Giới thiệu Trung tâm giao dịch cà phê Buôn Ma Thuột(BCEC)

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao hiệu quả phòng ngừa rủi ro biến động giá cà phê ở việt nam bằng hợp đồng giao sau , luận văn thạc sĩ (Trang 65)

6. Kết cấu đề tài

2.5 Thực trạng sử dụng hợp đồng giao sau cà phê ở Việt Nam

2.5.3 Giới thiệu Trung tâm giao dịch cà phê Buôn Ma Thuột(BCEC)

2.5.3.1 Lý do thành lập:

Hoạt động sản xuất, kinh doanh, xuất khẩu cà phê trong những năm qua đã có tác dụng tích cực thúc đẩy mạnh mẽ sự phát triển ngành cà phê Việt Nam, đã góp phần quan trọng vào tốc độ phát triển chung của nền kinh tế. Nhưng trong sự phát triển tự phát, ào ạt của ngành cà phê vừa qua đã chứa đựng nhiều yếu tố rủi ro, ảnh hưởng không nhỏ đến sự phát triển bền vững của ngành cà phê Việt Nam

Thêm vào đó, các đơn vị xuất khẩu khơng dự báo chính xác nhu cầu của thị trường, chiều hướng biến động giá, cũng không chủ động được nguồn hàng, vốn thu mua, thường xảy ra tình trạng cạnh tranh, ép giá, chiếm dụng vốn lẫn nhau. Các cơ quan quản lý nhà nước thì khơng kiểm soát được thị trường. Ngoài ra, hiện nay đang nổi lên việc buôn bán cà phê qua mạng, giao dịch trên thị trường London(LIFFE), New York(NYBOT) thông qua những nhà môi giới, dùng giao dịch giao sau không phải như một cơng cụ phịng chống rủi ro. Điều này dẫn đến sự thiếu lành mạnh trong kinh doanh, khiến cho thị trường cà phê càng thêm phức tạp, khó quản lý, kiểm sốt.

Thành lập thị trường mua bán giao sau là một bước tiến rất quan trọng để đẩy mạnh sự phát triển của thị trường giao sau ở Việt Nam, có một trung tâm chính thức điều hành mọi hoạt động từ thu mua đến làm trung gian thực hiện việc thanh toán hàng ngày và đảm bảo việc thực hiện nghĩa vụ của mỗi bên hợp đồng. Các doanh nghiệp Việt Nam khi đó sẽ được nâng lên một vị thế mới nên có điều kiện thuận lợi hơn trong việc tham gia thực hiện hợp đồng giao sau với đối tác nước ngoài.

Trung tâm giao dịch cà phê Buôn Ma Thuột ra đời nhằm thiết lập một thị trường giao dịch đấu giá tập trung, công khai cho các tổ chức sản xuất, kinh doanh, chế biến, tiêu thụ cà phê trong nước và quốc tế. Trên cơ sở đó tăng cường sự quản lý của Nhà nước, xây dựng thương hiệu cho cà phê Việt Nam, gắn kết sản xuất với thị trường, khắc phục những hạn chế trong hoạt động kinh doanh xuất khẩu truyền thống.

Chính vì những nguyên nhân trên mà trong thời gian qua chúng ta đã chuẩn bị những bước quan trọng để thiết lập một thị trường giao dịch đấu giá tập trung, công khai cho các tổ chức sản xuất, kinh doanh, chế biến, tiêu thụ cà phê trong nước và quốc tế.

Nghị định 43/2006/NĐ - CP ngày 25 tháng 4 năm 2006 của Chính phủ thành lập Trung tâm giao dịch cà phê Buôn Ma Thuột(The Buon Ma Thuot Coffee Exchange Center - BCEC).( chi tiết xem phụ lục 7).

Địa chỉ: 153 Nguyễn Chí Thanh – TP. Buôn Ma Thuột – Tỉnh ĐắkLắk

Điện thoại:(+84500) 3877397 – 3877333 – 3877444 Fax:(+84500) 3877474.

