Đơn vị cung cấp giao dịch hợp đồng giao sau cho các doanh nghiệp cà phê

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao hiệu quả phòng ngừa rủi ro biến động giá cà phê ở việt nam bằng hợp đồng giao sau , luận văn thạc sĩ (Trang 62 - 65)

6. Kết cấu đề tài

2.5 Thực trạng sử dụng hợp đồng giao sau cà phê ở Việt Nam

2.5.2 Đơn vị cung cấp giao dịch hợp đồng giao sau cho các doanh nghiệp cà phê

cà phê Việt Nam:

Việt Nam là một cường quốc xuất khẩu cà phê, nhưng cà phê Việt Nam khơng có thương hiệu. Vì vậy ngành cà phê Việt Nam càng phát triển, sản lượng càng nhiều thì cà phê trên thế giới càng bị dư thừa, hậu quả là cà phê Việt Nam phải bán phá giá, dẫn đến thua lỗ cho cả người kinh doanh và người sản xuất.

Theo nhận định của Hiệp hội cà phê, ca cao Việt Nam VICOFA, vì thiếu một chỗ đứng ổn định trên thị trường thế giới, khơng có các hợp đồng mua bán dài hạn, nên các tổ chức kinh doanh xuất khẩu khơng tiên liệu được chính xác nhu cầu của thị trường và chiều hướng biến động giá…do đó khơng định hướng được sản xuất. Người sản xuất chỉ biết sản xuất, không biết được khả năng tiêu thụ. Người kinh doanh đến mùa vụ chỉ biết thu mua, không biết sẽ bán được bao nhiêu, với giá nào…Tình trạng bị động về tiêu thụ, may rủi về giá là đặc điểm cơ bản của sản xuất - kinh doanh ngành cà phê Việt Nam.

Ở trong nước, các tổ chức sản xuất - kinh doanh xuất khẩu không chủ

động được nguồn hàng, không chủ động được vốn. Thường xảy ra tình trạng cạnh

tranh, ép giá, chiếm dụng vốn lẫn nhau, thậm chí có cả lừa đảo, gây thất thoát tài sản và thua lỗ cho các doanh nghiệp, cho các hộ kinh doanh và người sản xuất. Các cơ quan quản lý nhà nước khơng kiểm sốt được thị trường.

Do vậy việc triển khai chính sách khuyến khích tiêu thụ nơng sản hàng hoá qua hợp đồng bước đầu giúp cho doanh nghiệp và bà con nông dân làm quen dần với hình thức sản xuất và tiêu thụ hiện đại. Tuy nhiên, trong xu thế hội nhập ngày nay nhu cầu bức thiết là cần có các cơng cụ phòng ngừa rủi ro cho các doanh nghiệp trong nước và tạo sự ổn định về giá nguyên liệu giúp cho thu nhập của người nông dân được ổn định và cải thiện trong bối cảnh thị trường có nhiêu biến động về tỷ giá, lãi suất cũng như giá cả hàng hoá.

Để đáp ứng nhu cầu đó, Techcombank là ngân hàng đầu tiên đã được cấp phép ngày 26/11/2004 thực hiện những giao dịch trung gian đưa các doanh nghiệp đến gần với thị trường giao sau thế giới. Techcombank phối hợp với Công ty Refco ( Singapore) Pte. Ltd, một công ty con của Tập đoàn tài chính Refco Ltd. LLC., bắt đầu thực hiện môi giới giao dịch hợp đồng giao sau về cà phê Robusta trên sàn giao dịch LIFFEvà cà phê Arabica trên thị trường NYBOT. Tháng 5/2006, Ngân hàng Nhà nước cho phép Ngân hàng BIDV phối hợp Công ty Natexis Commodity Markets (trụ sở tại Singapore) thực hiện nghiệp vụ giao dịch giao sau. Tháng 7/2006, ATB được thành lập trên cơ sở góp vốn của ba cổ đông là: Công

ty Đầu tư Thương mại Hiệp Phúc, Công ty Trách nhiệm hữu hạn và Tư vấn Ánh

Sáng và Công ty Trách nhiệm hữu hạn Chứng khoán Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam. ATB phối hợp với Công ty Marex Carlton Ltd. (trụ sở tại Singapore), thực hiện giao dịch hợp đồng giao sau. Ngân hàng nhà nước chỉ cho phép Techcombank, BIDV và ATB thực hiện mơi giới cho tổ chức có pháp nhân, cịn cá nhân khơng được tham gia.

