Tình hình xuất khẩu cà phê

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao hiệu quả phòng ngừa rủi ro biến động giá cà phê ở việt nam bằng hợp đồng giao sau , luận văn thạc sĩ (Trang 47)

6. Kết cấu đề tài

2.2 Tổng quan về tình hình xuất khẩu cà phê Việt Nam

2.2.1 Tình hình xuất khẩu cà phê

Theo Hiệp hội cà phê, ca cao Việt Nam (VICOFA) “Vạn người bán, trăm người mua” là thực tế tình trạng sản xuất, kinh doanh và xuất khẩu cà phê của Việt Nam hiện nay. Cà phê của Việt Nam xuất khẩu tới 80 nước và vùng lãnh thổ, trong đó có 10 nước là bạn hàng lớn. Hầu hết sản lượng cà phê Việt Nam chưa trực tiếp xuất khẩu đến các nhà rang xay cà phê thế giới. Trong khi đó, ở trong nước có đến hơn 150 doanh nghiệp xuất khẩu cùng hơn 3.000 đại lý thu mua cà phê. Đây thực sự là một nghịch lý đáng quan tâm.

Ngành hàng cà phê hiện chưa thiết lập được hệ thống chế biến, tiêu thụ, xuất khẩu mang tính chuyên nghiệp, dẫn đến nghịch lý: Việt Nam là nước có sản lượng cà phê Robusta lớn nhất thế giới nhưng xuất khẩu hoàn toàn bị động.

Hầu hết các doanh nghiệp đều áp dụng tiêu chuẩn cũ (phân loại theo độ ẩm, đen vỡ) trong thu mua, chế biến cà phê, thậm chí mua sô, bán sô không theo một tiêu chuẩn nào. Mối liên hệ giữa các doanh nghiệp chế biến, xuất khẩu cà phê, giữa doanh nghiệp với nơng dân cịn lỏng lẻo, thiếu sự chia sẻ thông tin, không thống nhất về phương thức tiêu thụ và giá cả, dẫn đến tình trạng tranh mua tranh bán ngay trên sân nhà, làm xấu đi hình ảnh cà phê Việt Nam trên thị trường thế giới. Trong khi đó, có tới 95% sản lượng cà phê Việt Nam sản xuất ra là để xuất khẩu, còn tiêu

dùng nội địa chỉ chiếm 5%. Giá cà phê tại thị trường London và New York lên xuống thất thường làm cho các doanh nghiệp bán trừ lùi(*) giao hàng xa chưa chốt giá, lâm vào tình trạng thua lỗ nặng.

Mỗi năm Brazil sản xuất được 2,5 triệu tấn cà phê, trong đó 50% được dùng để chế biến cà phê hòa tan. Một phần sản lượng cà phê hòa tan được xuất khẩu, còn phần lớn được tiêu dùng trong nước. Với hơn 100 triệu dân, bình quân mỗi người tiêu dùng 4,5kg cà phê thì lượng tiêu thụ trong nước của Brazil đã khoảng 450.000 tấn/năm, nên Brazil không bị ảnh hưởng bởi giá quốc tế.(17)

Cịn ở Việt Nam, theo VICOFA tính đến thời điểm hiện nay, mới chế biến được khoảng 10.000 tấn (5% tổng sản lượng), chẳng thấm tháp so với 1 triệu tấn cà phê mà người dân sản xuất ra mỗi năm. Thêm vào đó, tiêu dùng nội địa cũng rất thấp, chưa được 0,5kg/người/năm. Vì thế, ngành cà phê Việt Nam phụ thuộc hồn toàn vào thị trường xuất khẩu.

Thống kê của Bộ Nông Nghiệp Mỹ(USDA), phần lớn doanh thu 80 tỷ USD của ngành cà phê thế giới đều rơi vào tay các nhà chế biến, rang xay trên thế giới. Trong khi các nước sản xuất cà phê(trong đó có Việt Nam) lại chỉ được hưởng một phần rất nhỏ, chừng 11- 13 tỷ USD , nên lợi nhuận thu được chẳng đáng là bao.