Trung tâm giao dịch cà phê Buôn Ma Thuột vừa là thị trường sơ cấp, vừa là thị trường thứ cấp. Ở thị trường sơ cấp, những giao dịch mua bán sản phẩm của người sản xuất lần đầu tiên được đưa vào giao dịch, hình thành hợp đồng nguyên thủy. Đối với thị trường thứ cấp(dành riêng cho giao dịch giao sau), những giao dịch có thể mua bán lại quyền mua từ hợp đồng nguyên thủy (bên mua bán lại hợp đồng cho người khác). Nghĩa là Trung tâm giao dịch cà phê Buôn Ma Thuột phục vụ cho cả người sản xuất và người kinh doanh, tiêu thụ.

2.5.3.2 Quy trình giao dịch:

Các tổ chức thành viên: Khi có nhu cầu mua bán, tự động nhập lệnh vào

máy của hệ thống giao dịch, chuyển lệnh tới người giao dịch tại sàn, người giao dịch tại sàn chuyển lệnh vào máy chủ. Những tổ chức khơng có người giao dịch

tại sàn, lệnh được chuyển thẳng vào máy chủ. Người giao dịch tại sàn có thể tự mình ra lệnh, nếu được sự uỷ thác của công ty của họ.

Các tổ chức không thành viên: Trước hết phải ký với một công ty môi

giới thành viên hợp đồng uỷ thác giao dịch mua bán cà phê và mở một tài khoản giao dịch tại một ngân hàng thương mại. Khi có nhu cầu giao dịch, tổ chức không thành viên ra lệnh cho công ty môi giới của mình. Cơng ty mơi giới khi nhận được lệnh mua/bán của khách hàng phải thực hiện việc xác minh khả năng thanh toán của lệnh.

Những lệnh hợp lệ, được chuyển đến cho người giao dịch tại sàn, người giao dịch tại sàn đưa lệnh vào máy chủ của thị trường giao dịch. Những công ty môi giới khơng có người giao dịch tại sàn, lệnh được chuyển thẳng vào máy chủ. Lệnh giao dịch: Các chủ thể tham gia giao dịch có thể ra lệnh bằng: phiếu lệnh, điện thoại, fax, telex, hoặc Email.

Trung tâm giao dịch chỉ nhận lệnh trong thời gian giao dịch của phiên giao dịch; lệnh chỉ có giá trị trong phiên giao dịch( lệnh không được bảo lưu đến phiên giao dịch sau).

Tuy nhiên do một số nguyên nhân về công tác chuẩn bị cơ sở vật chất và các phương tiện kỹ thuật chưa hoàn thiện nên trung tâm chỉ bắt đầu hoạt

động vào đầu vụ cà phê 2008-2009 tha y vì 2006.

Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của trung tâm giao dịch Cà phê Buôn Ma Thuột(minh họa chi tiết trong phụ lục 8)

2.5.3.3 Lợi ích của việc giao dịch cà phê tại Trung tâm giao dịch cà phê Buôn Ma Thuột: Bn Ma Thuột:

• Giá của mặt hàng cà phê do chính các nhà kinh doanh trong nước xác lập, giảm thiểu sự ảnh hưởng của các yếu tố biến động giá cả bên ngồi.

• Sử dụng đồng tiền Việt Nam để giao dịch và ký quỹ sẽ hạn chế được rủi ro biến động tỷ giá cũng như giảm nhu cầu ngoại tệ trong giao dịch.

• Thủ tục và việc giao, nhận hàng hóa sẽ đơn giản, nhanh chóng, thuận tiện tại hệ thống kho của BCEC (thủ tục kho bãi, kiểm định chất lượng mẫu, lưu kho, rút hàng ra khỏi kho,…).

• Hệ thống chế tài tuân thủ luật pháp Việt Nam dễ hiểu cho nhà đầu tư kinh doanh Việt Nam.

• Tất cả các giao dịch đều được thể hiện bằng tiếng Việt, thuận tiện cho các nhà đầu tư kinh doanh tham gia.

• Cà phê giao đến kho, được cấp chứng thư gửi kho và sẵn sàng giao dịch ngay trong ngày.

