Quy trình giao dịch

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao hiệu quả phòng ngừa rủi ro biến động giá cà phê ở việt nam bằng hợp đồng giao sau , luận văn thạc sĩ (Trang 66 - 67)

6. Kết cấu đề tài

2.5 Thực trạng sử dụng hợp đồng giao sau cà phê ở Việt Nam

2.5.3.2 Quy trình giao dịch

Các tổ chức thành viên: Khi có nhu cầu mua bán, tự động nhập lệnh vào

máy của hệ thống giao dịch, chuyển lệnh tới người giao dịch tại sàn, người giao dịch tại sàn chuyển lệnh vào máy chủ. Những tổ chức khơng có người giao dịch

tại sàn, lệnh được chuyển thẳng vào máy chủ. Người giao dịch tại sàn có thể tự mình ra lệnh, nếu được sự uỷ thác của công ty của họ.

Các tổ chức không thành viên: Trước hết phải ký với một công ty môi

giới thành viên hợp đồng uỷ thác giao dịch mua bán cà phê và mở một tài khoản giao dịch tại một ngân hàng thương mại. Khi có nhu cầu giao dịch, tổ chức không thành viên ra lệnh cho công ty môi giới của mình. Cơng ty mơi giới khi nhận được lệnh mua/bán của khách hàng phải thực hiện việc xác minh khả năng thanh toán của lệnh.

Những lệnh hợp lệ, được chuyển đến cho người giao dịch tại sàn, người giao dịch tại sàn đưa lệnh vào máy chủ của thị trường giao dịch. Những công ty môi giới khơng có người giao dịch tại sàn, lệnh được chuyển thẳng vào máy chủ. Lệnh giao dịch: Các chủ thể tham gia giao dịch có thể ra lệnh bằng: phiếu lệnh, điện thoại, fax, telex, hoặc Email.

Trung tâm giao dịch chỉ nhận lệnh trong thời gian giao dịch của phiên giao dịch; lệnh chỉ có giá trị trong phiên giao dịch( lệnh không được bảo lưu đến phiên giao dịch sau).

Tuy nhiên do một số nguyên nhân về công tác chuẩn bị cơ sở vật chất và các phương tiện kỹ thuật chưa hoàn thiện nên trung tâm chỉ bắt đầu hoạt

động vào đầu vụ cà phê 2008-2009 tha y vì 2006.

Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của trung tâm giao dịch Cà phê Buôn Ma Thuột(minh họa chi tiết trong phụ lục 8)

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao hiệu quả phòng ngừa rủi ro biến động giá cà phê ở việt nam bằng hợp đồng giao sau , luận văn thạc sĩ (Trang 66 - 67)