Xuất khẩu cà phê đã tồn tại nhiều vấn đề, việc phát triển cà phê cũng cịn khơng ít bất cập chưa được giải quyết. Theo định hướng phát triển cà phê được Bộ Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn đưa ra từ năm 2006, diện tích cà phê ổn định ở 450.000- 500.000ha. Tuy nhiên, trước tình hình giá tăng của mấy năm trước, cà phê phát triển nóng, diện tích vượt quy hoạch hàng chục nghìn ha. Diện tích lớn nhưng hiện cà phê Robusta vẫn chiếm tới 93%, diện tích cà phê Arabica- loại cà phê có chất lượng và giá trị kinh tế cao- lại rất ít, chỉ có một phần ở các tỉnh phía Bắc và Lâm Đồng.

Bên cạnh đó, diện tích cà phê già cỗi tăng nhanh song việc tái canh cây cà phê đang gặp khó khăn cũng đang là một vấn đề nan giải của ngành cà phê. Hiện

diện tích cà phê trên 15 năm tuổi chiếm gần 50%, trong đó có khoảng 20% diện tích cà phê trên 25 năm tuổi, trong khi vòng đời cây cà phê chỉ 20 năm.

Phải nói rằng niên vụ cà phê 2008-2009 được xem là “được mùa mất giá” khi sản lượng tăng cao, cà phê của Lào nhập vào Việt Nam rồi sau đó tái xuất nhưng giá cả lại giảm, thậm chí biến động bất thường nằm ngồi dự đốn của các doanh nghiệp. Có thể các nhà xuất khẩu cà phê vịn vào lý do giá cà phê giảm là do khủng hoảng tài chính-kinh tế tồn cầu như bao mặt hàng nông sản khác, nhưng sở dĩ ngành cà phê trong nước bị thiệt hại nặng cịn chính do yếu kém nội tại bộc lộ khi thị trường có biến động. Vào đầu vụ, doanh nghiệp ồ ạt mua của nông dân rồi xuất khẩu nhiều nên không giữ được giá, và các nhà nhập khẩu cũng thừa khôn ngoan để biết doanh nghiệp Việt Nam có thói quen cố hữu này để ép giá.

Chúng ta cũng không thể đổ lỗi cho doanh nghiệp cà phê vốn yếu về tiềm lực tài chính, kho bãi để găm giữ cà phê và xuất khẩu rải đều, mà cịn từ phía nơng dân. Nơng dân khi thu hoạch cà phê đầu vụ thường muốn bán nhanh để thu tiền ngay, trang trải chi phí đầu tư và sinh hoạt cho gia đình. Do vậy, vấn đề lớn mà Vicofa đưa ra là cần có chính sách hỗ trợ vốn cho doanh nghiệp nhận ký gửi cà phê của nông dân lúc đầu vụ thu hoạch khoảng 200.000 tấn để sau đó có quyền lựa chọn thời điểm có giá tốt để bán ra - một hình thức như các doanh nghiệp hội viên của Hiệp hội Lương thực Việt Nam vay vốn ngân hàng lãi suất ưu đãi để mua lúa gạo tạm trữ gần 1 triệu tấn.

Là nước xuất khẩu cà phê lớn, cà phê Việt Nam có mặt ở rất nhiều thị trường trên thế giới. Thế nhưng theo các chuyên gia, xuất khẩu cà phê vẫn chưa tương xứng với tiềm năng hiện có. Những chiến dịch marketing quảng bá cho thương hiệu cà phê Việt Nam cũng chưa được chú trọng đến.