• Khơng gặp khó khăn về vấn đề hải quan. Cà phê được lưu kho tại BCEC và người mua sẽ lo mọi thủ tục xuất khẩu như thường lệ.

• Cà phê chưa giao dịch có thể mang ra khỏi kho BCEC và bán ở nơi khác.

2.5.3.4 Thành tựu đạt được và những khó khăn vướng mắc của Trung tâm giao dịch cà phê Buôn Ma Thuột: tâm giao dịch cà phê Buôn Ma Thuột:

* Thành tựu:

Ngày 11 tháng 03 năm 2011, Trung tâm giao dịch cà phê Bn Ma Thuột (BCEC) chính thức đưa vào giao dịch sản phẩm cà phê giao sau đến tất cả các nhà kinh doanh cà phê, các nhà đầu tư tài chính trên cả nước. Trung tâm giao dịch cà phê Buôn Ma Thuột (BCEC) đã tổ chức đánh giá sơ kết tình hình hoạt động thí điểm giao dịch cà phê giao sau từ ngày khai trương đến giữa tháng 6/2012. Theo thống kê của BCEC, trong ba tháng đầu tiên triển khai thí điểm giao dịch cà phê giao sau, tổng giá trị giao dịch đạt gần 220 tỷ đồng, trung bình 5 tỷ đồng/phiên. Tổng số lượng khớp lệnh trên sàn là 2.197 lô (một lô tương ứng với 2 tấn). Trong 45 phiên giao dịch đầu tiên, trung bình mỗi phiên giao dịch chỉ có 56,5 tấn cà phê được giao dịch qua sàn (khối lượng giao hàng tối thiểu theo quy định hiện nay của BCEC là 18 tấn). Tất cả các trạng thái mở của những hợp đồng giao sau đều được tất toán vào cuối phiên giao dịch của ngày giao dịch cuối cùng trong tháng và không phát sinh hoạt động giao nhận hàng, cũng như có bất kỳ trạng thái mở nào rơi vào mức bị xử lý theo quy định của BCEC.

Bảng 2.11: Thống kê giao dịch hợp đồng giao sau cà phê tại Trung tâm giao dịch cà phê Buôn Ma Thuột từ tháng 3/2011 đến tháng 6/2012

Tháng Tổng khối lượng khớp (lô) Tổng giá trị khớp(1000VND) Tổng khối lượng hợp đồng mở 3/2011 684 64,967,160 0 4/2011 1074 104,154,800 0 5/2011 439 44,621,480 0 6/2011 940 94,167,640 0 7/2011 1175 112,472,140 0 8/2011 1126 107,733,480 0 9/2011 535 49,661,580 0 10/2011 347 29,112,380 0 11/2011 364 27,663,380 0 12/2011 86 6,704,800 0 1/2012 314 23,814,000 0 2/2012 361 27,745,900 0 3/2012 351 27,680,360 0 4/2012 351 27,680,360 0 5/2012 162 13,394,620 0 6/2012 220 18,287,000 0 Nguồn: BCEC

Biểu đồ 2.6: Biểu đồ minh họa khối lượng giao dịch hợp đồng giao sau cà phê và trị giá giao dịch tại Trung tâm giao dịch cà phê Buôn Ma Thuột từ tháng 3/2011

Nguồn: BCEC Người sản xuất từng bước làm quen với hoạt động mua bán qua sàn giao dịch của Trung tâm. Đội ngũ cán bộ làm việc tại BCEC từng bước nâng cao hiểu biết về công tác quản lý hoạt động sàn giao dịch cà phê thông qua công tác đào tạo, học tập kinh nghiệm sàn giao dịch của các quốc gia khác.

* Khó khăn:

Tính thanh khoản của sàn quá thấp. Kết quả giao dịch cho thấy điểm yếu lớn nhất của sàn nội: không phải khi muốn mua là có thể mua được ngay và khơng phải muốn bán là có thể thanh lý hợp đồng. Mỗi phiên, trung bình cả sàn chỉ có vài chục lệnh giao dịch, thậm chí nhiều mã hàng khơng có lệnh mua lẫn lệnh bán. Các nhà đầu tư có thể bỏ chút ít vốn vào để giao dịch thử thì ổn, nhưng đầu tư ở quy mơ lớn hơn có thể khơng tìm được người mua. Nguy cơ nhà đầu tư tài chính có thể trở thành nhà giao dịch cà phê thật sự là có thật.

