hợp lý sẽ cho phép hoạt động kinh doanh được duy trì ổn định, tiếp cận chuẩn thế giới và mở ra nhiều khả năng kinh doanh mới. Trong đó nổi bật nhất là gia tăng xuất khẩu cà phê, góp phần đảm bảo duy trì lợi nhuận ổn định cho cơng ty và góp phần xây dựng thương hiệu cà phê Việt Nam trên thị trường thế giới.

Kết Luận Chung

Dẫu biết rằng lĩnh vực sản xuất và kinh doanh nơng sản nói chung và lĩnh vực sản xuất và kinh doanh cà phê nói riêng là một môi trường đầy rủi ro mà khả năng của các nhà sản xuất và các nhà kinh doanh khó có thể nhận dạng, phân tích và đo lường hết được.

Giá cả cà phê luôn biến động thất thường làm cho các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực này chịu rủi ro rất cao. Đề tài đã đưa ra những lý do và ưu thế từ việc sử dụng hợp đồng giao sau trong phòng ngừa rủi ro biến động giá. Tuy nhiên, để giữ vững được vị thế nhất nhì thế giới về xuất khẩu cà phê thì chúng ta phải phát triển và ứng dụng rộng rãi hơn nữa công cụ hợp đồng giao sau nhằm tránh được rủi ro biến động giá và thiết lập một chương trình phịng ngừa rủi ro hiệu quả.

Mặc dù chúng ta đã có định hướng cụ thể để phát triển thị trường giao sau cà phê nhưng vẫn còn nhiều điều bất cập cần xem xét để từng bước hoàn thiện hơn. Đây là một thách thức rất lớn khi chúng ta phải đối mặt với cạnh tranh từ các quốc gia đã có bề dày kinh nghiệm quản trị rủi ro.

Từ những bất cập thực tế đó, đề tài đã trình bày một số giải pháp giải quyết trực tiếp những khó khăn vướng mắc nhằm đẩy nhanh quá trình ứng dụng hợp đồng giao sau cho mặt hàng cà phê. Tuy còn nhiều hạn chế và thiếu sót, nhiều phần chưa đi sâu vào giải quyết cụ thể chi tiết, nhưng tác giả mong rằng với lợi ích của hợp đồng giao sau trong phòng ngừa rủi ro biến động giá, các doanh nghiệp cà phê Việt Nam ngày càng sử dụng rộng rãi trong hoạt động kinh doanh của mình, và từ đó thúc đẩy thị trường giao sau cà phê phát triển.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Hà Thị Thanh Bình (2007), Mua bán hàng hóa qua Sở Giao dịch hàng hóa, Đề tài nghiên cứu trường đại học KinhTế Quốc Dân.

2. Chính phủ (2006), Nghị định số 158/2006/NĐ-CP ngày 28/12/2006 về Quy định chi tiết Luật Thương mại về hoạt động mua bán hàng hố qua Sở Giao dịch

hàng hóa.

3. Bùi Lê Hà, Nguyễn Văn Sơn, Ngô Thị Ngọc Huyền, Nguyễn Thị Hồng Thu

(2000), Giới thiệu về thị trường futures và option, Nhà Xuất Bản Thống Kê.

4. Nguyễn Văn Nam (2005), Sàn giao dịch nông sản với việc giảm rủi ro về giá cả, Nhà xuất bản Thống kê, Hà Nội.

5. Lê Hoàng Nhi (2004), Định hướng xây dựng khung pháp lý cho hợp đồng giao

sau trong thị trường giao sau tại Việt Nam, Đề tài nghiên cứu, Trường Đại học Luật Tp.HCM.

6. Nguyễn Lương Thanh (2009), Thị trường hàng hóa nơng sản giao sau và vai trị

của nó đối với việc tiên thụ nông sản ở nước ta, Viện nghiên cứu Thương Mại, Bộ

Công Thương.

7. Đào Minh Thoại và các cộng sự (2008), Quản trị rủi ro giá cả hàng hóa cho các

doanh nghiệp xuất khẩu nơng sản bằng công cụ phái sinh.

8. Nguyễn Thị Ngọc Trang và các cộng sự (2007), Quản trị rủi ro tài chính, Nhà xuất bản Thống kê.

9. Nguyễn Bảo Trung (2008), Phát triển hoạt động giao dịch nông sản ở Việt Nam. 10. Tạp chí Futures Industry, phát hành tháng 5 và tháng 6 năm 2011.

Các website:

TIẾNG VIỆT

11. www.bcec.vn (Trung tâm giao dịch cà phê Buôn Ma Thuột) 12. www.giacaphe.com (Trang thông tin về giá Cà phê).

13. www.techcombank.com.vn (Ngân hàng Thương Mại cổ phần Kỹ Thương Việt Nam)

14. www.vicofa.org.vn (Hiệp hội Cà phê ca cao Việt Nam). TIẾNG ANH

15. www.ico.org (Tổ chức Cà phê Thế Giới). 16. www.liffe.com ( Sàn giao dịch cà phê London). 17. www.nybot.com ( Sàn giao dịch cà phê New York). 18. www.usda.gov (Bộ Nông nghiệp Mỹ)

Phụ lục

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao hiệu quả phòng ngừa rủi ro biến động giá cà phê ở việt nam bằng hợp đồng giao sau , luận văn thạc sĩ (Trang 95 - 99)