Theo Cục Thống Kê năm 2011, Việt Nam đã xuất khẩu được 1,2 triệu tấn cà phê, thu về kim ngạch gần 2,7 tỷ USD, so với năm 2010, Việt Nam đã xuất khẩu được 1,1 triệu tấn cà phê, thu về kim ngạch gần 1,7 tỷ USD. Hiện Việt Nam tiếp tục là nước sản xuất và xuất khẩu cà phê lớn thứ hai trên thế giới chỉ sau Brazil. Dù không được mùa nhưng do được giá đã giúp cà phê đạt được thành tích xuất khẩu

lớn như vậy. Giá cà phê xuất khẩu năm 2011 đạt bình quân 2.250 USD/tấn, so với năm 2010 đạt bình quân 1.503 USD/tấn, và so với 1.462 USD/tấn của năm 2009.

2.2.2 Sản lượng, kim ngạch và giá cả xuất khẩu:

Bảng 2.4: Sản lượng, Xuất khẩu và Kim ngạch xuất khẩu cà phê của Việt Nam

từ vụ mùa 2004/2005- 2010/2011: VỤ MÙA 04/05 05/06 06/07 07/08 08/09 09/10 10/11 Sản lượng(MT) 830,520 1,160,400 988,020 1,110,000 1,092,000 1,110,000 1,123,500 Xuất khẩu(MT) 834,082 1,085,000 946,440 1,043,160 1,023,060 1,100,000 1,200,000 Kim ngạch(nghìn USD) 612,155 1,614,000 1,447,100 2,111,000 1,496,000 1,653,300 2,700,000 Giá bình quân(USD/MT) 734 1,488 1,529 2,023 1,462 1,503 2,250 Nguồn: ICO Sản lượng xuất khẩu cà phê sẽ phụ thuộc vào nguồn cung mà nguồn cung thì phụ thuộc vào lượng cà phê tồn kho từ các năm trước và sản lượng cà phê được sản xuất ra ở hiện tại. Vì vậy, nếu xem xét riêng từng vụ mùa thì có những vụ mùa sản lượng xuất khẩu không tương ứng với sản lượng thu hoạch. Lượng tồn kho ở Việt Nam phát sinh một cách tự phát vì nhà sản xuất thường giữ hàng theo sự tính tốn riêng của từng tổ chức hoặc cá nhân nhằm chờ tăng giá, trừ khi thời gian chờ tăng giá quá lâu hoặc có nhu cầu về vốn nên họ phải bán ra. Do vậy, có thời điểm hàng của vụ trước vẫn được bán ở vụ sau mặc dù các thương nhân nước ngồi ln quy định chỉ mua hàng vụ mới mà thôi.

Trong giai đoạn vừa qua, sản lượng xuất khẩu tăng giảm thất thường, còn tổng kim ngạch xuất khẩu thì có xu hướng tăng dần vào cuối giai đoạn do giá bán tăng. Các doanh nghiệp nên tập trung vào việc mua trực tiếp từ người trồng cà phê thay vì qua trung gian để đảm bảo một nguồn cung cấp bền vững.

Giá cà phê trong giai đoạn vừa qua cũng có sự biến động lớn. Phần lớn thị trường cà phê nội địa theo sát giá chào trên thị trường quốc tế. Mỗi biến động đáng kế của giá cà phê quốc tế sẽ ảnh hưởng đến giá nông dân bán cà phê và giá người mua phải trả. Giá cả cà phê là nhân tố khó dự báo chính xác và ln đưa đến rủi ro rất cao. Giá cả do những người tham gia thị trường dựa vào các yếu tố từ môi trường tự nhiên, xã hội… tạo ra. Giá cà phê được quyết định trực tiếp từ giá thế giới và biến động từng ngày, từng giờ và thậm chí từng phút, từng giây. Có những niên vụ cà phê như năm 2005-2006 và 2008-2009 được xem là được mùa nhưng kim ngạch xuất khẩu lại không cao do giá cà phê giảm. Có thể các nhà xuất khẩu cà phê nghĩ lý do giá cà phê giảm là do khủng hoảng tài chính-kinh tế tồn cầu tác động làm cho giá giảm, nhưng nguyên nhân chính là do ngành cà phê trong nước cịn bộc lộ nhiều yếu kém khi thị trường có biến động. Vào đầu vụ, doanh nghiệp mua của nông dân rồi ồ ạt xuất khẩu nên không giữ được giá, và các nhà nhập khẩu nước ngoài cũng thừa khôn ngoan để biết doanh nghiệp Việt Nam có thói quen cố hữu này để ép giá. Niên vụ cà phê năm 2007-2008 và 2010-2011 được xem là được mùa và được cả giá do giá cà phê biến động mạnh theo xu hướng tăng. Nguyên nhân là do Brazil, nước có sản lượng cà phê lớn thứ nhất trên thế giới, bị dự báo là sản lượng giảm do ảnh hưởng của sương giá sương muối và chính phủ Việt Nam quyết định cho tạm trữ 200.0000-300.000 tấn cà phê để đẩy giá tăng, nên thị trường cà phê thế giới điều chỉnh ngay. Qua đó, cho ta thấy giá cà phê ln biến động, và khó lường trước, chính vì thế, các nhà xuất khẩu cà phê phải luôn thận trọng và có biện pháp phịng ngừa rủi ro để duy trì lợi nhuận trong kinh doanh và tránh thua lỗ.