Một trở ngại khác với phần đông nhà đầu tư là hiểu biết về sân chơi mới còn hạn chế. Không hiếm nhà đầu tư vẫn đánh đồng hợp đồng giao ngay với hợp đồng

giao sau, nên lo ngại phải giải quyết hàng hóa thật. Bên cạnh đó, theo một số nhà đầu tư, mạng lưới phân phối tiếp thị sản phẩm của BCEC khá hạn chế nên công tác tuyên truyền quảng bá cho sàn chưa đúng mức.

Một trong các khó khăn khiến hoạt động của sàn giao dịch cà phê chưa sôi động là sự bất cập về cơ chế và khả năng tài chính eo hẹp. BCEC đang đưa vào khai thác hợp đồng giao ngay và giao sau. Để có thể thu hút được các nhà sản xuất tham gia giao ngay thì hệ thống cơ sở vật chất của Trung tâm phải đồng bộ và sẵn sàng. Tuy nhiên, về mơ hình, hiện nay BCEC hoạt động phụ thuộc hoàn toàn vào ngân sách, nên việc đầu tư cơ sở hạ tầng đồng bộ và có chiều sâu chưa thể thực hiện được. Cũng do hoạt động phụ thuộc vào ngân sách nhà nước nên BCEC khó có điều kiện tuyển dụng các nhân sự giỏi, am tường lĩnh vực tài chính phái sinh. Chưa thể làm tốt công tác tuyên truyền và xây dựng cơ sở vật chất tương xứng với hoạt động, nên các nhà sản xuất giam gia các hợp đồng giao ngay qua Trung tâm còn thưa thớt. Đương nhiên, khi hoạt động giao dịch hàng hóa thật sự cịn kém sơi động thì cũng khó lịng thu hút được nhóm nhà sản xuất có nhu cầu bảo hiểm giá, nhóm nhà đầu tư tài chính… tham gia hợp đồng giao sau. Bên cạnh các khó khăn khách quan này, khái niệm các công cụ giao dịch phái sinh còn quá mới mẻ với đại đa số các nhà sản xuất cà phê tại Buôn Mê Thuột. Tháo gỡ sự bế tắc này chỉ có cách tuyên truyền, quảng bá, nhưng công việc cũng không thể thực hiện trong ngày một, ngày hai.

2.5.4 Đánh giá hiệu quả sử dụng hợp đồng giao sau cà phê tại Việt

Nam:

Hiện nay các doanh nghiệp đang gặp rất nhiều khó khăn trong việc hạn chế rủi ro do biến động giá. Các doanh nghiệp kinh doanh xuất khẩu cà phê có 2 phương thức bán hàng. Một là bán hàng giao ngay, có nghĩa là người mua và người bán chốt giá ngay tại thời điểm ký hợp đồng mua bán, mà không cần tính tốn giá cà phê sẽ diễn biến ra sao trong thời gian tiếp theo. Hai là ký hợp đồng giao hàng vài tháng sau đó, nhưng khơng chốt giá, mà vào thời điểm giao hàng mới chốt giá dựa vào giá giao dịch trên thị trường và trừ lùi một mức nhất định.

Như đã biết giá cà phê giao sau có 6 tháng đáo hạn là tháng 1, tháng 3, tháng 5, tháng 7, tháng 9 và tháng 11. Các doanh nghiệp ký hợp đồng xuất hàng cũng dựa trên giá cà phê thế giới để ấn định giá xuất bán. Nếu với mức giá mà công ty đã bù trừ được các khoản chi phí và tạo ra một khoản lợi nhuận đạt với giá trị kỳ vọng và sự phân tích hợp lý của doanh nghiệp thì khi đó họ sẽ chốt giá đấy.