Chủ thể tham gia giao dịch:

- Các doanh nghiệp sản xuất, chế biến, xuất khẩu cà phê có ký hợp đồng

với người mơi giới ở Việt Nam với vai trò thương nhân mua bán.

- Techcombank, BIDV và ATB với vai trò trung gian nhận tiền ký quỹ

và thanh toán cho các nhà môi giới trên LIFFE và NYBOT.

- Refco, Marex và Natexis là nhà môi giới với tư cách là thành viên

của LIFFE và NYBOT.

Theo kết quả nghiên cứu của tác giả ( được minh hoạ trong phụ lục 12 ), đa phần các doanh nghiệp thực hiện giao dịch giao sau qua Techcombank. Techcombank giao dịch 24/24 giờ, với đội ngũ giao dịch viên được đào tạo chuyên nghiệp, am hiểu thị trường. Techcombank có hệ thống giao dịch điện tử, giao dịch trực tiếp với các sàn trên thế giới. Techcombank có quan hệ cộng tác cùng các nhà môi giới tại sàn giao dịch, đáp ứng được mọi nhu cầu giao dịch của khách hàng. Ngân hàng cũng có hệ thống xử lý giao sau tự động cùng với bộ phận hỗ trợ

chuyên nghiệp, nhiệt tình đáp ứng yêu cầu quản lý chặt chẽ của các sàn giao dịch, và an toàn cho tài khoản giao dịch của khách hàng.

Việc tham gia giao dịch với ngân hàng Techcombank rất đơn giản và dễ dàng, các doanh nghiêp chỉ cần mở tài khoản tại ngân hàng là có thể giao dịch trực tiếp, ngồi ra Techcombank cũng cung cấp các thơng tin và phân tích thị trưòng đến khách hàng. Ngoài giao sau cà phê ngân hàng còn cung cấp hợp đồng giao sau cho các loại nông sản như hồ tiêu, gạo, vàng…

Thông thường, các doanh nghiệp xuất khẩu cà phê thường phải bán hàng theo cách chốt giá giao sau và trừ lùi từ giá giao dịch trên sàn, giá chính thức chỉ được cố định sớm nhất một tháng trước khi giao hàng, thậm chí có trường hợp sau khi giao hàng. Nếu có biến động bất lợi, nhiều doanh nghiệp phải chấp nhận lỗ do bán với giá thấp hơn giá mua, tất cả đều phụ thuộc vào đối tác nước ngồi. Việc hình thành giao dịch giao sau với ngân hàng, cho phép các doanh nghiệp chủ động trong việc chốt giá các hợp đồng giao hàng của mình. Techcombank hiện nay cung cấp dịch vụ theo giờ giao dịch quốc tế của sàn LIFFE và sàn NYBOT. Doanh nghiệp đầu tiên tham gia hợp đồng giao sau với Techcombank là Công Ty Xuất Nhập Khẩu Đaklak ( Inexim Daklak ). Sau một năm Inexim Daklak đã đặt lệnh mua bán hơn 8000 lot. Qua việc giao dịch này, công ty nắm được giá cả quy luật lên xuống của cà phê, linh hoạt đặt giá nên hạn chế rủi ro khi giá cà phê biến động mạnh, đồng thời cũng chủ động được trong nguồn hàng trong trường hợp khan hiếm. Sau Inexim Daklak rất nhiều các doanh nghiệp cũng đã ký hợp đồng giao dịch với Ngân hàng. Số lượng doanh nghiệp tham gia LIFFE chủ yếu tập trung ở Daklak, Gia Lai, Bình Dương, thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội. Doanh nghiệp xuất nhập khẩu trực tiếp chiếm 40%, còn lại là đại lý thu mua, chế biến cà phê. Năm 2005 Techcombank cung cấp dịch vụ cho 33 doanh nghiệp trong đó có 11 doanh nghiệp nhà nước và 22 doanh nghiệp tư nhân chủ yếu giao dịch trên sàn LIFFE. Tổng số lượng giao dịch trên 70.000 lot tức khoảng 350.000 tấn cà phê nhân(18). Hợp đồng giao sau đã được sử dụng như một

cơng cụ phịng chống rủi ro về đột biến giá cả và xác định giá thị trường thực tế. Không những vậy nó cịn mang lại lợi ích cho người trồng cà phê.

Quy trình tham gia hợp đồng giao sau qua Ngân hàng Techcombank được tác giả minh họa chi tiết ở phụ lục 6.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao hiệu quả phòng ngừa rủi ro biến động giá cà phê ở việt nam bằng hợp đồng giao sau , luận văn thạc sĩ (Trang 62 - 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)