Biểu đồ 2.4: Biểu đồ minh họa sản lượng và xuất khẩu cà phê Việt Nam từ 2004- 2011 (Đơn vị tính: Tấn)

Nguồn: ICO

2.2.3 Thị trường xuất khẩu:

Cùng với sự mở cửa phát triển kinh tế của đất nước, thị trường của cà phê xuất khẩu Việt Nam cũng được mở rộng. Theo VICOFA, tính đến năm 2011 cà phê Việt Nam đã xuất khẩu sang khoảng 90 nước và vùng lãnh thổ trên thế giới. Nhưng thị trường chính của cà phê xuất khẩu Việt Nam tập chung chủ yếu vào mười thị trường chính. Trong đó EU là thị trường lớn nhất của cà phê Việt Nam, sau đó là Hoa Kỳ và các nước Châu Á.

Trong mười thị trường chính của cà phê xuất khẩu Việt Nam thì các nước Châu Âu chiếm tỷ trọng cao nhất và ổn định nhất, trong đó Đức là thị trường lớn nhất của cà phê Việt Nam. Thị trường này chiếm từ 14- 16% thị phần cà phê xuất khẩu Việt Nam mỗi năm. Thị trường Bắc Mỹ thì cà phê của Việt Nam chủ yếu xuất khẩu vào thị trường Hoa Kỳ, đây cũng là thị trường lớn thứ hai của cà phê Việt Nam, với tỷ trọng chiếm từ 11-15% mỗi năm. Các thị trường khác của cà phê xuất khẩu Việt Nam là thị trường các nước Châu Á. Tuy nhiên các thị trường này có mức ổn định khơng cao.

2.2.4 Hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp xuất khẩu:

Theo Cục Thống Kê, trong năm 2011 cà phê Việt Nam xuất khẩu đạt gần 2.7 tỷ USD, nhưng nhiều doanh nghiệp cà phê vẫn chưa được lợi nhuận cao, thậm chí thua lỗ, đây là bài học nghịch lý cho ngành cà phê Việt Nam. Lý giải nguyên nhân này, VICOFA cho rằng do nhiều doanh nghiệp đã bán cà phê với phương thức”trừ lùi” (*). Đặc điểm của phương thức này là giá thực thu của doanh nghiệp phụ thuộc vào diễn biến của thị trường và thời điểm chốt giá. Tuy nhiên, lợi thế của phương thức này là doanh nghiệp có thể được lợi cao hơn nếu diễn biến của thị trường thuận lợi ở thời điểm chốt giá. Theo phương thức này thì người mua và người bán thoả thuận một mức trừ lùi cố định ở một tháng giao dịch nào đó ở thị trường cà phê LIFFE hoặc NYBOT và sau đó người bán sẽ tính tốn và u cầu chốt giá để xác định mức giá chính thức của hợp đồng. Mức giá chính thức này bằng giá chốt trừ đi mức trừ lùi đã thoả thuận. Cịn việc giao hàng thì có thể trước hoặc sau khi chốt giá theo qui định của hợp đồng. Chúng ta cùng nghiên cứu một kịch bản ví dụ với những chi tiết như sau :

- Trong thời điểm khoảng tháng 8 hay 9/2010, có một số doanh nghiệp bán giao hàng tháng 11/2010 với giá trừ lùi 120USD/tấn, vì họ nhận định rằng đến tháng 11 này là bắt đầu vào thu hoạch của cà phê Việt Nam cho nên giá có khả năng giảm.