Ngược lại, trong trường hợp giá cà phê giao ngay có những biết động bất lợi như đang trong đà lên nhẹ rồi bất ngờ giảm mạnh trong thời gian dài, để cắt lỗ các doanh nghiệp chốt giá ở mức thấp nhằm hạn chế khoản lỗ. Trong trường hợp này nếu cơng ty có bán giao sau cho lơ hàng này thì khoản lỗ sẽ được bù đắp bằng khoản lời qua hợp đồng mua giao sau bù trừ vị thế bán ban đầu.

Bảng 2.12: Thống kê giao dịch hợp đồng giao sau cà phê của các doanh nghiệp cà phê Việt Nam qua sàn LIFFE từ năm 2005-2011

Năm Khối lượng giao dịch(Tấn) Trị giá giao dịch(USD) Tổng sản lượng(Tấn) 2005 350,000 256,900 830,520 2006 283,000 421,104 1,160,400 2007 195,000 298,155 988,020 2008 146,000 295,358 1,110,000 2009 150,000 219,300 1,092,000 2010 160,000 240,480 1,110,000 2011 115,000 258,750 1,123,500 Nguồn: LIFFE

Biểu đồ 2.7: Biểu đồ minh họa khối lượng giao dịch hợp đồng giao sau cà phê

trên tổng sản lượng cà phê và trị giá giao dịch cà phê của Việt Nam tại sàn LIFFE từ năm 2005-2011

Như thống kê ở trên, nhìn chung việc sử dụng hợp đồng giao sau cà phê tại Việt Nam trong phòng ngừa rủi ro biến động giá chưa đáng kể so với quốc gia có sản lượng cà phê đứng hàng thứ hai trên thế giới, trên dưới 1 triệu tấn/năm. Tuy nhiên, với việc tham gia hợp đồng giao sau, về lý thuyết thì khoản lãi trên hợp đồng giao sau sẽ bù cho khoản lỗ trên hợp đồng giao ngay(hàng thật) và ngược lại. Đem lại sự phòng ngừa rủi ro trước sự biến động giá cũng như an toàn trong kinh doanh cho doanh nghiệp.

Nhưng thực tế, giá cả biến động rất thất thường. Nguyên nhân chủ yếu là do các quỹ đầu cơ trên thế giới có những tác động làm giá cả cà phê lúc tăng, lúc giảm với biên độ lớn. Sự biến động này đánh bật các doanh nghiệp có quy mơ nhỏ ra ngoài thị trường. Do vậy ở Việt Nam, vai trò bảo vệ của hợp đồng giao sau chưa đủ mạnh vì khơng dự báo được tình hình để ra quyết định đúng lúc và khơng có năng lực tài chính mạnh để có thể chịu lỗ khi tình hình bất lợi và thu lại lợi nhuận khi giá cà phê theo chiều hướng có lợi.

Thêm vào đó hợp đồng giao sau thường chốt giá trước khi đáo hạn. Giả sử giá cà phê giao sau trước ngày đáo hạn có nhiều biến động bất lợi và giá giao ngay biến động mạnh. Có thể xẩy ra khi basic âm mở rộng, hoặc basic dương thu hẹp thì khi đó rủi ro cho các doanh nghiệp xuất khẩu ở vị thế bán là không thể nào tránh khỏi. Đây chính là một điều rất thiệt cho các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam.

Ở Việt Nam hiện nay có nhiều doanh nghịêp tham gia trên thị trường giao sau với mục đích đầu cơ, việc làm này nếu thuận lợi sẽ có lợi nhuận tăng vọt nhưng rất mạo hiểm có thể đẩy công ty đến bờ vực phá sản rất nhanh. Sự nhận thức của các doanh nghiệp về hợp đồng giao sau còn rất mơ hồ. Họ không thấy được sự khác nhau giữa người tham gia với mục đích đầu cơ v à với mục đích quản trị rủi ro. Ví dụ, một doanh nghiệp ký hợp đồng xuất khẩu 100 tấn cà phê, giao hàng vào tháng 12, vào thời điểm đó họ chỉ có trong tay 10 tấn, cịn thiếu 90

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao hiệu quả phòng ngừa rủi ro biến động giá cà phê ở việt nam bằng hợp đồng giao sau , luận văn thạc sĩ (Trang 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)