- Bắt nguồn từ suy nghĩ giá sẽ giảm trong tháng 11 cho nên đã có một số doanh nghiệp chốt giá trong những thời điểm trước đó, ví dụ họ đã chốt giá $1.600– 120 = $1.480/tấn.

Trong thời gian qua chúng ta đã chứng kiến giá khi tăng khi giảm, nhưng giảm thì một bước mà tăng thì hai ba bước. Và đến hơm nay những doanh nghiệp đó bắt đầu đến thời hạn giao cho nên phải mua hàng vào.

Đến tháng 11/2010, giá cá phê tăng đến $1.760/tấn, có nghĩa là đang lỗ khoảng $280/tấn. Khơng những thế, họ cịn gặp một khó khăn thứ hai là sẽ khó mua được hàng từ nơng dân vào thời điểm này, vì người dân có xu hướng giữ hàng lại

khi thấy giá tăng. Ở trong hồn cảnh này thì họ có nguy cơ thua lỗ nặng, thậm chí bị đối tác kiện vì khơng có hàng giao theo hợp đồng.

Vì hàng hóa của Việt Nam chưa thật sự đảm bảo chất lượng, cà phê thu hoạch cũng chưa đạt độ chuẩn, phương thức giao hàng còn chậm so với thời gian…nên các doanh nghiệp nước ngồi dùng đó đế ép các doanh nghiệp Việt Nam. Đồng thời các doanh nghiệp Việt Nam cũng cần vốn để hoạt động kinh doanh, dùng phương pháp”trừ lùi” để có được hợp đồng vay vốn ngân hàng.

Kinh nghiệm tại thị trường Việt Nam trong những năm qua cho thấy, có nhiều doanh nghiệp cà phê kinh doanh hiệu quả trong suốt một thời gian dài, nhưng chỉ một mùa vụ rớt giá mạnh đã phải chấp nhận phá sản. Nguyên nhân là do có nhiều doanh nghiệp chưa có người chun lo về quản lý rủi ro, tính toán và dự báo biến động của thị trường, biến động của lãi suất, tỷ giá và giá cả để xử lý, chuyên lo về tài chính trong hoạt động kinh doanh. Các doanh nghiệp Việt Nam vẫn làm theo lối kinh doanh truyền thống, khi nào cần thì mua, khi nào có nhu cầu thì bán. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp cịn thờ ơ với các cơng cụ phịng ngừa rủi ro biến động giá hoặc có sử dụng nhưng chưa đạt hiệu quả.

2.3 Các nhân tố ảnh hưởng tới giá cà phê:

Qua quá trình nghiên cứu thực tế và khảo sát ở 35 doanh nghiệp cà phê, kết quả nghiên cứu được tác giả minh họa ở phụ lục 12, giá cà phê Việt Nam chịu ảnh hưởng rất nhiều vào giá cà phê thế giới. Sự biến động giá cả do tác động tổng hợp của rất nhiều nhân tố. Ngoài ảnh hưởng từ nguồn cung còn do tác động của những nhân tố trong kinh doanh như thông tin thị trường, thời điểm mua vào bán ra, và sự cạnh tranh khốc liệt của các nhà đầu tư trên thế giới… Trong đó ngun nhân chính gây ra biến động giá của sản phẩm cà phê trên thị trường đó là do các quỹ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao hiệu quả phòng ngừa rủi ro biến động giá cà phê ở việt nam bằng hợp đồng giao sau , luận văn thạc sĩ (Trang 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)